Bong gân là hiện tượng bị căng quá mức hay bị rách của dây chằng gây đau nhức. Đây là một hiện tượng phổ biến và có thể nguy hiểm nếu để lâu hay không chữa trị đúng cách. Hôm nay, hãy cùng khoeplus24h trong chuyên mục Cẩm nang sức khỏe tìm hiểu cách trị bong gân hiệu quả và đúng cách nhé!
Dấu hiệu khi bị bong gân
Các cấp độ bong gân
- Nhẹ: Dây chằng bị căng nhẹ chỉ đau khi người bệnh chuyển động.
- Nặng: Dây chằng bị nứt, rách 1 chút gây đau nhói liên tục.
- Rất nặng: Dây chằng bị nứt, rách hoàn toàn, có thể gãy tay chân hoặc có vài mảnh xương bể.

Cách nhận biết khi bị bong gân
- Đau nhói ở khớp bị thương: Đau nhói ở bộ phận bị thương, đặc biệt nặng hơn khi cử động hoặc di chuyển. Sau đó, khớp cứng lại và người bệnh không còn cảm giác đau nữa.
- Không thể đi lại hoặc cử động: Nếu bong gân ở mắt cá chân, cổ tay, bàn chân, bàn tay, người bệnh không thể đi lại hoặc cử động.

Cách trị bong gân cổ tay
Phương pháp sơ cứu RICE
RICE là phương pháp sơ cứu hiệu quả giúp giảm đau và sưng trong 4 bước đơn giản.
- Bước 1: Giữ yên và hạn chế hoạt động của cổ tay trong ít nhất 48 giờ.
- Bước 2: Làm mát vùng bị bong gân bằng túi nước đá để làm dịu vết thương. Chườm đá ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút để tránh bỏng lạnh trên da.
- Bước 3: Băng vết thương bằng băng thun hoặc băng y tế để giảm sưng đáng kể.
- Bước 4: Nâng cao cổ tay lên trên tim giúp giảm đau và viêm.

Đeo nẹp để cố định cổ tay
Dùng nẹp để giữ cố định cổ tay. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài có thể gây cứng và yếu cơ, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ và hạn chế đeo trong thời gian ngắn.

Sử dụng thuốc giảm đau
Một số loại thuốc chống viêm có thể tạm thời làm giảm đau và sưng tấy. Tuy nhiên, các loại thuốc này đều có tác dụng phụ là tăng nguy cơ chảy máu, viêm loét nên người bệnh không nên lạm dụng và luôn tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật
Nếu chấn thương nghiêm trọng, cơn đau kéo dài hơn 6 tuần hoặc điều trị bảo tồn không thành công, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để gắn lại hoàn toàn dây chằng bị rách. Tùy thuộc vào tổn thương, phẫu thuật có thể được thực hiện nội soi hoặc mở.

Băng dán cơ RockTape
RockTape là loại băng thể thao được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới để điều trị chấn thương. RockTape giúp hỗ trợ cơ bắp, tăng sức bền, cho phép vận động tối đa, giảm nguy cơ chấn thương, giảm sưng và đau đáng kể.

Vật lý trị liệu
Với sự hỗ trợ của trang thiết bị tiên tiến hiện đại, bệnh nhân được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng để nhanh chóng phục hồi khả năng vận động ban đầu. Bạn nên hỏi thăm ý kiến bác sĩ kỹ càng trước khi tập nhé.

Cách trị bong gân cổ chân
Chườm đá lạnh
Dùng túi chườm đá hoặc cho đá viên vào khăn sạch và nhẹ nhàng chườm lên chân. Chườm trong khoảng 5 – 7 giây, sau đó nhấc ra và tiếp tục chườm đều đặn trong khoảng 15 – 20 phút, không dùng đá viên chườm trực tiếp lên chân.

Chườm chân bằng trái me
Đây là một bài thuốc dân gian cổ truyền chữa bong gân cổ chân. Me được rửa sạch rồi hấp hoặc nướng lên và đắp lên những chỗ bị bong gân. Làm điều này 1 – 2 lần/ngày sẽ giảm sưng và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

Nẹp cố định bàn chân
Các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình khuyến cáo những người bị bong gân bàn chân nên dùng băng hoặc nẹp để cố định bàn chân trong vòng 24 giờ sau khi bong gân. Ngăn không cho bệnh nhân cử động, khiến vết thương trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

Dùng lá bắp cải
Cách chữa bong gân chân bằng lá bắp cải tại nhà rất đơn giản. Bạn lấy 2 – 3 lá bắp cải to, nhặt bỏ lá già, rửa sạch, hơ nóng rồi đắp lên vùng bị đau, có thể dùng lá bắp cải để xông hơi ấm của lá giúp giảm đau và giảm viêm.

Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm
Thuốc giảm đau và thuốc chống viêm là những phương pháp điều trị bong gân chân phổ biến nhất. Các loại thuốc khác nhau có thể được ưu tiên tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bong gân.

Một số lưu ý khi trị bong gân tại nhà
- Bạn nên đi gặp bác sĩ khi bị nặng. Không nên dùng rượu, cao nóng để xoa bóp vì có thể gây chảy máu trong.
- Bạn cũng cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế di chuyển khi bị bong gân.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, hạn chế đồ ăn dầu mỡ,… khi bị bong gân.
- Bạn tuyệt đối không được băng bó siết chặt vết thương.

XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC SỨC KHOẺ:
- Cách để chơi bóng đá giỏi: một số kỹ năng giúp cải thiện chuyên môn
- Hướng dẫn cách hít thở khi chạy bộ đúng kỹ thuật
- 11 tác dụng của đi bộ nhanh và kỹ thuật đi bộ nhanh đúng chuẩn
Trên đây là các cách trị bong gân hiệu quả và một số lưu ý khi các bạn bị bong gân. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho các bạn khi bị bong gân nhé!