Đau bụng quặn từng cơn có thể là tình trạng cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư thực tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích,… Cùng Khoeplus24h hiểu rõ hơn về cách trị, làm giảm cơn đau và biện pháp phòng tránh hiệu quả triệu chứng này ở bài viết sau đây nhé!
Biểu hiện của đau bụng quặn từng cơn
Đau bụng quặn từng cơn là cảm giác đau bụng không âm ỉ kéo dài mà sẽ đau dữ dội theo từng đợt. Thời gian đau của mỗi đợt thường sẽ kéo dài từ 30 giây đến 1 phút hoặc ngắn hơn.
Các vị trí đau thường xuất hiện bên trái/ phải/ dưới/ trên hoặc xung quanh rốn. Hiện nay, cơn đau được chia thành 2 mức độ là cấp tính và mãn tính.
Đau cấp tính thường sẽ đau ngay khi ăn vật lạ hoặc đau khi bị các tổn thương như: vết loét, xuất huyết ở các cơ quan trong ổ bụng. Đau bụng mãn tính thường âm ỉ kéo dài khi gặp tác động.
Một số triệu chứng đi kèm khi các cơn đau quặn bụng xuất hiện như: buồn đi ngoài, bị tiêu chảy do nhu động ruột hoạt động mạnh làm thúc đẩy phân.
Đau bụng quặn từng cơn dấu hiệu của một số bệnh
Tình trạng rối loạn tiêu hóa
Khi bị rối loạn tiêu hóa, các cơn đau quặn từng cơn sẽ xuất hiện. Cảm giác đau này chỉ xuất hiện ở bụng dưới, nhưng một vài trường hợp có thể lan lên bụng trên hoặc ra khắp bụng.
Triệu chứng đau này có thể tự dứt sau 1 – 2 ngày hoặc kéo dài nhiều ngày tùy vào mức nặng nhẹ khác nhau.
Người bị rối loạn tiêu hóa còn sẽ xuất hiện thêm một số biểu hiện như đầy hơi, chướng bụng, có xu hướng đi ngoài nhiều và đau giảm sau khi đi ngoài,…
Bệnh tiêu chảy cấp và mạn tính
Người bị tiêu chảy cấp và mạn tính thường sẽ chịu đựng những cơn đau quặn dội hướng lên trên kèm theo đó là nhu cầu đi ngoài.
Khi bị tiêu chảy cấp và mạn tính, người bệnh sẽ bị mất nước và rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ăn,.. Bởi số lần đi ngoài sẽ ngày càng tăng và phân sẽ lỏng như nước. Các triệu chứng này có thể kéo dài trong vài tuần lễ hoặc ít hơn tùy mức độ.
Bệnh Polyp đại tràng
Khi gặp các triệu chứng đau quặn từng cơn và đi ngoài nhiều thì rất có khả năng bạn đã mắc bệnh Polyp đại tràng. Vì đây là các dấu hiệu thường gặp nhất của căn bệnh này. Tuy nhiên để khẳng định bạn có mắc bệnh Polyp đại tràng không, bạn cần làm các xét nghiệm chuyên sâu cần thiết.
Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột
Các cơn đau quặn từng cơn ở bụng có thể đến từ việc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến các cơ quan tiêu hóa chịu áp lực lớn. Không chỉ vậy, người bị rối loạn vi khuẩn đường ruột còn có thể đi ngoài nhiều lần với phân trong tình trạng nát hoặc sống.
Hội chứng ruột kích thích
Người bị hội chứng ruột kích thích này thường sẽ có các triệu chứng gồm đau bụng quặn từng cơn sau khi ăn trong suốt 6 tháng và đi ngoài phân lỏng sau khi ăn khoảng 15 – 20 phút.
Viêm đại tràng mãn tính
Bệnh viêm đại tràng mãn tính có thể gây ra tình trạng đau quặn bụng từng cơn khá nghiêm trọng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể đi ngoài nhiều lần khoảng 3 – 4 lần trong ngày. Phân sẽ thường lỏng và bị chướng bụng, đầy hơi.
Ung thư trực tràng
Đây là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao và số bệnh nhân đang ngày càng gia tăng. Triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh thường là các cơn đau quặn từng cơn ở vùng bụng dưới, kèm tiêu chảy nhiều lần.
Đặc biệt, khi đi ngoài phân sẽ lẫn máu và dịch nhầy, người bệnh từ đó có thể bị mất nước, suy nhược và chán nản.
Cách giảm đau bụng quặn từng cơn
Chườm ấm
Đây là cách hiệu quả để làm giảm cơn đau khi người bệnh chỉ bị các cơn đau quặn bụng trong thời gian ngắn hoặc nghi ngờ do rối loạn tiêu hóa. Để thực hiện phương pháp chườm nóng, bạn cần lấy nước ấm khoảng 70 độ C cho vào chai. Sau đó, nằm thả lỏng người và chườm nóng tại những vị trí đau.
Massage vùng bụng
Ngoài chườm nóng khi gặp các cơn đau quặn bụng nhẹ người bệnh có thể tự thực hiện động tác mát xa bụng để làm dịu cơn đau. Các thao tác bạn cần thực hiện như: xoa hai bàn tay vào nhau để tạo nhiệt rồi xoa nhẹ nhàng trên bụng theo chiều kim đồng hồ từ 5 – 10 phút.
Dùng lá bạc hà
Từ lâu lá bạc hà được sử dụng như một vị thuốc trong Đông Y. Giúp chữa các bệnh như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, nôn mửa,… Cách sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần cho vài nhánh lá bạc hà vào ly nước sôi, ủ trong 5 phút rồi uống ngay khi còn ấm.
Uống trà gừng
Tương tự như bạc hà, gừng cũng là vị thuốc quen thuộc trong Đông Y với vị cay tính nóng, giúp hệ tuần hoàn được lưu thông tốt hơn. Từ đó các triệu chứng đau bụng cũng được cải thiện hẳn.
Để pha trà gừng, bạn cho vài lát gừng đã rửa sạch vào ly nước sôi, ủ khoảng 10 phút rồi cho mật ong vào và thưởng thức ngay khi còn ấm.
Sử dụng trà hoa cúc
Nhờ chứa nhiều hoạt chất giúp đường ruột được thư giãn, giảm số lần co thắt và khả năng ngừa nhiễm khuẩn tuyệt vời của trà hoa cúc. Mỗi lần bị đau quặn từng cơn ở bụng dưới, nhiều người thường nhâm nhi trà để giảm đau.
Cách pha trà hoa cúc khá đơn giản, bạn cho vài bông hoa cúc hoặc túi lọc trà hoa cúc vào ly/ tách. Sau đó, rót nước sôi vào và đợi khoảng 5 phút là có thể thưởng thức ngay rồi.
Uống thuốc giảm đau không kê đơn
Ngoài các biện pháp trên thì mỗi khi bị đau bụng quặn từng cơn, bạn có thể sử dụng những loại thuốc uống giảm đau không kê đơn để sử dụng như:
- Thuốc giảm đau chống viêm ( paracetamol ).
- Thuốc kháng acid.
- Thuốc giảm co thắt.
Làm sao để phòng tránh đau bụng quặn từng cơn?
Để phòng tránh tình trạng đau bụng quặn từng cơn và hạn chế những biến chứng mà nó gây ra, người bệnh cần phải:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Cần hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, cafein, đồ ăn cay nóng và ăn các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa.
- Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh: Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không thức khuya và luôn giữ tinh thần thoải mái.
- Tập luyện thể dục thể thao: Thường xuyên luyện tập thể dục hằng ngày để nâng cao thể chất.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Nên đi thăm khám định kỳ để tầm soát bệnh tật hiệu quả và an toàn nhất.
- Cần theo chỉ định của bác sĩ: Nếu các cơn đau trở nặng và phát hiện tình trạng bệnh lý. Bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc để sử dụng và gây tình trạng quá liều, ảnh hưởng đến sức khỏe.
XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC SỨC KHOẺ:
- Cách để chơi bóng đá giỏi: một số kỹ năng giúp cải thiện chuyên môn
- Hướng dẫn cách hít thở khi chạy bộ đúng kỹ thuật
- 11 tác dụng của đi bộ nhanh và kỹ thuật đi bộ nhanh đúng chuẩn
Trên đây là tất cả thông tin về cách trị đau bụng quặn từng cơn và cách phòng tránh hiệu quả nhất cho triệu chứng này. Hy vọng chúng bài viết trên hữu dụng giúp ích cho bạn. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Khoeplus24h nhé!