Với những bạn niềng răng thì chế độ ăn uống và cách vệ sinh là quan trọng nhất. Vậy bạn đã biết cách vệ sinh răng niềng đúng và chế độ ăn hợp lý chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Khoeplus24h khám phá qua bài viết này nhé!
Tại sao phải vệ sinh răng miệng kỹ khi niềng răng?
Thức ăn rất dễ đọng lại ở bên dưới dây cung, bám quanh các dây thun buộc khi chúng ta niềng răng mắc cài. Vì vậy, vi khuẩn rất dễ sinh sôi và phát triển.
Những vi khuẩn này sẽ hấp thu lượng đường từ thức ăn và chuyển hoá thành axit gây kích thích nướu, sâu răng và hôi miệng.
Thế nên, việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng trong quá trình niềng răng là điều rất quan trọng giúp chúng ta phòng tránh các bệnh lý về răng miệng và để bề mặt răng bên dưới khí cụ niềng vẫn được chắc khoẻ, sáng bóng khi tháo niềng.
Hướng dẫn vệ sinh răng khi niềng răng hiệu quả
Lựa chọn bàn chải và thường xuyên thay bàn chải
Bạn nên chọn những loại bàn chải đắt tiền, lông mềm, phù hợp với kích thước miệng, đầu bàn chải thuôn để có thể đánh sạch ở những nơi có mắc cài. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua bàn chải điện dùng cũng rất tiện lợi.
Bàn chải để lâu dễ gây tích tụ các bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc. Vì vậy, bạn nên thay bàn chải định kỳ 6 tháng sẽ giúp bảo vệ răng miệng tốt nhất.
Chọn kem đánh răng có chứa Fluor
Các chuyên gia cho rằng kem đánh răng có chứa chất fluor để bảo vệ hàm răng chắc chắn và khỏe mạnh trong suốt quá trình niềng răng. Vì vậy, bạn cần sử dụng kem đánh răng có chứa fluor để ngăn ngừa sâu răng hiệu quả, giảm ê buốt,…
Chải răng đúng cách
Bạn nên chải răng thiểu 2 lần/ngày, sau buổi sáng, buổi tối và buổi ăn chính. Bạn nên chải xoay tròn, chải dọc hoặc có thể chải ngang nhẹ ở các vị trí mắc cài.
Hãy chải tất cả các bề mặt kể cả mặt trong, ngoài, mặt răng và mặt nhai. Khi chải răng hãy nghiêng bàn chải tạo góc khoảng 45 độ để lông bàn chải tiến sâu hơn vào rãnh lợi và làm sạch, massage lợi.
Sử dụng bàn chải kẽ
Các mảng bám ở vùng kẽ, vùng xung quanh mắc cài sẽ khó làm sạch bởi bàn chải thông thường, vì vậy bạn nên sử dụng thêm bàn chải kẽ. Cách chải là đưa lên đưa xuống, xoay bàn chải vào trong mắc cài để làm sạch toàn bộ răng miệng.
Sử dụng chỉ nha khoa
Làm chải thường sẽ không chải đến được vùng kẽ răng, vì vậy bạn cần phải dùng chỉ nha khoa. Cắt một đoạn chỉ dài khoảng 20 – 30 cm, sau đó luồn sợi chỉ qua dây cung và kéo ra kéo vào sao cho các mảng bám bung ra bên ngoài.
Sử dụng máy tăm nước
Nếu có điều kiện thì bạn nên đầu tư cho mình một chiếc tăm nước. Nó sẽ làm sạch mảng bám trên từng kẽ răng với nhiều chế độ mạnh nhẹ khác nhau.
Tuy nhiên, dùng tăm nước chỉ giải quyết được một mức độ nhất định trong trường hợp cần vệ sinh nhanh chứ không thay thế được chỉ nha khoa. Nếu bạn không có điều kiện mua máy tăm nước có thể sử dụng nước súc miệng thông thường.
Sử dụng nước súc miệng
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều dòng nước súc miệng nổi tiếng như: listerine, colgate, thái dương,… Bạn có thể sử dụng trực tiếp hoặc pha loãng ra với nước để giảm nồng độ nước súc miệng sao cho dễ chịu nhất.
Ăn thực phẩm phù hợp
Bạn chỉ nên ăn những loại thức ăn mềm, nghiền nhỏ, tránh ăn những đồ ăn dính như: khoai tây chiên, hạt khô, bỏng ngô, bánh kẹo,… sẽ khiến cho quá trình vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn.
Lưu ý về chế độ ăn uống khi đeo niềng
Không cắn bằng răng cửa: Bạn không nên cho đồ ăn trực tiếp vào miệng để cắn mà hãy sử dụng dao cắt nhỏ chúng ra rồi đưa từ từ vào vùng răng hàm để nhai.
Hạn chế ăn thức ăn cứng: Thức ăn cứng là kẻ thù của răng niềng. Chúng có thể gây ra những sang chấn bong mắc cài, uốn dây cung nếu như ăn đồ ăn quá cứng. Ngoài ra, trong khi niềng chân răng rất yếu nên ăn đồ cứng sẽ gây sang chấn mạnh cho mô nha chu.
Ăn thức ăn mềm: Trong khoảng 1 – 2 ngày đầu đặt chun tách khe, mới gắn mắc cài và đi dây cung, răng bạn sẽ có cảm giác đau buốt và ê ẩm. Lúc này, bạn nên sử dụng những thực phẩm mền như cơm, cháo, súp, trái cây mềm, nước ép, sinh tố,…
Cắt nhỏ thức ăn và nhai chậm: Cắt nhỏ thức ăn và nhai chậm sẽ giúp cho việc ăn uống diễn ra thuận tiện hơn, nhất là lúc bạn đi chơi với người yêu và bạn bè sẽ tránh được các trường hợp thức ăn mắc vào răng gây mất mỹ quan.
Hạn chế ăn thức ăn có kết cấu dính: Những thức ăn có kết cấu dính như như kẹo cao su, xôi nếp, kẹo dẻo,… hoặc là các loại hạt sẽ rất dễ dính vào mắc cài khiến cho bạn khó chịu. Vì vậy, nên hạn chế những thức ăn như vậy nhé.
Chải răng sạch sau khi ăn đồ ngọt: Đồ ăn ngọt và nước giải khát là nguy cơ dẫn đến tình trạng sâu răng. Vì vậy, sau khi ăn chúng, bạn cần phải chải răng ngay sau đó.
Lưu ý xử lý các vết xước trong khoang miệng: Khi niềng răng khó tránh khỏi những vết xước hoặc vết nhiệt miệng do dây cung – mắc cài cọ vào môi má. Bạn có thể giảm đau bằng cách ngậm nước lạnh, bôi sáp nha khoa.
Uống nhiều nước: Miệng của bạn có thể sẽ hơi khô trong thời gian niềng răng. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước sẽ giúp kiểm soát sâu răng tốt hơn. Ngoài ra, nước còn tốt cho sức khoẻ và làm đẹp da.
Người mới niềng răng nên ăn gì?
Người mới niềng răng thì nên ăn các loại thực phẩm tốt cho răng, mềm mại như sau:
- Sữa, phô mai, sữa chua, pudding.
- Ngũ cốc, cơm, bún, mì.
- Thịt hầm, thịt viên.
- Hải sản.
- Khoai tây nghiền, rau luộc, hấp.
- Trái cây mềm như táo, chuối, sinh tố, quả mọng.
- Bánh quy mềm, bơ đậu phộng.
- Bánh mì, bánh mềm, bánh kếp, bánh nướng xốp không có hạt.
Ngoài ra, bạn cần tránh những thực phẩm sau đây để quá trình niềng răng và vệ sinh diễn ra tốt nhất:
- Bánh kẹo dính như: caramel, kẹo cao su.
- Thức ăn cứng như hạt, kẹo cứng.
- Thực phẩm hay cắn bằng răng cưa như cà rốt, xương sườn, chân gà, cánh gà.
- Các loại bánh mì dai như: pizza, bánh mì Pháp, bánh mì tròn.
- Các loại đồ ăn giòn như bỏng ngô, khoai tây chiên, nước đá, lương khô.
XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ DỤNG CỤ CÁ NHÂN:
- Kem đánh răng Oral Clean có tốt không? Bé mấy tuổi có thể dùng?
- Hướng dẫn các bước rửa tay theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế
- Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì? Cách thực hiện
Trên đây là cách vệ sinh răng niềng và chế độ ăn uống hợp lý. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc răng miệng. Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè nhé.