Cây hương thảo không chỉ được dùng làm gia vị trong nấu ăn để tạo nên những món ăn ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy cây hương thảo có tác dụng gì? Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Cây hương thảo là cây gì?
Cây hương thảo là một loại cây gia vị phổ biến. Tùy từng địa phương, loại cây này sẽ có nhiều tên gọi khác nhau như cây dương chổi, cây mê điệt. Thuộc họ Hoa môi, cây hương thảo có tên khoa học là rosemary, có nghĩa là “sương của biển” bởi vì nó có nguồn gốc từ vùng bờ biển Địa Trung Hải.
Cây hương thảo có thân nhỏ, cao khoảng 1 – 2m, mọc thành bụi, lá cây xanh thẫm và có mùi thơm đặc trưng. Dù có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, ngày nay hương thảo được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở những vùng khí hậu khô ráo, mát mẻ. Tại Việt Nam, cây được trồng nhiều ở miền Trung và Nam.
Cây hương thảo có thể được trồng bằng hạt hoặc ươm mầm từ lá. Có hai cách thu hoạch cây hương thảo. Đối với quy mô lớn, người ta cắt ngọn và sấy khô lấy lá. Đối với quy mô nhỏ, người ta cắt tỉa ngọn và lá.
Giá trị dinh dưỡng cây hương thảo
Là loài thực vật chứa nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, vậy nên giá trị dinh dưỡng của cây hương thảo cũng rất phong phú như vitamin B6, sắt, canxi và một số dưỡng chất khác có thể kể đến như:
- Đường: 0gr
- Chất đạm: 0.1gr
- Chất béo: 0.2gr
- Chất xơ: 0.4gr
- Carbohydrate: 0.6gr
- Calorie: 3.9
Cây hương thảo có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Cây hương thảo là một loại cây thân thảo có mùi thơm đặc trưng, được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Với hương thơm dễ chịu và thành phần chứa nhiều dinh dưỡng, cây hương thảo đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho con người.
Chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm
Hương thảo có hoạt tính chống oxy hóa và kháng viêm nhờ các hợp chất polyphenol như axit rosmarinic và axit carnosic.
Axit rosmarinic được dùng làm chất bảo quản tự nhiên để kéo dài thời hạn sử dụng thực phẩm dễ hỏng vì nó có khả năng chống oxy hóa.
Các hợp chất trong cây cũng có tính kháng khuẩn, giúp chống nhiễm trùng. Vì thế, trong y học cổ truyền, lá hương thảo được dùng để chữa lành vết thương.
Cải thiện tiêu hóa
Ở châu Âu, chiết xuất từ cây hương thảo thường được dùng để điều trị chứng khó tiêu. Người ta cho rằng, hương thảo có thể hỗ trợ tiêu hóa bằng cách thúc đẩy sự cân bằng của các lợi khuẩn đường ruột và tính chất kháng viêm.
Tăng cường trí nhớ và sự tập trung
Việc uống trà hay ngửi tinh dầu hương thảo có tác dụng giảm lo âu, cải thiện tâm trạng, tăng khả năng tập trung và trí nhớ.
Khi sử dụng tinh hương thảo trong 1 tháng sẽ giúp bạn giảm lo âu, cải thiện trí nhớ và giấc ngủ. Ngoài ra, khi bạn ngửi dầu hương thảo kích thích hoạt động não bộ, cải thiện tâm trạng. Nhịp tim, huyết áp, nhịp thở của họ cũng tăng sau khi ngửi dầu.
Bảo vệ hệ thần kinh
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật cho thấy các hợp chất trong hương thảo giúp bảo vệ hệ thần kinh bằng cách ngăn chặn quá trình chết của tế bào não, có khả năng hỗ trợ phục hồi và bảo vệ trước các tổn thương não tiềm ẩn.
Ngăn ngừa lão hóa tế bào não
Tinh chất trong cây hương thảo có thể bảo vệ sức khỏe não bộ bằng cách làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào thần kinh.
Thậm chí, tinh chất này còn cho thấy tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer. Cụ thể, tinh chất hương thảo có thể ngăn chặn và làm chậm quá trình suy giảm chức năng nhận thức do tuổi tác.
Bảo vệ mắt khỏi bệnh thoái hóa điểm vàng
Với thành phần axit carnosic có trong cây hương thảo sẽ góp phần bảo vệ võng mạc khỏi bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người trưởng thành, trẻ tuổi mắc thoái hóa điểm vàng cũng đang dần tăng lên nên bạn cần có biện pháp ngăn ngừa suy giảm thị lực và làm chậm diễn biến của bệnh này nhé!
Giúp giảm lượng đường trong máu
Trà hương thảo chứa các hợp chất axit carnosic và axit rosmarinic có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Các hợp chất này tạo ra các hiệu ứng giống như insulin và thúc đẩy quá trình hấp thụ glucose vào trong các tế bào cơ, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Các lợi ích khác
Ngoài những tác dụng vừa kể trên, cây hương thảo còn có những tác dụng sau đối với sức khỏe:
- Có lợi cho sức khỏe tim mạch: Nghiên cứu cho thấy chiết xuất hương thảo có thể làm giảm nguy cơ suy tim sau cơn đau tim.
- Hỗ trợ giảm cân: Nghiên cứu trên động vật ghi nhận hương thảo có thể ngăn ngừa tăng cân ở chuột, kể cả khi chúng được cho ăn chế độ nhiều chất béo.
- Giảm rụng tóc: Tinh dầu hoặc chiết xuất từ hương thảo có thể làm giảm rụng tóc khi được thoa lên da đầu.
Một số tác hại của cây hương thảo khi sử dụng quá nhiều
Hương thảo thường an toàn khi dùng với liều lượng thấp. Tuy nhiên, sử dụng với liều cao có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, mặc dù điều này khá hiếm gặp. Dưới đây là một số tác hại mà việc sử dụng cây hương thảo quá nhiều có thể gây ra:
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Co giật và co thắt.
- Mất ý thức hoặc hôn mê.
- Phù phổi (tích tụ chất lỏng trong phổi).
Cây hương thảo trồng trong nhà được không?
Một số loài cây khi trồng trong nhà sẽ làm hạn chế sự trong lành của không khí. Tuy nhiên, điều này bạn không cần lo lắng vì cây hương thảo hoàn toàn có thể trồng trong nhà. Dưới đây là lý do vì sao:
- Về mặt sức khỏe: Hương thảo không gây hại cho con người. Trái lại, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mùi hương của cây có tác dụng thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng và cải thiện trí nhớ, đặc biệt hữu ích cho người đang trong giai đoạn stress.
- Về phong thủy: Hương thảo thanh lọc không khí hiệu quả. Thêm vào đó, sắc xanh tươi của cây còn gia tăng nguồn năng lượng cho không gian, mang lại cảm giác vui vẻ và lạc quan.
- Về sinh học: Hương thảo có tác dụng xua đuổi muỗi rất tốt. Do đó, đây đang là loại cây được ưa chuộng để trồng trong nhà. Với giá cả phải chăng, việc trồng hương thảo trong phòng ngủ là giải pháp thân thiện môi trường.
Các lưu ý khi dùng cây hương thảo
Cây hương thảo có nhiều công dụng chữa bệnh và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng hương thảo, người dùng cần lưu ý một số điểm sau:
- Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các bài thuốc từ hương thảo, vì chúng có thể phù hợp hoặc không tương thích với cơ địa từng người, gây ra phản ứng dị ứng nếu dùng không đúng cách.
- Các bài thuốc từ hương thảo thường có tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì điều trị. Nếu thuốc không có tác dụng hoặc xuất hiện triệu chứng bất thường, cần ngừng dùng và thăm khám bác sĩ.
- Người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các bài thuốc từ hương thảo.
- Các bài thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ, không được tự ý ngừng thuốc tây mà chuyển sang dùng hoàn toàn các loại thuốc Đông y mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Lạm dụng hương thảo quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, co thắt dạ dày. Khi gặp tình trạng này kéo dài cần đến gặp bác sĩ để được xử lý.
Xem thêm
- Lá lốt có tác dụng gì? Uống nước lá lốt hàng ngày có tốt không?
- Rau diếp cá có tác dụng gì? Ăn diếp cá hằng ngày có tốt không?
- Cây an xoa có tác dụng gì? 10 tác dụng của cây an xoa
Như vậy, có thể thấy cây hương thảo là một loài thực vật thân thảo, sở hữu hương thơm đặc trưng và chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe con người. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích để trả lời câu hỏi cây hương thảo có tác dụng gì. Nếu thấy hay, hãy chia sẻ ngay cho gia đình và bạn bè nhé!