Củ đậu (củ sắn) loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với nhiều người trong những bữa cơm gia đình. Đây là một trong các loại thực phẩm không những dễ ăn mà còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Hãy cùng với KHOEPLUS24H tìm hiểu củ đậu bao nhiêu calo qua bài viết này nhé!
Củ đậu là gì?
Củ đậu hay còn gọi là củ sắn, sắn nước (tùy theo các vùng miền nên củ đậu sẽ có tên khác nhau). Tên khoa học của cây củ đậu là Pachyrhizus erosus. Củ đậu được trồng ở châu Mỹ, Trung Quốc và Đông Nam Á, củ đậu được chế biến thành các món như popiah, yusheng và rojak.
Cây củ đậu có nguồn gốc ở Mexico và Trung Mỹ và đã được phát hiện ở các di tích khảo cổ ở Peru với niên đại lên đến 3000 năm trước Công nguyên. Trong thế kỷ 17, cây củ đậu được mang vào châu Á thông qua sự du nhập của người Tây Ban Nha.
Củ đậu có lá kép gồm 3 chét hình tam giác rộng, phiên lá mỏng, có màu xanh lục. Hoa lớn, có màu tím nhạt, mọc thành chùm dài ở kẽ lá. Quả hơi có lông, không cuống. Củ do rễ phình to mà thành, có thể dài tới 2m và nặng đến 20kg.
Vỏ củ có màu vàng và mỏng như giấy, còn ruột có màu trắng kem hơi giống ruột quả lê. Củ đậu có vị ngọt thanh, giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt.
Củ đậu có bao nhiêu calo?
Xem chi tiết: Củ đậu bao nhiêu calo? Ăn củ đậu có giúp giảm cân không?
Củ đậu còn được gọi là củ sắn ở miền Nam, nổi tiếng với nhiều chất dinh dưỡng và khả năng giải nhiệt tuyệt vời trong những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, việc xác định số calo trong củ đậu vẫn là một thách thức, ít người có khả năng cung cấp câu trả lời chính xác.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng calo trong 100gr củ đậu dao động khoảng 38 calo, tùy thuộc vào khối lượng cụ thể của củ đậu.
Thành phần dinh dưỡng của củ đậu
Theo FoodData Central, trung bình cứ 100gr củ đậu sẽ chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
- Carbohydrate: 8.82gr
- Vitamin B9: 12mcg
- Năng lượng: 38 kcal
- Chất đạm: 0.72gr
- Chất xơ: 4.9gr
- Chất béo: 0.09gr
- Nước: 90.07gr
- Đường: 1.8gr
Ngoài ra, trong củ đậu còn chứa các loại vitamin như vitamin C, vitamin B, vitamin A,… và các chất khoáng như canxi, magie, đồng,…
Củ đậu có tác dụng gì?
Chứa nhiều chất chống oxy hóa
Trong củ đậu có chứa các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E và các khoáng chất khác như selen và beta caroten với hàm lượng dồi dào giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, nâng cao hệ miễn dịch.
Chế độ ăn giàu các chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer,…
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Củ đậu chứa một lượng đáng kể chất xơ hòa tan, giúp làm giảm mức cholesterol trong cơ thể. Củ đậu còn chứa kali giúp làm giảm huyết áp và bảo vệ chống lại bệnh tim, đột quỵ.
Ngoài ra, củ đậu còn cải thiện tuần hoàn, tăng cường lưu thông máu bởi lượng khoáng chất là sắt, đồng, nitrat.
Xem thêm: Ăn gì tốt cho tim mạch? Tổng hợp 13 loại thực phẩm tốt cho tim mạch
Hỗ trợ tiêu hóa
Trong củ đậu chứ nhiều inulin, là một loại chất xơ prebiotic. Chất xơ này giúp cung cấp các loại vi khuẩn tốt tạo men tiêu hóa cho đường ruột, giúp hỗ trợ lợi khuẩn, ngăn ngừa được bệnh béo phì, bệnh tim, tiểu đường.
Ngoài ra, với lượng nước trong củ đậu còn làm giảm táo bón, thúc đẩy sự phát triển cho hệ tiêu hóa.
Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Củ đậu là một loại thực phẩm cung cấp chất xơ dồi dào và được biết đến với tác dụng bảo vệ chống lại ung thư ruột kết. Ngoài việc là một loại chất xơ có lợi, nó còn được chứng minh là hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ niêm mạc ruột.
Đồng thời, lượng chất xơ prebiotics có thể làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách tăng số lượng vi khuẩn lành mạnh trong ruột, tăng sản xuất axit béo giúp bảo vệ và tăng cường phản ứng miễn dịch.
Hỗ trợ giảm cân
Bởi vì củ đậu chứa nhiều nước và chất xơ nên sẽ giúp bạn no lâu. Ngoài ra, chất xơ trong củ đậu có thể giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ổn định. Làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng quá nhanh sau khi ăn.
Các nghiên cứu còn cho thấy rằng ăn củ đậu có thể cải thiện độ nhạy insulin và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.
Xem thêm: 1 ngày cần bao nhiêu calo giảm cân? Công thức tính calo mỗi ngày
Tăng cường hệ miễn dịch
Chất xơ trong củ đậu có khả năng kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột, đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Hơn nữa, fructan trong củ đậu cũng có thể ngăn chặn đột biến tế bào và phát triển của khối u trong hệ tiêu hóa.
Xem thêm: 10 loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch nên uống khi bị ốm, cảm lạnh
Giàu vitamin C
Thường xuyên ăn củ đậu là biện pháp đơn giản để cung cấp vitamin C cho cơ thể. Vitamin C được coi là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp loại bỏ tác động có hại của gốc tự do, duy trì sự cân bằng trong quá trình viêm, đồng thời đề phòng bệnh ung thư, ngăn chặn các vấn đề tim mạch và giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.
Xem thêm: Tổng hợp 17 loại thực phẩm bổ sung vitamin C lành mạnh dành cho cơ thể
Tốt cho xương
Oligofructose inulin có trong củ đậu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương, nhờ khả năng tích trữ khoáng chất, giảm tỷ lệ mòn xương và tăng khả năng hấp thụ canxi vào xương.
Ngoài ra, củ đậu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như kali, magie và mangan, các chất này đặc biệt có lợi trong việc ngăn chặn tình trạng loãng xương ở những người cao tuổi.
Xem thêm: Ăn gì tốt cho xương khớp? Top 12 thực phẩm tốt cho xương khớp chắc khoẻ
Làm đẹp
Củ đậu là nguồn vitamin C phong phú, hỗ trợ quá trình sản xuất collagen trong cơ thể, giúp da trở nên mịn màng và rạng rỡ. Với hàm lượng nước và khoáng chất cao, củ đậu cung cấp độ ẩm cho da, ngăn chặn sự mất nước và giúp loại bỏ độc tố. Điều này làm cho việc thái lát củ đậu và áp dụng lên da trở thành một phương pháp hiệu quả.
Xem thêm: Những thực phẩm và thức uống chứa nhiều collagen nhất bạn nên biết
Tốt cho sức khỏe bà bầu
Củ đậu cũng chứa nhiều tinh bột và đường glucose, tạo nên một lựa chọn lý tưởng cho bà bầu, đặc biệt là những người đang trải qua giai đoạn ốm nghén. Hương vị giòn ngọt của củ đậu không chỉ khiến cho bữa ăn trở nên thú vị mà còn đáp ứng khẩu phần ăn của chị em.
Do củ đậu cung cấp nhiều chất xơ không chỉ kích thích quá trình tiêu hóa mà còn giúp nhuận tràng, ngăn chặn táo bón và bệnh trĩ hiệu quả ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, vì tính mát của củ đậu, việc tiêu thụ quá mức trong ba tháng đầu thai kỳ có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thai nhi.
Xem thêm: Các loại Vitamin và khoáng chất cần thiết cho bà bầu
Cách chọn mua củ đậu ngon
Nếu muốn mua củ đậu ngọt và tươi thì bạn nên chọn những củ đậu nhỏ hoặc vừa. Còn củ đậu to sẽ mang đến cho bạn có cảm giác giòn khi ăn.
Để mua được củ đậu ngon, bạn nên chọn những củ cầm vừa tay, vỏ láng và có màu nâu sáng, không bị bầm dập.
Ngoài ra, củ đậu ngon có khối lượng tương đương với kích cỡ. Nếu củ to mà khối lượng nhẹ là những củ kém chất lượng. Củ đậu không phải loại ra củ theo mùa nên bạn có thể mua dễ dàng ở bất cứ mùa nào trong năm.
Các món ăn hấp dẫn từ củ đậu
Củ đậu xào
Củ đậu với vị ngọt thanh tự nhiên, ăn giòn sừn sựt. Đặc biệt củ đậu sẽ ngon hơn khi được kết hợp cùng với các nguyên liệu khác. Cùng thử qua 4 cách chế biến củ đậu ngon, hấp dẫn cho gia đình bạn ngay nhé!
Nộm củ đậu
Nộm củ đậu thơm ngon với vị giòn ngọt của củ đậu, vị bùi bùi của đậu phộng, vị chua chua ngọt ngọt cay cay rất kích thích vị giác. Đặc biệt nộm củ đậu còn là một ý tưởng cho những ngày chay thêm đa dạng, chắc chắn sẽ khiến cả gia đình bạn thích mê. Hãy thử làm ngay món ăn này nhé.
Bò cuộn rau củ
Thịt bò dai, mềm kết hợp với vị ngọt thanh của rau củ. Khi ăn bạn còn cảm nhận được độ giòn sừn sựt trong miệng, giúp kích thích vị giác. Còn chần chừ gì mà không chế biến ngay để thực đơn nhà bạn thên phong phú, hấp dẫn.
Chả củ đậu chay
Vào những ngày chay, được thưởng thức món chả củ đậu chay với vỏ bánh giòn giòn, nhân đậm vị với củ sắn ngọt vị, đậu hũ béo bùi. Món chả củ đậu sẽ giúp bạn gây ấn tượng với mọi người đấy. Hãy cùng vào bếp trổ tài ngay nhé!
Bánh củ đậu chiên
Bánh củ đậu chiên có lớp vỏ ngoài giòn, thơm phức mùi mè trắng, bên trong dẻo dẻo, béo ngậy của nước cốt dừa. Đây chắc chắn sẽ là món bánh lý tưởng cho buổi trà chiều khi cả gia đình sum họp bên nhau đấy!
Xôi chiên nhân củ đậu
Xôi chiên nhân củ đậu với lớp vỏ giòn rụm bên ngoài, dẻo dẻo bên trong, kết hợp lớp nhân củ đậu ngọt thanh cùng các loại rau củ khác, tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên vị ngon khó cưỡng. Chấm thêm chút tương ớt cay cay là ngon hết sẩy luôn đó nha. Mời gia đình bạn cùng thưởng thức ngay thôi nào!
Củ đậu bao nhiêu 1kg? Mua ở đâu?
Tùy theo mùa mà giá củ đậu có thể thay đổi khác nhau. Tùy vào khu vực mà giá củ đậu cũng có thể biến đổi. Thông thường giá một kí củ đậu được bán tại các chợ, siêu thị, cửa hàng nông sản,… với giá khoảng 18.000 – 20.000 đồng/kg (cập nhật tháng 11/2023).
Một số câu hỏi liên quan
Bầu ăn củ đậu được không?
Củ đậu mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho người mang thai như khả năng nhuận tràng và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng củ đậu không đúng cách có thể gây ra những tác động tiêu cực.
Vì vậy, dù củ đậu lành tính nhưng mẹ bầu cũng nên kiểm soát lượng ăn trong ngày. Nguyên nhân là do củ đậu có thể tạo ra cảm giác no giả do chứa nhiều nước, khiến cho mẹ bầu có thể không muốn tiêu thụ thêm các thực phẩm khác. Điều này có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng và gây ra cảm giác mệt mỏi.
Củ đậu mọc mầm có ăn được không?
“Liệu củ sắn mọc mầm có thể ăn được không?” là một thắc mắc phổ biến của nhiều bà nội trợ. Đáp án cho câu hỏi này là không nên tiêu thụ củ sắn mọc mầm. Ngoài ra, để tránh rủi ro nhiễm độc từ mầm của củ, bạn cần phải áp dụng quy trình sơ chế cẩn thận.
Khi mầm của củ sắn phát triển, nó có thể tạo ra các biến đổi trong thành phần của củ, đồng thời tạo ra chất alkaloid solanine. Đây là một chất độc hại mạnh mẽ và việc tiêu thụ nó có thể gây ra những dấu hiệu nguy hiểm như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và đau tức ngực.
Do đó, việc kiểm tra và sơ chế củ sắn trước khi ăn là quan trọng và nên lựa chọn gọt vỏ một cách kỹ lưỡng. Hạn chế tiêu thụ những củ sắn đã mọc mầm cao.
Tiểu đường có ăn được củ đậu không?
Với lượng vitamin và chất dinh dưỡng phong phú, củ đậu mang lại nhiều ưu điểm về sức khỏe cho những người mắc bệnh đái tháo đường:
- Tác dụng chống oxy hóa: Nhờ chứa vitamin C , vitamin E, selen và beta carotene, củ đậu giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn stress oxi hóa, chống lại tác động của gốc tự do, hỗ trợ sửa chữa tế bào hỏng và thúc đẩy quá trình trẻ hóa da.
- Điều chỉnh lượng đường trong máu: Chỉ số đường huyết (GI) thấp (17) của củ đậu giúp kiểm soát lượng đường huyết và trọng lượng cơ thể, đồng thời còn cải thiện độ nhạy của insulin – một hormone quan trọng trong điều tiết đường huyết.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Chất xơ, kali, sắt, đồng và nitrat trong củ đậu có lợi cho tim mạch, giúp giảm cholesterol xấu, hạ huyết áp và cải thiện tuần hoàn máu.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Chất xơ và nước trong củ đậu kích thích tiêu hóa, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp duy trì sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường và béo phì.
Vậy nên, đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, củ đậu không chỉ là an toàn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, có thể được bổ sung vào chế độ ăn kiêng.
XEM THÊM:
- Đậu cúc là gì? Đậu cúc có tác dụng gì, nấu món gì ngon?
- Củ cải trắng bao nhiêu calo? Ăn củ cải trắng có giảm béo không?
- Củ hủ dừa là gì? Củ hủ dừa có tác dụng gì, làm món gì ngon?
Vừa rồi KHOEPLUSH24H đã cùng bạn tìm hiểu xem củ đậu bao nhiêu calo? Tác dụng và các món ăn ngon từ củ đậu. Hy vọng với các thông tin trên bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức cho sổ tay bếp núc của mình nhé!