Cây chè dây là một loại dược liệu được rất nhiều người yêu thích bởi có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Vậy bạn đã biết cây chè dây có tác dụng gì và nên sử dụng như thế nào mới hiệu quả. Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay nhé!
Cây chè dây là gì?
Chè dây là loài thuộc cây dây leo, dây leo của chè dây dài khoảng 2 – 3m. Cây chè dây có thân và cành hình trụ, dây leo thường bám vào thân của các cây lân cận. Loài cây này mọc tự nhiên trong rừng với các tua cuốn mọc đối diện với lá, phân nhánh. Lá cây chè dây là lá 2 lần kép, có hình răng cưa tương tự cây kinh giới, viền tím, mặt lá nhẵn, mặt dưới lá màu xanh nhạt.
Mùa hoa chè dây bắt đầu từ tháng 6, tháng 7 hằng năm. Quả chè dây màu đỏ, nhỏ, thường rụng vào tháng 9 hằng năm. Lá cây chè dây dùng làm thuốc, một số bài thuốc còn dùng đến rễ chè dây. Tháng 4-10 hằng năm sẽ là giai đoạn thu hái chè dây, lúc này chè dây sẽ chưa ra hoa. Người ta sẽ cắt phần lá, mang về chặt nhỏ, rửa sạch, phơi sây để làm dược liệu.
Thành phần hóa học cây chè dây
Chè dây được biết đến như một loại thảo dược vô cùng quý. Do trong thành phần có các chất hóa học như: Flavonoid, Glucose, Rhamnese, Tamin. Vì thế, chè dây có rất có ý nghĩa trong việc bào chế dược liệu trong chữa bệnh, trị bệnh.
Chè dây có tác dụng gì?
Tác dụng theo Y học hiện đại
Chữa đau dạ dày
Chè dây chứa các chất kháng sinh, kháng viêm tự nhiên, có tác dụng diệt trừ vi khuẩn HP – nguyên nhân dẫn đến chứng viêm loét dạ dày. Thành phần hóa học là Tanin và Flavonoid có thể kháng khuẩn, kháng viêm mạnh. Khi Tanin kết hợp với protein sẽ giúp tạo màng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó hạn chế tác động bào mòn của axit, giúp điều trị bệnh đau dạ dày.
Kháng viêm, chữa lành vết loét
Flavonoid là hoạt chất giúp giảm viêm mạnh mẽ và hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày. Nhờ vậy, chè dây giúp chữa trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng hiệu quả. Đây là bài thuốc dân gian được lưu truyền từ rất nhiều đời.
Trung hòa dịch vị dạ dày
Nước chè dây có công dụng trung hòa dịch vị dạ dày. Bổ sung đều đặn nước chè dây sẽ giúp giảm tình trạng ợ chua, ợ nóng và các cơn đau bụng âm ỉ. Đây là thức uống dễ dùng, được người lớn và trẻ nhỏ yêu thích.
Điều trị huyết áp cao
Ngoài ra, uống nước chè dây còn giúp giảm huyết áp và giữ huyết áp luôn duy trì ở mức ổn định. Vì vậy, đây là loại dược liệu thường được ứng dụng trong điều trị huyết áp cao. Được các chuyên gian khuyến nghị nên bổ sung đều đặn tại nhà.
Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sảy
Thêm một công dụng tuyệt vời nữa của chè dây là điều trị mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sảy. Do chè dây thanh mát nên có tác dụng giải độc, giải nhiệt tốt. Đây là loại thảo dược lành tính nên rất dễ sử dụng mà không sợ kích ứng.
Chữa viêm lợi
Do khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên nhờ các chất hóa học trong bảng thành phần nên chè dây hỗ trợ chữa bệnh viêm răng, viêm lợi hiệu quả. Bạn có thể đều đặn uống nước chè dây mỗi ngày để giảm các cơn đau nhức răng miệng. Và giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Chữa mất ngủ, giúp an thần
Tác dụng thanh nhiệt và giải độc gan trong chè dây vô cùng mạnh mẽ. Nhờ đó, loại thảo dược này giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tinh thần thư thái, giải tỏa căng thẳng. Từ đó, người dùng sẽ có những giấc ngủ sâu và chất lượng hơn.
Tác dụng theo Y học cổ truyền
Chè dây theo Y học cổ truyền là loại thảo dược có vị ngọt, tính mát, dùng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau. Đây là bài thuốc chữa các chứng bệnh như nhũ ung, viêm loét dạ dày, mụn nhọt,… Bên cạnh đó, chè dây còn có tác dụng an thần, lành sẹo, trừ phong thấp,… rất tốt cho xương khớp. Lá chè dây được dùng để đắp ngoài cho vết thương bị xuất huyết.
Bài thuốc hay từ cây chè dây
Cây chè dây chữa đau dạ dày
Nhờ tác dụng chống viêm, giải độc, giảm đau của chè dây nên nhiều người sử dụng chè dây như bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả. Chè dây sẽ giúp bạn phục hồi niêm mạc dạ dày sau viêm, trung hòa axit dịch vị, từ đó hạn chế ợ chua, ợ hơi, đau bụng âm ỉ. Bạn có thể dùng lá trà dây sấy khô đem đun nước và uống như uống trà.
Cây chè dây chữa tê thấp đau nhức
Cây chè dây còn có công dụng chữa tê thấp đau nhức xương khớp rất hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Bạn hãy dùng lá chè dây tươi giã nát sau đó đem hơ nóng, gói vào miếng vải mỏng. Bạn chỉ cần đắp lên chỗ bị đau nhức đều đặn 1 tuần để thấy được kết quả mỹ mãn.
Cây chè dây phòng bệnh sốt rét
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp cây chè dây với một số dược liệu quen thuộc như rễ cỏ xước, á đại bi, lá hồng bì, lá tía tô,… để phòng bệnh sốt rét cho trẻ nhỏ và người lớn. Bạn đem sắc lấy nước uống các dược liệu này, mỗi ngày 3 tháng. Đây là bài thuốc phòng bệnh sốt rét rất hữu hiệu được ông cha truyền lại.
Một số lưu ý khi dùng cây chè dây chữa bệnh
Cách sử dụng cây chè dây
Chè dây có rất nhiều công dụng, đặc biết nhất là công dụng chữa bệnh viêm loét dạ dày. Mỗi ngày, bạn có thể sử dụng khoảng 10 – 50gr chè dây. Lá chè tươi hay lá chè sấy khô đều có thể dùng để đun trà vối, trà xanh để uống hằng ngày.
Ai có thể dùng cây chè dây?
Cây chè dây được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc kháng khuẩn,… Vì thế ngoài những ai đang mắc bệnh viêm dạ dày, trào ngược dạ dày hoặc nhiễm khuẩn HP thì những ai muốn thanh lọc, giải nhiệt đều có thể sử dụng trà dây. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng chè dây để chữa bệnh.
Lưu ý khi dùng cây chè dây chữa bệnh
Khi sử dụng chè dây để chữa bệnh, bạn nên lưu ý không sử dụng quá 70gr chè dây mỗi ngày. Ngoài ra, tuyệt đối không được uống nước chè đã để qua đêm hoặc uống nước chè khi bụng đói. Cuối cùng, bạn nên tìm mua đúng loại chè dây chất lượng, uy tín để tránh mua trúng hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Xem thêm:
- 6 Tác dụng của chè vằng đối với sức khoẻ và các lưu ý khi dùng
- Hạt é là hạt gì? Hạt é có tác dụng gì? Cách dùng, nơi mua hạt é
- Tổng hợp các loại trà an thần giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc phổ biến của rất nhiều người rằng chè dây có tác dụng gì? Bài viết đã đem đến cho bạn những tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng cây chè dây trong chữa bệnh. Hy vọng những thông tin trên đã đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích và cần thiết!