Nhiệt miệng làm bạn đau nhức, khó chịu. Tuy không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau vài ngày, nhưng nếu biết cách xử lý thì vết loét sẽ nhanh lành hơn. Vậy bạn đã biết cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong chưa, cùng khoeplus24h tìm hiểu ngay nhé!
Nguyên nhân gây nên nhiệt miệng
Nhiệt miệng là hiện tượng xuất hiện những vết lở, loét với kích thước nhỏ xung quanh niêm mạc miệng. Ban đầu vết loét có màu trắng, sau đó dần chuyển sang màu vàng. Đồng thời vùng da quanh vết loét bị sưng đỏ. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, nhức khi ăn uống hay nói chuyện.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng, trong đó có thể kể đến:
- Các chấn thương trong vùng miệng: Nhiệt miệng xuất hiện khi bạn ăn thực phẩm quá cứng hoặc vô tình cắn nhầm má, lưỡi trong lúc nhai.
- Thay đổi nội tiết tố: Đối với các bạn nữ, kinh nguyệt cũng là tác nhân gây nhiệt miệng.
- Căng thẳng: Stress do công việc hay cuộc sống hằng ngày.
- Ăn nhiều thức ăn cay nóng: Khi ăn đồ cay nóng, bạn sẽ bị nóng trong người.
- Đánh răng không đúng cách: Dùng bàn chải quá cứng, đánh răng quá mạnh. Sử dụng nước súc miệng/kem đánh răng có thành phần natri lauryl sulfate.
- Dị ứng thực phẩm: Sử dụng các loại thực phẩm như socola, cà phê, các loại hạt,… quá nhiều.
- Thiếu dinh dưỡng: Với một số trường hợp, trẻ em thiết kẽm, sắt, folic, vitamin nhóm B,… dễ bị nhiệt miệng.
Tại sao mật ong có thể chữa nhiệt miệng?
Mật ong có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và chống nấm
Thành phần hydroperoxide tìm thấy trong mật ong có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chống nấm rất tốt. Do đó, sử dụng mật ong có thể loại bỏ các vi khuẩn có hại trong miệng. Nhờ đó, các vết nhiệt miệng được kiểm soát và tránh bị lan rộng hơn.
Mật ong có khả năng làm lành các tế bào bị tổn thương
Theo nhiều nghiên cứu, mật ong có khả năng hỗ trợ quá trình làm lành vết thương đến 97%. Vì vậy, mật ong thường được sử dụng để chữa lành vết nhiệt miệng hiệu quả.
Mật ong chứa nhiều chất dinh dưỡng
Mật ong được biết đến là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, thành phần kẽm và sắt có trong mật ong còn hỗ trợ điều trị chứng nhiệt miệng.
Hướng dẫn cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong hiệu quả
Thoa mật ong trực tiếp vào vết loét của nhiệt miệng
Một trong những cách xóa bỏ nhiệt miệng hàng đầu đó là thoa mật ong trực tiếp vào vết loét. Trước khi bôi mật ong, nhớ vệ sinh miệng sạch sẽ nhé.
Nguyên liệu:
- Mật ong
- Tăm bông
- Nước ấm
Cách thực hiện:
- Dùng tăm bông chấm vào mật ong, sau đó thoa đều lên vết nhiệt.
- Giữ nguyên mật ong trên miệng trong 5 phút.
- Súc miệng lại với nước ấm.
- Nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, liên tục trong 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Nếu không có tăm bông, bạn có thể dùng tay bôi mật ong trực tiếp lên vết thương. Trước khi bôi cần rửa tay thật sạch nhé.
Ngậm mật ong
Tương tự như cách trên, ngậm mật ong cũng là một cách giúp xóa bỏ vết loét đơn giản mà cực kỳ hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Mật ong
- Nước ấm
Cách thực hiện:
- Ngậm mật ong trong miệng từ 1 – 2 phút, sau đó nuốt xuống.
- Súc miệng bằng nước ấm để vệ sinh miệng sạch sẽ.
- Thực hiện trong 3 – 5 ngày để vết nhiệt miệng nhanh chóng biến mất.
Chữa nhiệt miệng bằng mật ong với tắc/quất
Tắc (quất) là một loại quả có nhiều vitamin C. Bên cạnh khả năng giúp tăng cường sức đề kháng, tắc còn có tính kháng khuẩn tốt. Do đó, kết hợp mật ong và tắc sẽ phát huy tối đa công dụng trị nhiệt miệng.
Nguyên liệu:
- Mật ong
- Tắc (quất)
Cách thực hiện:
- Trộn nước cốt 1 quả tắc với 2 muỗng cafe mật ong.
- Ngậm hỗn hợp trong 3 – 5 phút, sau đó từ từ nuốt vào.
- Súc miệng lại với nước ấm.
Kết hợp mật ong và tinh bột nghệ
Bộ đôi mật ong và tinh bột nghệ đều có tính kháng khuẩn cao, hỗ trợ làm lành vết thương cực nhanh. Do đó, sử dụng bột nghệ và mật ong sẽ làm tăng hiệu quả điều trị vết loét miệng.
Nguyên liệu:
- Mật ong
- Bột nghệ
- Tăm bông
Cách thực hiện:
- Trộn bột nghệ với mật ong theo tỉ lệ 2:1, sau đó khuấy đều
- Thấm tăm bông vào hỗn hợp, tiếp đó thoa đều lên vết loét.
- Để nguyên hỗn hợp trên miệng trong 2 – 3 phút.
- Súc miệng lại với nước sạch.
- Áp dụng mỗi ngày 3 lần để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Dùng mật ong với rau ngót
Trong rau ngót có nhiều khoáng chất như vitamin C, photpho, canxi, axit amin,… giúp làm mát cơ thể. Theo các bài thuốc Đông Y, rau ngót có khả năng giải độc, mát huyết nên có thể hỗ trợ điều trị nhiệt miệng.
Nguyên liệu:
- Mật ong
- Rau ngót
- Tăm bông
Cách thực hiện:
- Đem lá rau ngót rửa sạch, để cho ráo nước. Sau đó giã nhuyễn.
- Lọc lấy nước, tiếp theo trộn một lượng vừa đủ với mật ong.
- Nhúng tăm bông vào hỗn hợp vừa chuẩn bị rồi thoa lên vết nhiệt.
- Đợi dưỡng chất thấm vào trong khoảng 3 – 5 phút.
- Áp dụng 2 – 3 lần mỗi ngày để nhanh chóng xóa bỏ vết loét.
Pha mật ong với nước ép trái cây
Không những tốt cho sức khỏe, nước ép trái cây còn bổ sung nhiều dưỡng chất, giải nhiệt cho cơ thể. Do đó, kết hợp nước ép với mật ong giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn nhiệt miệng quay trở lại.
Nguyên liệu:
- Mật ong
- Trái cây tươi
Cách thực hiện:
- Uống nước trái cây pha mật ong.
- Uống mỗi ngày để nhiệt miệng nhanh khỏi.
Lưu ý khi sử dụng mật ong chữa nhiệt miệng
Khi chữa nhiệt miệng bằng mật ong, bạn cần lưu ý những điều sau để các triệu chứng nhanh khỏi:
- Để phát huy tối đa công dụng, bạn nên dùng mật ong nguyên chất, chưa được chế biến.
- Nên bôi trước khi ngủ và không ăn uống gì thêm.
- Không nên áp dụng những cách trên nếu dị ứng mật ong.
- Đi gặp bác sĩ nếu nhiệt miệng kéo dài lâu ngày và không chuyển biến tốt hơn.
Cách phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả
Thông thường, nhiệt miệng sẽ khỏi sau vài ngày. Để vết loét nhanh lành và ngăn ngừa tái phát, hãy phòng ngừa bằng những cách sau:
- Sử dụng bàn chải đánh răng mềm mại.
- Ăn chậm, nhai kỹ. Đồng thời hạn chế ăn thực phẩm quá cứng vì dễ cắn vào miệng.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là kẽm, sắt và vitamin B.
- Tránh ăn đồ cay, nóng.
- Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh thức khuya.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC SỨC KHOẺ:
- Cách để chơi bóng đá giỏi: một số kỹ năng giúp cải thiện chuyên môn
- Hướng dẫn cách hít thở khi chạy bộ đúng kỹ thuật
- 11 tác dụng của đi bộ nhanh và kỹ thuật đi bộ nhanh đúng chuẩn
Chỉ với những cách đơn giản trên, bạn đã có thể chữa nhiệt miệng bằng mật ong ngay tại nhà. Hãy kiên trì áp dụng để phát huy tối đa hiệu quả chữa bệnh nhé. Nếu vết nhiệt không khỏi sau một thời gian hay có dấu hiệu bất thường, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.