Dấu hiệu – nguyên nhân khi bị bóng đè và các cách trị bóng đè hiệu quả

0
(0)

Bóng đè là một hiện tượng đôi khi ta gặp trong quá trình ngủ. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng sẽ tác động tiêu cực tới tâm lý của chúng ta. Vậy nên, hôm nay, hãy cùng khoeplus24h trong chuyên mục Cẩm nang sức khỏe tìm hiểu về bóng đè và cách trị bóng đè nhé!

Dấu hiệu khi bị bóng đè

Đây là trạng thái tinh thần tỉnh táo nhưng toàn thân không cử động được. Tình trạng tê liệt khi ngủ xảy ra khi cơ thể chuyển đổi giữa trạng thái thức và ngủ. Sau đó, người đó không thể cử động hoặc nói trong vài giây đến vài phút.

Bóng đè có những dấu hiệu sau: đổ mồ hôi, khó hít thở và tức ngực, tạo nên cảm giác sợ hãi tột độ, đau nhức toàn thân hoặc đầu. Hoặc tự tưởng tượng có người hãm hại mình, không mở mắt được, nói mớ, mất nhận thức thậm chí là gặp ảo giác.

Dấu hiệu khi bị bóng đè
Khi bị bóng đè ta có cảm giác khó thở vì có ai đó đè lên mình

Bóng đè có nguy hiểm không? Nguyên nhân xuất hiện bóng đè

Hiện tượng bóng đè thường không nguy hiểm nhưng lại gây hoang mangcảm giác sợ hãi. Nhiều người bị tê liệt khi ngủ chỉ một hoặc hai lần trong đời, nhưng một số lại trải qua nhiều lần một tháng hoặc nhiều hơn. Nguyên nhân ta gặp bóng đè có thể từ:

  • Rối loạn giấc ngủ: Khi bạn không ngủ đủ giấc, thời gian ngủ bị xáo trộn không cố định, ngủ chập chờn,… bạn sẽ dễ gặp bóng đè.
  • Chấn thương tâm lý: những người bị chấn thương về tâm lý, áp lực công việc hay trầm cảm thường cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bóng đè. Thói quen uống rượu và hút thuốc nhiều cũng dễ dẫn đến ảo giác và bóng đè khi ngủ.
Bóng đè có nguy hiểm không? Nguyên nhân xuất hiện bóng đè
Nguyên nhân xuất hiện bóng đè thường do tâm lý hoặc giấc ngủ không chất lượng

Các cách trị bóng đè

Thực hiện các cử động nhẹ

Hãy thực hiện các cử động nhỏ như nắm chặt tay hay co ngón chân lại. Bạn cũng có thể cau màylinh hoạt các cơ mặt thông qua mím môi nhằm giảm nhanh cảm giác bóng đè khi ngủ.

Thực hiện các cử động nhẹ
Thực hiện các cử động nhẹ để thoát khỏi cảm giác bóng đè

Tập trung thở đều

Bạn càng hoảng sợ, áp lực càng đè lên lồng ngực và bạn càng khó thở. Do đó, cho đến khi hết tình trạng này, bạn cần tập trung vào hơi thở để giữ bình tĩnh.

Tập trung thở đều
Tập trung thở đều để cơ thể thấy bình tĩnh hơn

Tạo những âm thanh nhỏ

Nếu bạn bị bóng đè khi ngủ, cổ họng của bạn có thể bị tê, nhưng hãy cố gắng tập trung vào việc nói hay phát ra âm thanh nhỏ. Nếu không, hãy đánh thức cơ thể bạn bằng một cơn ho khan.

Tạo những âm thanh nhỏ
Tạo những âm thanh nhỏ hoặc ho khan

Giữ tâm trạng bình thản

Nếu bạn cảm thấy ai đó đang kìm hãm mình, cố gắng chống trả sẽ không hiệu quả. Thay vào đó, chỉ cần thư giãnbình tĩnh bằng cách tự trấn an với bản thân.

Giữ tâm trạng bình thản
Giữ tâm trạng bình thản để thấy thoải mái hơn

Một số phương pháp hạn chế tình trạng bóng đè

  • Bạn nên ngủ đủ giấc, dành thời gian nghỉ trưa cho tinh thần thoải mái. Bạn cũng cần tạo không gian ngủ thoải mái, dễ chịu.
  • Bạn cần tạo và duy trì thói quen lành mạnh. Thường xuyên tập thể dục nâng cao tình trạng sức khỏe.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích trước khi ngủ.
  • Giữ cho tinh thần, tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái cũng là điều mà bạn cần lưu ý.
Một số phương pháp hạn chế tình trạng bóng đè
Hạn chế bia rượu hay các chất kích thích trước khi ngủ

XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC SỨC KHOẺ:

Trên đây là một số thông tin về bóng đè và cách trị bóng đè hiệu quả mà nhiều người áp dụng thành công. Hy vọng những điều này sẽ có ích cho các bạn trong việc có một giấc ngủ ngon nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Đào Huy Đông
Đào Huy Đông
Chào mọi người, mình là Huy Đông. Mình đam mê sáng tạo nội dung và tìm hiểu về sức khỏe. Cùng mình khám phá những kiến thức hữu ích để sống khỏe mạnh hơn nhé!

Bài viết liên quan