Bạn thường nghe củ sâm đất được quảng cáo với rất nhiều công dụng nhưng chưa hiểu rõ thông tin về loại củ này. Hôm nay, cùng khoeplus24h.vn để tìm hiểu về loại củ này cũng như tác dụng của chúng nhé!
Củ sâm đất là gì?
Sâm đất là một loài cây thảo mộc mọc hoang dã, thân đứng và lá tỏa ra sát đất. Bên ngoài nhẵn, các nhánh mọc ở phía dưới. Rễ có màu vàng nhạt và phát triển thành củ.
Lá sâm đất có hình dạng trái xoan (hay trứng ngược), mọc so le với nhau. Gốc lá thót lại tạo thành cuốn. Mỗi lá có chiều dài khoảng từ 5-7cm, chiều rộng 2-4cm. Cả hai mặt lá đều có màu xanh bóng, phiến dày và mép hơi lượn sóng.
Hoa sâm đất nhỏ, màu hồng thường mọc ở ngọn hoặc các nhánh. Hoa phát triển thành quả màu nâu chín, mọng nước.
Tác dụng của sâm đất đối với sức khỏe
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Củ sâm đất có tác dụng chống tăng đường huyết. Trong củ có chứa thành phần fructooligosaccharides giúp cơ thể không hấp thụ đường đơn, giảm hàm lượng glucose trong gan, tăng khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể.
Vì thế, sâm đất là một thực phẩm rất cần thiết cho những người đã mắc bệnh tiểu đường hoặc những người được bác sĩ chuẩn đoán có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? Gợi ý 14 loại rau cho người tiểu đường
Giúp điều hòa huyết áp
Trong sâm đất có chứa một lượng kali lớn giúp điều hòa nhịp tim, thư giãn các mạch máu và giúp hệ tim mạch làm việc tốt hơn. Từ đó hạn chế được nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến đột quỵ và đau tim.
Ngoài ra, kali trong sâm đất còn giúp cân bằng chất lỏng ở các mô và cân bằng natri ở các tế bào trong cơ thể.
Giúp kiểm soát lượng cholesterol
Sâm đất có chứa các thành phần giúp kiểm soát lượng cholesterol. Sử dụng sâm đất không những làm giảm lượng chất béo trung tính mà còn hạ lipoprotein trong cơ thể xuống mức thấp.
Ngoài ra, fructooligosaccharides có trong sâm đất còn làm giảm hàm lượng lipid trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ tích tụ cholesterol xấu. Từ đó hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh về tim, đặc biệt là bệnh tim mạch vành.
Xem thêm: Cholesterol là gì? Nhóm thực phẩm giàu cholesterol tốt và xấu cần biết
Hỗ trợ giảm cân
Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng sâm đất có tác dụng thúc đẩy việc giảm cân. Ăn sâm đất sẽ khiến bạn có cảm giác no lâu hơn, giúp cơ thể tiêu thụ ít hơn các thức ăn khác. Sâm đất không chứa tinh bột và cung cấp một lượng calo thấp cho cơ thể.
Hỗ trợ tiêu hóa
Sâm đất có chứa prebiotic giúp kích thích sự phát triển của hệ vi sinh trong cơ thể, tăng khả năng hấp thụ tối đa các khoáng chất và vitamin cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, loại củ này còn có tác dụng làm giảm các chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như: đầy hơi, táo bón, ung thư ruột kết và viêm loét dạ dày.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng chiết xuất của cây sâm đất có các thành phần như: Fructooligosaccharides chuyển hóa thành carbohydrate dự trữ, polyphenol.
Các thành phần này giúp giảm lượng natri trong máu, giảm chứng hạ đường huyết, chống oxy hóa trong cơ thể.
Nhờ đó sức khỏe tim mạch được củng cố, hệ điều hành tim mạch làm việc tốt hơn cũng nhu ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim.
Giúp xương chắc khỏe
Trong sâm đất có chứa thành phần fructooligosaccharides làm tăng khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể, cung cấp các khoáng chất thiết yếu như magie, canxi, photpho giúp xương chắc khỏe.
Chính vì vậy mà sâm đất có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương.
Hỗ trợ tăng cường testosterol
Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng sâm đất có các thành phần giúp tăng hàm lượng testosterol trong cơ thể một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị bệnh vô sinh và chứng suy sinh dục phát triển muộn ở nam giới.
Phòng ngừa ung thư
Củ sâm đất chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, đặc biệt là pectin – có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, vitamin trong củ sâm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chống oxy hóa, hỗ trợ kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Củ sâm đất chứa nhiều vitamin A, C và khoáng chất, giúp tăng tốc quá trình phục hồi cơ thể, giảm căng thẳng và suy nhược. Ngoài ra, thành phần adaptogenic có trong củ sâm cũng giúp cơ thể thích nghi với mệt mỏi do làm việc quá sức, cung cấp năng lượng giúp cho cơ thể thêm khỏe mạnh.
Lưu ý: Tuy mang nhiều công dụng nhưng sâm đất chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
Cách ăn củ sâm đất
Củ sâm đất sau khi gọt vỏ được chế biến thành các dạng như: Nước, bột, chất ngọt dạng siro hoặc trà. Phần củ này còn có thể làm nước ép trái cây hoặc sấy khô để làm dưa chua lên men mang rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Phần thân rễ và thân cây thường được chế biến thành các món rau. Phần lá sau khi phơi khô được dùng làm trà pha uống có vị thơm và đắng nhẹ.
Gợi ý 3 món ăn chế biến từ củ sâm đất
Canh sâm đất hầm xương
Canh sâm đất hầm xương là một món ăn tốt cho sức khỏe, với cách làm đơn giản như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Củ sâm đất
- Xương heo
- Cà rốt
- Gia vị nêm nếm
Cách làm
- Đầu tiên rửa sạch xương heo và đem chặt miếng sao cho vừa ăn. Sau đó, bạn trụng xương qua nước sôi rồi vớt ra xả lại bằng nước lạnh. Tiếp đến, cho hành tím, hạt nêm, tiêu, bột ngọt vào và ướp khoảng 20 phút.
- Sâm đất và cà rốt đem đi rửa sạch, bào vỏ và cắt ra thành từng miếng vừa ăn. Nếu muốn, bạn có thể tỉa hoa trên cà rốt cho đẹp.
- Đổ nước vào nồi và đun sôi. Sau đó, cho xương heo vào nồi và hầm cho đến khi chín nhừ.
- Cuối cùng, thêm khoai sâm đất và cà rốt vào nồi và tiếp tục hầm trong khoảng 10-15 phút. Sau khi tắt bếp, nêm nếm lại cho vừa ăn theo khẩu vị.
Sâm đất xào thịt bò
Sâm đất xào thịt bò cũng là món không thể bỏ qua từ củ sâm đất. Nguyên liệu và cách làm đơn giản như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Củ sâm đất
- Thịt bò
- Hành lá, hành tím
- Gia vị nêm nếm
Cách làm
- Đầu tiên rửa sạch củ cây sâm đất, bào vỏ, cắt khúc hay cắt lát tùy theo sở thích.
- Tiếp theo, rửa sạch thịt bò, thấm khô và thái mỏng theo chiều ngang. Ướp thịt bò với tỏi băm, dầu ăn, tiêu, hạt nêm và muối.
- Phi hành tím trong dầu ăn cho thơm, sau đó cho thịt bò vào và đảo đều. Khi thịt bò chín và săn lại, đặt thịt ra đĩa.
- Xào củ cây sâm đất với gia vị cho vừa ăn. Khi sâm đất chín tái, thêm thịt bò vào và đảo đều, sau đó thêm hành lá.
Nộm củ sâm đất
Nộm củ sâm đất là một món ăn được chế biến từ củ sâm và thịt gà xé, cách làm siêu đơn giản như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Sâm đất
- Cà rốt
- Ớt tỏi băm nhỏ
- Đậu phộng, chanh, rau thơm
- Nước mắm, bột ngọt, đường
- Thịt gà xé nhỏ
Cách làm
- Sau khi đã rửa sạch, bào vỏ và thái cà rốt, sâm đất thành sợi. Tiếp đến, ngâm sâm đất đã thái vào nước muối loãng trong khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Tiếp theo, cắt nhỏ rau thơm ra và rang đậu phộng lên.
- Pha nước trộn gỏi bằng cách trộn 2 thìa đường, 2 thìa nước cốt chanh, 4 thìa nước, 1 thìa ớt, 1 thìa tỏi, 3 thìa nước mắm và khuấy đều.
- Cuối cùng, trộn tất cả các nguyên liệu lại với thịt gà và xé nhỏ là đã hoàn thành món ăn.
Ai không nên ăn củ khoai sâm đất?
Người sử dụng quá nhiều sâm đất
Nếu ăn quá nhiều sâm đất trong một khoảng thời gian dài, cơ thể bạn có thể bị ngộ độc, tăng tiết mồ hôi và dẫn đến buồn nôn. Do vậy, khi bạn thấy những triệu chứng này, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Người thường xuyên bị đầy bụng, căng tức bụng hoặc tiêu chảy
Do củ sâm đất có tác dụng làm nhuận tràng, nên nó có thể gây phản tác dụng với những người gặp tình trạng căng tức bụng hoặc tiêu chảy trở nên tệ hơn.
Phụ nữ mang thai
Dù củ sâm đất có những lợi ích như giải nhiệt cơ thể, giúp lành vết thương, ngăn ngừa cao huyết áp nhưng trong 3 tháng đầu thai kỳ, các bà bầu không nên tiêu thụ loại thực phẩm này. Nguyên nhân là do thành phần dinh dưỡng có trong củ sâm đất không phù hợp với sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.
Người bị đang điều trị rối loạn chức năng thận, bệnh gout
Khi người đang điều trị rối loạn chức năng thận, bệnh gout tiêu thụ củ sâm đất, có thể làm mất hiệu quả của loại thuốc đang được sử dụng để điều trị và làm bệnh trạng trở nên nặng hơn.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng khoai sâm đất
Sâm đất có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng sâm đất không đúng cách hoặc sử dụng quá thường xuyên trong thời gian dài có thể gây nguy cơ ngộ độc.
Người bị ngộ độc do sử dụng sâm đất có thể có những triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, mồ hôi, lo lắng, khó ngủ, phát ban,…
Nơi bán khoai sâm đất? Giá bao nhiêu?
Nơi bán khoai sâm đất?
Bạn có thể mua củ sâm đất ở các cửa hàng thực phẩm, các cửa hàng online hoặc các trang thương mại điện tử.
Ngoài ra, sâm đất cũng được bày bán dọc các con đường trên TP.HCM. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng khi mua tại đây để lựa được những củ khoai ngon và không bị người bán “chuốc say”.
Sâm đất giá bao nhiêu?
Theo các thương lái, sâm đất thường có giá thành rất thấp rơi vào khoảng 50.000 đồng/kg. Nếu mua từ 50kg trở lên giá chỉ còn 30.000 đồng/kg, còn vào mùa thu hoạch giá chỉ vào khoảng 35 – 40.000 đồng/kg (cập nhật ngày 10/2023).
XEM THÊM:
- Romanesco broccoli – Súp lơ san hô có tác dụng gì? Chọn mua và cách nấu
- Hạt hickory là gì? Tác dụng của hạt hickory và cách sử dụng
- Nấm keo là gì? Nấm keo có tác dụng gì? Cách phân biệt nấm keo và nấm tràm
Hy vọng bài viết có thể giải đáp những thắc mắc của bạn về củ sâm đất. Cùng khoeplus24h tìm hiểu và chúc bạn có một ngày vui vẻ nhé!