Cây an xoa là một loại cây có nguồn gốc từ Campuchia và được biết đến với khả năng trị bệnh gan hiệu quả, giúp giấc ngủ được ngon hơn. Vậy loại dược liệu này có thật sự thần kỳ như lời đồn? Hãy cùng nhau tìm hiểu cây an xoa có tác dụng gì thông qua bài viết hôm nay nhé!
Cây an xoa là cây gì
Đặc điểm và phân bố
Trong dân gian, cây an xoa được biết đến với nhiều tên gọi như : tổ kén cái, cây dó lông, thâu kén lông và có tên khoa học là Helicteres hirsuta Lour. Loại cây này thuộc chi Dó (Helicteres), họ Trôm (Sterculiaceae). Cây thường phân bố tại những khu rừng thưa, ven rừng, tập trung chủ yếu tại những vùng Tây Nguyên, Bình Phước, Tây Ninh.
Cây an xoa có chiều cao khoảng 1 – 3 m, các nhánh được phân thành hình trụ và thân có lông. Lá cây hình xoan dài từ 5 – 17 cm, rộng 2.5 – 7.5 cm, gốc cụt hình tim, đầu mũi thon nhọn. Cả hai mặt lá đều được phủ lông hình và mặt dưới phủ một lớp màu trắng.
Hoa an xoa thường là các bông ngắn, đơn hoặc xếp đôi tập trung tại phần nách, có màu đỏ hoặc hồng, 5 cánh, nhị van đỏ, chứa khoảng 25 – 30 noãn. Cuống hoa có khớp và có lá bắc khá dễ rụng. Quả cây có hình trụ nhọn, chứa nhiều hạt. Cây an xoa thường có chu kỳ ra hoa kết quả từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm.
Dùng trong y học đông y
Cây an xoa là một loại cây có nhiều công dụng trong y học. Từ thân, lá, hoa cho đến quả của cây đều có thể dùng để chữa bệnh. Để thu được chất lượng tốt nhất, người ta thường hái cây an xoa vào mùa hè, khi cây đang ra hoa và quả nhiều nhất.
Sau khi thu hoạch, cây an xoa sẽ được phân loại thành cây và lá, đem đi rửa sạch rồi phơi khô dưới nắng. Khi đã khô, thân và lá của cây sẽ được trộn chung và để dùng dần.
Cây an xoa phơi khô cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị ẩm mốc và hư hỏng. Nếu thấy có dấu hiệu mốc, người ta sẽ vứt bỏ ngay và không dùng nữa.
Thành phần dinh dưỡng
Trong cây an xoa có một số thành phần có lợi cho sức khoẻ của con người có thể kể đến như:
- Flavonoid: Dược chất này sẽ chống oxy hoá mạnh mẽ, hạn chế các gốc tự do oxy hoá.
- Tiliroside, betulin, axit betulinic giúp cơ thể có thể kháng viêm tốt.
- Alkaloid có khả năng kháng được một số bệnh ung thư.
- Ngoài ra, cây an xoa còn có một số chất hữu ích cho cơ thể như: Lignan, Phenol, Lupeol, Stigmasterol, Apigenin,…
Tác dụng cây an xoa theo Đông y
Cây an xoa là một vị thuốc quý trong đông y, có nhiều tác dụng chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe. Cây an xoa có thể giúp:
- Điều trị và phòng ngừa các bệnh liên quan đến gan như viêm gan, xơ gan, men gan cao… Cây an xoa còn có khả năng bồi bổ gan, thanh nhiệt gan, giải độc gan và tái tạo các tế bào gan bị tổn thương.
- Ngăn chặn và hỗ trợ điều trị các loại ung thư, đặc biệt là ung thư gan.
- Loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể và hỗ trợ giảm cân an toàn.
- Làm giảm đau, chữa lỵ, sởi, cảm mạo, đái dắt và tiêu độc hiệu quả bằng cách dùng rễ cây.
- Trị mụn nhọt, sưng lở bằng cách dùng lá cây.
- Giúp cho người bị nhức mỏi, đau lưng, mất ngủ và da xanh xao có được sức khỏe tốt hơn.
Tác dụng cây an xoa theo y học hiện đại
Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra cây an xoa có rất nhiều chất như: tiliroside, lupeol, stigmasterol và apigenin. Các hợp chất này đem lại hiệu quả rất tốt cho cơ thể:
- Chống oxy hoá: nhờ hợp chất flavonoid mà quá trình oxy hoá được hạn chế, các tế bào gốc xấu cũng chậm phát triển.
- Kháng viêm: Các hợp chất betulin, axit betulinic hay tiliroside có khả năng kháng viêm, giảm viêm, sưng các bệnh về xương khớp. Việc dùng nước sắc từ cây an xoa sẽ giúp cơ thể bạn đỡ nhức mỏi khớp hơn.
- Kháng khuẩn: Chiết xuất từ cây an xoa sẽ kháng được 2 chủng khuẩn E.coli và Samonella typhi.
- Gây độc tế tào, chống ung thư: Chiết xuất từ cây an xoa làm tế bào ung thư gan HepG2 bị ức chế nên thường được dùng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về ung thư gan.
- Một số nghiên cứu còn cho thấy hợp chất lignan được chiết xuất từ cây an xoa còn chống được các bệnh ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt.
Tác dụng phụ không mong muốn
Là sản phẩm từ thiên nhiên, cây an xoa rất thân thiện với người dùng nếu sử dụng đúng liều lượng. Nhưng loại cây này vẫn có một số tác dụng phụ bạn cần phải chú ý:
- Nếu uống quá nhiều cây an xoa, bạn có thể bị tiêu chảy do cây có tính mát và thanh nhiệt.
- Khi mới bắt đầu uống cây an xoa, bạn có thể cảm thấy bụng đau, cồn cào hoặc khó chịu. Đó là do cây giúp thải độc cho cơ thể. Tình trạng này sẽ hết sau 10 ngày.
- Việc bảo quản và sơ chế không đúng cách sẽ khiến lông của cây an xoa làm ngứa, rát họng.
- Khi sử dụng các bài thuốc về cây an xoa cũng có thể khiến bạn bị chóng mặt nên hãy cẩn thận.
Cây an xoa mua ở đâu, giá bao nhiêu
Cây an xoa hiện tại thường có ở các tiệm thuốc Đông y hoặc các sàn thương mại online. Nhưng bạn cần lựa chọn những địa chỉ uy tín, có bằng cấp rõ ràng. Nhất là những sàn thương mại online, cần kiểm tra hàng kỹ khi nhận. Mức giá của cây an xoa dao động từ 100.000 – 200.000 đồng/kg khô (cập nhật mới nhất vào ngày 08/2023).
Đối tượng sử dụng
Một số đối tượng nên sử dụng cây an xoa có thể kể đến như:
- Những người có vấn đề về bệnh gan như: men gan cao, viêm gan, xơ gan,…
- Những người thường xuyên sử dụng rượu bia, ăn đồ ăn có quá nhiều dầu mỡ.
- Người bị mất ngủ, khó ngủ, giấc ngủ không ngon.
- Những người hay bị đau nhức xương khớp, thấp khớp.
- Người bị thừa cân, đang muốn giảm cân, trong chế độ ăn kiêng.
Lưu ý khi dùng
Khi sử dụng bài thuốc về cây an xoa, bạn cũng lưu ý những điểm sau để đem lại tác dụng tốt nhất cho cơ thể:
- Khả năng đáp ứng thuốc của mỗi người là khác nhau nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Thời điểm dùng thuốc thích hợp chính là khoảng 20 phút sau khi ăn trưa hoặc ăn tối.
- Nước sắc cây an xoa nên dùng uống trong ngày, không dùng các nước sắc để qua đêm.
- Cần kết hợp thêm chế độ tập luyện, ăn uống điều độ, tránh làm việc quá sức ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
- Thực phẩm kiêng kỵ với cây an xoa thường là đồ ăn có tính hàn như: cua đồng, ốc, rau dền đỏ,…
- Hạn dùng chung thuốc Tây với các bài thuốc dân gian cây an xoa, nếu trong quá trình sử dụng gặp tác dụng phụ bạn cần đến trung tâm để được cơ quan y tế hỗ trợ kịp thời.
Xem thêm
- Chùm ngây có tác dụng gì? 18 tác dụng của cây chùm ngây với sức khỏe
- Cây đinh lăng có tác dụng gì đối với sức khỏe? Lưu ý khi dùng
- Rễ bồ công anh có tác dụng gì? 8 tác dụng của rễ bồ công anh
Bài viết trên đã thông tin chi tiết đến bạn về cây an xoa có tác dụng gì? Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp cơ thể của bạn trở nên khoẻ mạnh, săn chắc hơn. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ ngay để mọi người cùng biết nhé!
Nguồn tham khảo:
- Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam – Tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
- Võ Văn Chi, 1997, Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, tr.1231
- Cytotoxic constituents from Helicteres hirsuta collected in Vietnam – Ngày truy cập 28/08/2023
- In vitro antibacterial and anticancer properties of Helicteres hirsuta Lour. leaf and stem extracts and their fractions