Hướng dẫn chọn giày chạy bộ cực chuẩn bạn phải biết

0
(0)

Để có được một buổi tập luyện đạt hiệu quả cao, ngoài việc phải tập đúng kỹ thuật thì bạn còn cần phải có những dụng cụ thiết bị để hỗ trợ, có thể kể đến như giày chạy bộ. Vậy nên chọn giày chạy bộ như thế nào cho phù hợp? Cùng KHOEPLUS24H xem bài viết hướng dẫn chọn giày dưới đây nhé!

Để chọn đôi giày ưng ý bạn nên xác định gì?

  • Xác định kiểu chạy, địa hình và phong cách chạy bộ.
  • Chọn giày đúng kiểu bạn thích và những tính năng bạn cần.
  • Chọn giày đúng chuẩn số đo để khi mang không bị khó chịu và hoạt động tốt hơn.
  • Nên thay mới giày khi đã chạy từ 600 – 800km và mua một đôi giày mới, vì nó sẽ bị mòn và không an toàn khi chạy.
Chọn giày đúng kiểu bạn thích và những tính năng bạn cần
Chọn giày đúng kiểu bạn thích và những tính năng bạn cần

Chọn giày khi chạy bộ

Giày chạy đường nhựa

Là loại giày được thiết kế gọn nhẹ bởi những miếng đệm hoặc miếng ổn định bàn chân cho phép người dùng linh hoạt hơn khi chạy trên các bề mặt cứng, chạy trên đường bằng, vỉa hè và một số chỗ địa hình không bằng phẳng

Giày chạy đường nhựa
Giày chạy đường nhựa

Giày chạy địa hình

Được sử dụng để chạy trên các bề mặt địa hình lồi lõm, nhiều đá, bùn, rễ cây và nhiều trở ngại khác trong đường rừng núi. Giày này thường được trang bị những miếng cao su giày dưới đế làm tăng khả năng bám dính, bảo vệ đôi chân bạn tốt hơn.

Giày chạy địa hình
Giày chạy địa hình

Giày cross training

Đây là loại giày được thiết kế riêng biệt cho người tập luyện trong các phòng gym, phòng tập thể dục hay crossfit,…

Giày cross training
Giày cross training

Xác định cách chạy bộ của bạn

Chân bình thường

Với những người có thói quen chạy bằng gót giày thì bàn chân của họ gần như tiếp xúc chính diện với mặt phẳng nên giày sẽ bị mài mòn ở phần giữa và một góc nhỏ ở gót chân. Vì thế, giày ổn định sẽ là một sự phù hợp cho những người này.

Chân bình thường
Chân bình thường

Lệch trong (Overpronation)

Với kiểu lệch này, khi chạy bạn chân thường có xu hướng tiếp xúc với mặt phẳng bằng mé trong trước tiên. Do đó, sẽ gây ra đau đầu gối khi chạy nhiều. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn cần chọn chọn mình một loại này có khả năng kiểm soát chuyển động.

Lệch trong (Overpronation)
Lệch trong (Overpronation)

Lệch ngoài (Under- Pronation)

Giày của những người có bàn chân lệch ngoài sẽ bị mòn nhiều ở phần rìa bên ngoài giày. Do khi chạy, bàn chân vòm cao có xu hướng đáp bằng mé ngoài trước khi tiếp xúc với đất. Vậy nên, giày có lót đệm hoặc hỗ trợ cân bằng sẽ chọn trong trường hợp này.

Lệch ngoài (Under- Pronation)
Lệch ngoài (Under- Pronation)

Chân trần (Barefoot)

Người chạy chân trần thì sẽ có khu vực tiếp đất trước là mũi chân hoặc giữa bàn chân, nên cần giày có gót có phần đệm cao.

Chân trần (Barefoot)
Chân trần (Barefoot)

Các kiểu giày nên chọn khi chạy bộ

Giày có đệm

Giày này có thể dùng được cho cả đối tượng là người có bàn chân bình thường và sẽ là lựa chọn tốt nhất cho những người bị chân lật ngoài, giúp hấp thụ phản lực từ mặt đất và hỗ trợ phần ngoài má bàn chân tốt hơn.

Giày có đệm
Giày có đệm

Giày tăng sự ổn định

Đây là đôi giày lí tưởng cho những người độ nghiêng bàn chân từ nhẹ đến trung bình. Nó thường được thiết kế có miếng đệm cứng ở lòng bàn chân nhằm cải thiện cho lớp đệm ở phần lõm chân, vị trí bị tác động mạnh với những người bị chân lật trong.

Giày tăng sự ổn định
Giày tăng sự ổn định

Giày kiểm soát chuyển động

Sở hữu các đặc điểm như gót giày cứng hơn, khuôn thẳng hơn, không bị cong như bình thường, loại giày này sẽ cực kì phù hợp cho những người có bàn chân lật trong để chống lại hiện tượng lật ngoài.

Giày kiểm soát chuyển động
Giày kiểm soát chuyển động

Giày chân trần

Để tránh việc bị thương trong lúc chạy trên các mặt đường, đế giày chỉ bảo vệ thô sơ, một số loại thậm chí còn không có lớp đệm hoặc có mà rất mỏng chỉ từ 3 – 4mm nằm giữa bàn chân và mặt đất.

Các loại giày chân trần đều không có sự chênh lệch về độ caomũi giày. Điều này khuyến khích các vận động viên, người chạy chạm đất bằng lòng bàn chân hoặc ức bàn chân của họ.

Ngược lại, giày chạy bộ truyền thống khuyến khích sự hạ cánh của gót chân với chỉ số chênh lệch thường dao động trong khoảng từ 10 – 12mm.

Giày chân trần
Giày chân trần

Giày tối giản

Gót của những đôi giày này cao hơn mũi khoảng 4 – 8mm, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển động tự nhiêntiếp đất bằng lòng bàn chân, đồng thời mang lại cảm giác vừa vặn thoải mái, êm ái, thường ít hoặc khôngđệm lòng bàn chân.

Giày tối giản
Giày tối giản

Các tính năng của giày chạy bộ

Mũi giày

  • Da tổng hợp: là chất liệu được làm từ nylon và polyester, mềm mại, bền lâu và chống trầy xước. Da tổng hợp sẽ không cần thời gian chạy rà, thường nhẹ, khô và thoáng khí hơn so với da thật.
  • Sợi nylon: là loại vật liệu bền, dùng để giảm trọng lượng và tăng sự ổn định.
  • Lớp phủ bằng nhựa dẻo TPU: thường được phủ lên vùng lòng bàn chân, gót chân hoặc phía trên chất liệu thoáng khí của giày. Độ bền và độ ổn định của giày được cải thiện nhờ chất liệu chống xước này.
  • Mũi giày: làm từ chất liệu thoáng khí, thấm nước, là sự kết hợp của lớp màng chống thấm, thoáng khí với vải lót mặt trong giày. Những lớp màng này sẽ giúp giảm thiểu hơi ẩm xâm nhập, giữ cho bàn chân khô ráo và thoáng khí ở môi trường ẩm ướt trong giày.
Mũi giày
Mũi giày

Đệm đế giày chạy bộ

  • Đệm đế giày: là một lớp đệm có chất liệu bền nằm giữa phần mũ và phần ngoài của giày.
  • Xốp EVA: là một dạng xốp điển hình  được sử dụng để làm đế giày chạy bộ và các loại giày dép có đệm lót khác. Một số loại giày chèn thêm một số lớp EVA để tạo nên một cái nhìn độc đáo, đặc biệt hơn.
  • Đệm lòng bàn chân: là lớp đệm bằng xốp EVA chắn chắn và cứng hơn, giúp tăng độ cứng cho phần đệm gót giày. Lớp đệm này, thường được tìm thấy trong giày cải thiện độ ổn định, ngăn lật bàn chân và tăng khả năng chống mài mòn.
  • Phiến: làm từ vật liệu nhẹ, linh hoạt giúp tăng cường độ bền cho đế giày ở phần ức bàn chân. Bạn sẽ thấy phiến này ở loại giày chạy đường mòn, bởi nó có khả năng bảo vệ giày trước những tác động của sỏi đá hay rễ cây trên đường chạy.
  • Shanks: giúp làm cứng phần giữa của giày để đảm bảo độ cứng khi chạy bộ trên địa hình nhiều sỏi đá, bảo vệ lòng bàn chân và gót chân tốt hơn.
Đệm đế giày chạy bộ
Đệm đế giày chạy bộ

Đế giày

Phần lớn giày chạy đường bằng có đế giày được làm bằng cao su cacbon nởbề mặt gồ ghề – một loại cao su có độ êm ái cực kì tốt, dùng để bảo vệ vùng ức bàn chân, hạn chế các vết trầy xước trong quá trình hoạt động hay chạy nhảy.

Đế giày
Đế giày

Chỉ số Heel to toe

Đây là thước đo thể hiện sự chênh lệch độ cao giữa gót giày với mũi giày, có tác động đến cách bạn tiếp đất khi chạy bộ.

Bạn có thể tiếp đất dễ dàng hơn bằng bàn chân hoặc ức bàn chân trước nếu chỉ số heel to toe0 – 8mm và dễ dàng tiếp đất bằng gót chân nếu chỉ số này là 10 – 12mm.

Chỉ số Heel to toe
Chỉ số Heel to toe

Phần sau gót

Gót được bao quanh bởi một cấu trúc cứng, chắc chắn ở phía sau giày gọi là phần sau gót giày, giúp kiểm soát khả năng chuyển động.

Phần sau gót đôi khi còn được lót bằng một miếng nệm để cung cấp thêm lớp đệm, tạo sự êm ái cho vùng sau gót chân, giúp cho người bị mắc chứng viêm gân gót có thể thoải mái hơn.

Phần sau gót
Phần sau gót

Đệm lòng bàn chân

Được lắp vào phần lõm của lòng bàn chân để giúp hạn chế, kiểm soát chuyển động và độ lật vào trong hoặc ra ngoài quá mức của bàn chân, được sản xuất dành riêng cho những người có bàn chân bị lật trong hay lật ngoài.

Đệm lòng bàn chân
Đệm lòng bàn chân

XEM THÊM:

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể dễ dàng chọn giày chạy bộ cực chuẩn, êm ái giúp tự tin sải bước, chinh phục nhiều quãng đường chạy rồi nhé.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Đào Huy Đông
Đào Huy Đông
Chào mọi người, mình là Huy Đông. Mình đam mê sáng tạo nội dung và tìm hiểu về sức khỏe. Cùng mình khám phá những kiến thức hữu ích để sống khỏe mạnh hơn nhé!

Bài viết liên quan