Bạn có nên đeo kính áp tròng thay cho kính cận hay không?

0
(0)

Cận thị là bệnh khúc xạ mắt mà nhiều người gặp phải, để mắt nhìn thấy vật thể rõ hơn, người bị cận phải đeo kính. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thẩm mỹ và hạn chế vết hằn do gọng kính gây nên, nhiều người đã sử dụng kính áp tròng thay cho kính cận. Vậy có nên đeo kính áp tròng thay cho kính cận hay không, hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu bạn nhé!

Ưu và nhược điểm của kính áp tròng

Kính áp tròng tiện lợi, đem lại tính thẩm mỹ cao, tuy nhiên nó cũng có những ưu và nhược điểm sau đây:

Ưu điểm

  • Tiện lợi, không cản trở khi sinh hoạt, đặc biệt là lao động tay chân, chơi thể thao,…
  • Phù hợp với độ cong của mắt, ít gây biến dạng tầm nhìn, không ảnh hưởng ở tầm nhìn rộng.
  • Không bị chói khi đi ngoài nắng, không cản trở tầm nhìn khi di chuyển trong mưa bão, tuyết.
  • Không lo kính vỡ khi va đập mạnh và gây chấn thương cho mắt.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho đôi mắt, giúp mắt đẹp và long lanh hơn.
Ưu điểm khi đeo kính áp tròng
Ưu điểm khi đeo kính áp tròng

Nhược điểm

  • Tình trạng viêm giác mạc có thể xảy ra nếu người dùng đeo kính áp tròng không đúng cách.
  • Cần có thời gian làm quen và luyện tập khi sử dụng kính áp tròng lúc đeo và tháo kính.
  • Vệ sinh nghiêm ngặt trong khâu sử dụng để phòng ngừa nguy cơ viêm giác mạc.
  • Sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài sẽ gây khô mắt do lượng oxy hóa đến mắt giảm.
  • Mắt dễ bị mờ, mỏi, đỏ mắt nếu sử dụng kính áp tròng quá 8 tiếng/ngày.
  • Giá thành cao, thời gian sử dụng ngắn (3 – 12 tháng).

Nhược điểm khi đeo kính áp tròng
Nhược điểm khi đeo kính áp tròng

Ưu và nhược điểm của kính gọng cận thông thường

Dưới đây là những ưu và nhược điểm của kính gọng cận thông thường:

Ưu điểm

  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng mắt do thói quen chạm vào mắt.
  • Không cần vệ sinh kỹ càng như đeo kính áp tròng.
  • Bảo vệ đôi mắt khỏi các yếu tố môi trường như khói bụi, ánh nắng mặt trời gay gắt nhờ lớp chống phản quang ngăn tia UV.
  • Giá thành rẻ, sử dụng lâu dài nếu mắt không tăng độ.
Ưu điểm của kính gọng cận thông thường
Ưu điểm của kính gọng cận thông thường

Nhược điểm

  • Tầm nhìn của mắt bị thu hẹp, biến dạng, không nhìn rõ vật ở góc nghiêng, xéo do tròng kính cách giác mạc khoảng 12mm.
  • Bất tiện khi tham gia thể thao, nhảy múa, hoạt động ngoài trời,…
  • Dề bị rơi vỡ, gây chấn thương cho mắt
  • Cản trở tầm nhìn khi di chuyển trong mưa bão, sương mù,…
  • Trường hợp bị cận nặng, gọng kính dày khiến mắt lồi ra hoặc nhỏ lại làm mất thẩm mỹ khuôn mặt.
Nhược điểm của kính gọng cận thông thường
Nhược điểm của kính gọng cận thông thường

Bạn có nên đeo kính áp tròng để thay thế hoàn toàn kính cận hay không?

Dù kính áp tròng khắc phục được nhiều hạn chế cho người dùng và mang tính thẩm mỹ cao nhưng sử dụng kính áp tròng để thay thế hoàn toàn cho kính cận là điều không nên.

Sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài sẽ khiến mắt chịu nhiều tổn thương và hậu quả nghiêm trọng là viêm loét giác mạc, nguy cơ gây mù vĩnh viễn

Bạn có nên đeo kính áp tròng để thay thế hoàn toàn kính cận hay không?
Bạn có nên đeo kính áp tròng để thay thế hoàn toàn kính cận hay không?

Đeo kính áp tròng thường xuyên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mắt?

Đeo kính áp tròng trong thời gian dài gây nên nhiều tác hại cho mắt.

  • Giảm sức đề kháng của mắt: Do thiếu oxy giữa giác mạc và không khí khiến mắt bị mỏi và giảm sức đề kháng.
  • Thiếu oxy khiến mắt nhạy cảm với ánh sáng, dễ đỏ mắt, chảy nước mắt, căng mạch máu xung quanh mắt, mắt nổi nhọt.
  • Giảm cảm giác giác mạc: Kính áp tròng màu khiến mắt bị tê liệt dây thần kinh khi đeo lâu dài, khiến giảm cảm giác ở giác mạc, dễ nhiễm trùng mắt. Nguy cơ dẫn đến loét giác mạc và mù vĩnh viễn.
  • Nguy cơ mù lòa do nhiễm ký sinh trùng trong nước máy: Gây ra các triệu chứng như ngứa rát, chảy nước mắt, mắt mờ, sưng phồng và đau mí mắt, nhạy cảm với ánh sáng do ký sinh trùng ăn mòn giác mạc.
Đeo kính áp tròng thường xuyên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mắt?
Đeo kính áp tròng thường xuyên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mắt?

Lưu ý khi dùng kính áp tròng

  • Sử dụng kính áp tròng đúng độ với người bị cận và đi khám bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng để tránh mắt bị kích ứng do mắc các bệnh về mắt.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi tháo và đeo kính áp tròng.
  • Sử dụng kính áp tròng rõ nguồn gốc.
  • Không đeo kính áp tròng trong thời gian dài khiến giác mạc bị thiếu oxy, dẫn tới viêm giác mạc.
  • Thường xuyên nhỏ thuốc nhỏ mắt để tăng độ ẩm cho giác mạc, tránh mắt bị khô.
  • Thường xuyên ngâmrửa kính áp tròng trong dung dịch chuyên dụng để kính không biến dạng, tăng độ ẩm và tránh vi khuẩn xâm nhập gây kích ứng mắt. Sử dụng dung dịch mới mỗi lần ngâm và rửa kính.
  • Vệ sinh cây gắp kính và hộp đựng kính thường xuyên và thay hộp mới theo khuyến cáo của hãng sản xuất.
  • Không sử dụng kính áp tròng khi mắt đang sưng đỏ, chảy nước mắt.
  • Không sử dụng kính áp tròng đã rách, trầy xước khiến giác mạc bị tổn thương.
  • Kiểm tra kỹ hạn sử dụng của kính để thay kính mới, không sử dụng kính đã hết hạn để bảo vệ mắt khỏi vi khuẩn.
  • Không dùng chung kính áp tròng với người khác để phòng tránh các bệnh lây lan về mắt.
  • Không đeo kính áp tròng đối với người bị khô mắt, mắt viêm nhiễm mạn tính.
  • Khám bác sĩ kịp thời nếu mắt có biểu hiện cộm, ngứa rát, đỏ mắt thường xuyên.
Lưu ý khi dùng kính áp tròng
Lưu ý khi dùng kính áp tròng

XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC SỨC KHOẺ:

Qua bài viết vừa rồi, Khoeplus24h hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về kính áp tròng và tự giải đáp cho mình câu hỏi “Có nên đeo kính áp tròng thay kính cận không?” Bạn có thể tìm thêm nhiều bài viết hay khác bằng cách click xem ngay nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Đinh Thị Bích Thảo
Đinh Thị Bích Thảo
Xin chào, mình là Đinh Thị Bích Thảo. Mình là một cô gái cá tính, đam mê thiết kế ảnh và viết content. Mình cũng yêu thích tập thể thao, đặc biệt là yoga và gym, và luôn tìm kiếm những kiến thức mới về dinh dưỡng và sức khỏe. Cùng mình khám phá những bí quyết để sống khỏe mạnh và năng động hơn nhé!

Bài viết liên quan