Chân gà là món ăn quen thuộc với đại đa số người dân Việt, vừa thơm ngon vừa dễ dàng chế biến. Tuy nhiên, bạn có biết chân gà bao nhiêu calo? Ăn chân gà có mập hay không? Tất cả sẽ được KHOEPLUS24H giải đáp qua bài viết dưới đây.
Giá trị dinh dưỡng của chân gà
Mặc dù chân gà không chứa nhiều thịt gà như các bộ phận khác như đùi, cánh, vùng ức,… nhưng vẫn có nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe người dùng. Theo bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng thì trong 100g chân gà có những chất dinh dưỡng sau:
- 215 calo.
- 20g protein.
- 14,3 chất béo.
- 0,2g carbonhydrat.
- 3% vitamin A cần thiết mỗi ngày.
- 21% vitamin B9 cần thiết mỗi ngày.
- 7% canxi cần thiết mỗi ngày.
- 7% photpho cần thiết mỗi ngày.
Xem thêm: Ăn ức gà giảm cân không? Các món ngon với ức gà giảm cân
Một số người cho rằng chân gà không chứa các dưỡng chất cần thiết cho con người. Thực tế, thành phần các chất dinh dưỡng lại vô cùng phong phú, đặc biệt hàm lượng collagen vượt trội, lên đến 80%. Từ đó, giúp cải thiện chức năng hệ xương, làm đẹp da,…
Bên cạnh đó, acid hyaluronic và chondroitin sulfate có trong chân gà đều đóng vai trò nhất định đối với sự phát triển các bộ phận của con người. Một số nghiên cứu chứng minh chân gà chứa nhiều chất giúp làm lành tổn thương nhanh chóng hay điều trị bệnh xương khớp.
Chân gà bao nhiêu calo?
Thông thường, một chiếc chân gà chứa đến 73 calo, như vậy một đôi có khoảng 143 calo. Tuy nhiên, tùy theo phương pháp và nguyên liệu chế biến, lượng calo cho mỗi món ăn sẽ có sự biến đổi, cụ thể dưới đây:
- Chân gà luộc: Đây là phương pháp chế biến truyền thống, đơn giản và thường xuyên được áp dụng, đồng thời không thêm bất kỳ gia vị nên lượng calo thấp nhất. Một chiếc chân gà luộc chứa khoảng 61 calo.
- Chân gà nướng: Nhờ hương vị thơm ngon, tẩm ướt một số loại gia vị nên được nhiều người yêu thích. Một cây chân gà nướng cung cấp đến 100 calo, nếu nướng muối ớt là 123 calo.
- Chân gà sả ớt: Được chế biến từ gia vị như ớt, muối, sả, giấm,… Thông thường, mỗi chiếc chân gà sả ớt chứa khoảng 130 calo.
Ăn chân gà có tốt không?
Cung cấp collagen
Trong chân gà có đến 70 – 80% protein là collagen, một con số rất lớn. Đặc biệt, collagen có tác dụng cải thiện sự săn chắc, đàn hồi của làn da giúp da trở nên tươi sáng, hồng hào hơn. Hơn nữa, hàm lượng dưỡng chất cao hỗ trợ hệ thống cơ, xương, khớp luôn dẻo dai.
Giảm nguy cơ gãy xương, chống gãy xương
Hàm lượng protein, canxi chứa trong chân gà tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể, đồng thời giúp xương chắc khỏe hơn. Từ đó, hạn chế tối đa nguy cơ gãy xương.
Xem thêm: Ăn gì tốt cho xương khớp? Top 12 thực phẩm tốt cho xương khớp chắc khoẻ
Hỗ trợ chữa lành chấn thương, giảm viêm
Collagen không chỉ quan trọng với làn da mà còn giúp giảm viêm, hỗ trợ chữa lành vết thương hay hạn chế mức độ viêm của cơ thể. So với tình trạng viêm tại chỗ, điều này nghiêm trọng hơn vì nó gây tổn thương mô khắp cơ thể hoặc nhiều bệnh tình khác.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Khi dùng các món ăn được chế biến từ chân gà, đặc biệt món hầm chân gà với các nguyên liệu tốt cho sức khỏe như táo tàu, kỷ tử,… thì các dưỡng chất trong nước hầm giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Xem thêm: Táo ta, táo tây, táo tàu có những tác dụng chữa bệnh gì?
Duy trì sức khỏe móng, nướu
Hàm lượng canxi, collagen, axit amin dồi dào có trong chân gà giúp cho tóc, móng của bạn trở nên chắc khỏe và mềm mượt hơn. Đồng thời, hạn chế tình trạng viêm nướu hoặc các bệnh liên quan đến đường răng miệng.
Xem thêm: Ăn gì để tóc mọc dày? 23 loại thực phẩm giúp tóc mọc nhanh và nhiều hơn
Tăng khả năng miễn dịch
Chân gà có chứa một số khoáng chất như photpho, canxi, kẽm giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch của cơ thể, nâng cao sức đề kháng, chuẩn bị và sẵn sàng đối phó với các loại vi khuẩn hay tác nhân gây bệnh khác.
Xem thêm: Tổng hợp các loại trái cây tăng sức đề kháng, hỗ trợ sức khỏe miễn dịch
Duy trì cân nặng
Bên cạnh đó, collagen trong chân gà hỗ trợ người dùng duy trì trọng lượng cơ thể và khối lượng cơ. Tất nhiên, điều này chỉ diễn ra khi bạn có kết hợp một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
Xem thêm: Ăn gì để không tăng cân? 7 món ăn, thức uống giúp giảm cân ngày Tết
Một số lợi ích khác
Một số nghiên cứu khoa học trên động vật đã chứng minh rằng một loại protein trong chân gà, bằng cách kích thích glucagon-like peptide-1 (GLP-1) – một loại hormone giúp sản xuất insulin cải thiện lượng đường trong máu. Từ đó, hỗ trợ tình trạng đường huyết.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Gợi ý 23 thực phẩm tốt cho người tiểu đường
Một số lưu ý khi ăn chân gà
Để thoải mái ăn chân gà mà không lo béo, tăng cân mất kiểm soát đồng thời tốt cho sức khỏe bản thân thì bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Không ăn quá nhiều chân gà: Tuy chân gà chứa nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể nhưng bạn phải kiểm soát số lượng hấp thu. Chuyên gia dinh dưỡng cho hay, chỉ nên ăn vừa đủ và không vượt quá 900g mỗi ngày.
- Chế biến chân gà ít dầu mỡ: Thay vì sử dụng chân gà chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, gia vị thì bạn nên bổ sung chân gà luộc, hấp vừa ngon miệng vừa hạn chế lượng calo không tốt gia tăng.
- Kết hợp cùng các thực phẩm khác: Mặc dù, chân gà là thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng nhưng không chứa chất xơ và tinh bột nên bạn hãy dùng chung cùng các loại rau củ, hoa quả để cân bằng dưỡng chất.
Xem thêm: Top 27 thực phẩm giàu calo giúp tăng cân an toàn hiệu quả
Chân gà làm gì ngon?
Chân gà là một nguyên liệu dân dã, quen thuộc với phần lớn người dân Việt Nam. Đồng thời, bạn có thể chế biến thành nhiều món ngon như chân gà hầm, chân gà hấp, chân gà sả tắc, chân gà hấp bia, nộm chân gà, chân gà sốt cay, chân gà rang muối,…
Xem thêm:
- Ăn 1 miếng gà rán bao nhiêu calo? Cách ăn gà rán không gây béo
- Ăn 1 quả trứng gà bao nhiêu calo? Mỗi ngày nên ăn mấy quả?
- 1 hộp cơm gà bao nhiêu calo? Bí quyết ăn gà giảm cân đúng cách
Qua những thông tin trên, KHOEPLUS24H đã giúp độc giả giải đáp thắc mắc chân gà bao nhiêu calo hay ăn chân gà có mập không? Từ đó, bạn có thể xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ít dầu mỡ để cơ thể luôn khỏe mạnh.