Cây đinh lăng có tác dụng gì đối với sức khỏe? Lưu ý khi dùng

0
(0)

Cây đinh lăng là một phương thuốc quý thường được sử dụng trong y học cổ truyền dùng để điều trị các bệnh về da, xương khớp hoặc một số bệnh của phụ nữ. Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu cây đinh lăng có tác dụng gì thông qua bài viết này nhé!

Cây đinh lăng là gì?

Cây đinh lăng (có tên khoa học là Polyscias fruticosa – (L.) Harms hay còn gọi là Ming Aralia), thuộc họ nhà Nhân sâm và nguồn gốc ở Ấn Độ. Cây thường sống theo bụi tại những có khí hậu nhiệt đới, thường cao khoảng 5 mét và rộng từ 2 – 3 mét.

Cây đinh lăng thường có những nhánh lá cây rộng màu xanh và thường nằm ở đầu cành. Cây đinh lăng được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền vì khả năng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cây đinh lăng thuộc họ nhà Nhân sâm và nguồn gốc ở Ấn Độ
Cây đinh lăng thuộc họ nhà Nhân sâm và nguồn gốc ở Ấn Độ

Tác dụng của cây đinh lăng

Tác dụng của lá cây đinh lăng

Chữa dị ứng và ngộ độc thức ăn

Nấu nước lá đinh lăng uống hàng ngày sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng bị ngộ độc thức ăn. Đặc biệt nó còn có thể giúp chữa dị ứng ở những người bị cơ địa dễ bị dị ứng.

Chữa nhiệt độc, lở ngứa và mụn nhọt

Bạn hãy dùng 40 – 60 gr lá đinh lăng sắc lấy nước và uống là có thể chữa được các bệnh nhiệt độc, lở ngứa và mụn nhọt.

Cây đinh lăng chữa nhiệt độc, lở ngứa và mụn nhọt
Cây đinh lăng chữa nhiệt độc, lở ngứa và mụn nhọt

Chữa đau đầu

Dùng lá đinh lăng và bạch chỉ (một loại thảo dược trong thuốc Bắc) sắc lấy nước uống đều đặn hàng ngày sẽ giúp giảm đau đầu khá hiệu quả.

Chữa sưng, đau khi bị chín mé

Chín mé là tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ hay áp xe tại vị trí đầu ngón tay, ngón chân. Rửa sạch một ít lá đinh lăng rồi đem đi giã nhuyễn. Sau đó, đắp lên vùng bị nhiễm trùng là có thể giảm tình trạng sưng, đau khi bị chín mé.

Lá đinh lăng giúp chữa sưng, đau khi bị chín mé
Lá đinh lăng giúp chữa sưng, đau khi bị chín mé

Chữa phong thấp, đau, nhức mỏi xương khớp

Hãy dùng 30 – 40 gr mỗi loại sau đây: Lá đinh lăng, lá lốt và ké đầu ngựa. Đem các nguyên liệu này sắc lấy nước uống. Có thể trị được các bệnh về phong thấp, đau, nhức mỏi xương khớp.

Chữa bệnh về tiêu hóa

Lá đinh lăng sắc lấy nước uống trong vài ngày còn có thể chữa trị hiệu quả các tình trạng bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng.

Lá đinh lăng sắc lấy nước uống trong vài ngày còn có thể chữa trị hiệu quả các tình trạng bệnh tiêu hóa
Lá đinh lăng sắc lấy nước uống trong vài ngày còn có thể chữa trị hiệu quả các tình trạng bệnh tiêu hóa

Chữa rối loạn kinh nguyệt

Dùng lá và cành đinh lăng sắc lấy nước uống sẽ làm giảm cơn đau tại bụng và tử cung ở những người phụ nữ sau sinh hiệu quả.

Ổn định đường huyết

Lá đinh lăng có chứa saponin hạ đường huyết hiệu quả nên việc sắc nước uống hàng ngày sẽ hỗ trợ hiệu quả việc ổn định đường huyết trong cơ thể.

Cây đinh lăng chữa ổn định đường huyết
Cây đinh lăng chữa ổn định đường huyết

Bồi bổ sức khỏe cho sản phụ và phụ nữ sau sinh

Sản phụ và phụ nữ sau sinh sử dụng lá đinh lăng nấu cùng thịt hoặc uống nước đinh lăng sẽ giúp cải thiện sức khỏe, bồi bổ cho cơ thể.

Chữa tắc tia sữa sau sinh

Hãy dùng 40 gr lá đinh lăng cùng 300 ml nước và đun trên lửa nhỏ cho đến khi còn 200 ml là có thể lấy ra uống. Hãy dùng khi còn nóng để đêm lại hiệu quả cao, khi nước nguội thì bạn nên hâm lại để uống.

Cây đinh lăng có rất nhiều lợi ích cho sản phụ sau sinh
Cây đinh lăng có rất nhiều lợi ích cho sản phụ sau sinh

Chữa bệnh trĩ

Ở Malaysia, người ta còn dùng lá đinh lăng trong quá trình điều trị bệnh trĩ.

Giảm đờm ho do hen phế quản

Cây đinh lăng còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh hen phế quản. Dịch lá đinh lăng chứa terpenoid saponin sẽ làm giảm số lượng bạch cầu và chống viêm. Từ đó làm giảm đờm ho khi hen.

Cây đinh lăng còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh hen phế quản
Cây đinh lăng còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh hen phế quản

Tác dụng của rễ cây đinh lăng

Điều trị một số trường hợp nhiễm khuẩn Gram dương

Falcarinol và heptadeca trong cây đinh lăng có khả năng kháng khuẩn rất tốt nên có thể điều trị một số trường hợp nhiễm khuẩn Gram dương.

Điều trị tiểu khó

Rễ đinh lăng được dùng trong việc điều trị bệnh tiểu khó. Giúp bạn đi tiểu được trơn tru và tốt hơn. Việc sử dụng rễ đinh lăng tương đương việc bạn dùng liều thuốc lợi tiểu furosemid.

Rễ đinh lăng được dùng trong việc điều trị bệnh tiểu khó
Rễ đinh lăng được dùng trong việc điều trị bệnh tiểu khó

Tác dụng phụ của đinh lăng

Cây đinh lăng có chứa các thành phần saponin nên khi dùng liều lượng cao bạn có thể gặp phải một số trường hợp như: Mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, tiêu chảy. Nên bạn cần dùng một lượng khoảng 10 – 20 gr phơi khô trong một ngày và cây đinh lăng cần phải trồng trên 3 năm tuổi.

Cần chú ý khi sử dụng đinh lăng kéo dài trong 6 tháng vì bạn dễ gặp phải các tác dụng phụ và triệu chứng dễ gặp nhất chính là mất ngủ. Đinh lăng có tác dụng kích thích thần kinh nên bạn hạn chế uống trước khi đi ngủ.

Lá đinh lăng khi tiếp xúc qua da sẽ dễ gặp một số vấn đề như như viêm dị ứng, sưng phồng, mẩn đỏ nên bạn cần chú ý khi hái lá đinh lăng nhé!

Dùng đinh lăng liều lượng có thể gặp phải một số trường hợp như: mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, tiêu chảy
Dùng đinh lăng liều lượng có thể gặp phải một số trường hợp như: mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, tiêu chảy

Lưu ý những ai không nên sử dụng lá đinh lăng

Ngoài những tác dụng của lá đinh lăng nói trên thì bạn cũng sẽ có một người có thể bị tác dụng phụ. Chính vì thế một số trường hợp sau cần hạn chế sử dụng lá đinh lăng.

  • Phụ nữ mang thai: Trong lá đinh lăng chứa chất saponin làm tán huyết, đánh vỡ hồng cầu. Đinh lăng còn làm lợi tiểu nên tăng khả năng co giãn tử cung làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Đối với trẻ em: Trẻ em không nên uống nước lá đinh lăng vì hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, các bé chỉ nên tắm ngoài da.
  • Những người mắc bệnh gan và một số bệnh lý khác nên tránh sử dụng đinh lăng vì các cơ quan chức năng không tốt nên không thể xử lý ổn thỏa chất saponin.
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng lá đinh lăng
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng lá đinh lăng

Xem thêm:

Bài viết trên đã thông tin chi tiết với bạn về cây đinh lăng có tác dụng gì đối với sức khỏe. Để đảm bảo an toàn thì bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ ngay để mọi người cùng biết nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Đào Huy Đông
Đào Huy Đông
Chào mọi người, mình là Huy Đông. Mình đam mê sáng tạo nội dung và tìm hiểu về sức khỏe. Cùng mình khám phá những kiến thức hữu ích để sống khỏe mạnh hơn nhé!

Bài viết liên quan