Cách sơ cứu khi bị bỏng, nguyên tắc và những lưu ý khi sơ cứu

0
(0)

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bỏng như: bỏng do hơi nóng, bỏng do lửa, điện và hóa chất,… Tuỳ vào từng loại bỏng mà bạn có cách xử lý khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về cách sơ cứu khi bị bỏng sao cho an toàn nhất. Cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu ngay nhé!

Các cấp độ bỏng cần biết

Bỏng được chia làm nhiều cấp độ tuỳ vào độ sâu của vết bỏng đối với bề mặt da. Cấp độ bỏng được chia làm 3 mức độ đó là bỏng bề mặt, bỏng 1 phần da và cấp độ nặng nhất là bỏng toàn bộ các lớp da.

Cấp độ bỏng bề mặt
Cấp độ bỏng bề mặt

Đối với bỏng bề mặt đây là cấp I. Phần da bị tổn thương chỉ nằm ở bề mặt da và làm cho làn da khu vực bỏng bị ửng đỏ lên gây đau rát do đầu mút dây thần kinh bị kích thích. Bên cạnh đó, vết thương khi ở cấp độ này thường sẽ lành hẳn sau 3 – 4 ngày.

Bỏng da một phần thường được biết đến với tên gọi bỏng cấp II. Lúc này, phần da bị tổn thương do bỏng chính là lớp biểu bì và một phần của lớp chân bì. Ở cấp độ bỏng này các vết thương sẽ hình thành nên các túi phỏng nước.

Nếu chẳng may vết thương bị vỡ ra sẽ để lộ ra một bề mặt màu hồng và gây đau đớn cho bệnh nhân. Vết bỏng sẽ lành lại sau khoảng 1 – 4 tuần khi bạn giữ vết thương không bị nhiễm trùng.

Các mức độ của bỏng da
Các mức độ của bỏng da

Cấp độ bỏng này được biết đến là cấp độ bỏng nặng nhất. Bỏng hết các lớp da sẽ gây tổn hại nghiêm trọng kể cả lỗ chân lông và tuyến mồ hôi. Vết bỏng thường có màu trắng nhợt hoặc xám lại, khô cứng nhưng không mang lại cảm giác đau đớn.

Ở cấp độ III của bỏng thì các vết thương rất dễ bị nhiễm khuẩn, vì lí do này mà các vết bỏng cần thời gian khá dài để lành lại. Khi lành lại các khu vực bị bỏng thường sẽ để lại sẹo.

Bỏng da ở các cấp độ
Bỏng da ở các cấp độ

Độ nguy hiểm với từng vị trí bỏng

Những vết bỏng thường để lại hậu quả rất nặng nề trong quá trình phục hồi của bệnh nhân như:

  • Vị trí ở mắt nếu bị bỏng thì có khả năng sẽ gây mù lòa.
  • Khi bị bỏng ngay mặt sẽ gây ra hiện tượng phù nề làm chèn ép đường thở, dễ bị biến dạng mặt hay có các vết sẹo.
  • Bàn tay hoặc vùng các khớp nếu bị bỏng có thể dẫn tới co cứng hay làm mất khả năng hoạt động.
Các vị trí bỏng gây nguy hiểm
Các vị trí bỏng gây nguy hiểm
  • Vùng gần hậu môn sinh dục hoặc vùng hậu môn sinh dục khi bị thương sẽ có nguy cơ cao nhiễm khuẩn cộng thêm thời gian hồi phục tổn thương lâu.
  • Chả may hít phải khói hay hơi nóng bạn có thể sẽ bị bỏng đường hô hấp. Khi gặp tình trạng bệnh lý này bạn dễ bị phù nề đường hô hấp, làm tăng nguy cơ suy hô hấp và rất dễ bị viêm phổi.

Nguyên tắc sơ cứu khi bị bỏng

Dù cho có bất kể nguyên nhân gây bỏng là gì, thì việc đầu tiên bạn cần làm là đưa người bị nạn tránh khỏi khu vực xảy ra tai nạn, loại bỏ các nguyên nhân gây bỏng chính là bước đầu bạn phải làm.

Xả trực tiếp nước sạch vào vết bỏng từ 20 – 30 phút. Cách sơ cứu khi bị bỏng như vậy để làm giảm nhiệt độ bề mặt của da và độ sâu của vết bỏng. Nhưng tuyệt đối không được sử dụng nước đá chỉ được phép sử dụng nước máy thông thường.

Cách sơ cứu khi bị bỏng
Cách sơ cứu khi bị bỏng

Dùng băng gạc hay khăn bông thấm nước đắp vào chỗ bỏng. Đối với sơ cứu khi bị bỏng lửa thì bạn nên sử dụng cát, nước hoặc áo khoác, áo choàng, chăn hay mảnh vải lớn nhúng nước để dập lửa.

Cách sơ cứu khi bị bỏng

Các bước sơ cứu

  • Đầu tiên bạn nên nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng ngâm vào nước nguội sạch để vệ sinh vết thương. Cũng như tránh để vết bỏng nhiễm khuẩn việc này giúp vùng da bị thương được dịu đi, tránh đau rát, sưng tấy.
  • Ngâm vết thương dưới nước mát chứ không nên chườm bằng đá hoặc nước đá, do tiếp xúc trực tiếp bằng đá lạnh có thể khiến vết thương trở nên tệ hơn.
Sơ cứu bệnh nhân khi bị bỏng
Sơ cứu bệnh nhân khi bị bỏng
  • Dùng băng gạc sạch và vô khuẩn để giúp vết thương không bị dính bẩn.
  • Các vết bỏng nhẹ ở cấp I bạn có thể tự chăm sóc vết thương ở nhà. Khu vực da bị bỏng sẽ tự liền lại. Còn trong trường hợp vùng da bị bỏng có diện tích lớn và vết thương nặng bạn nên mau chóng đến bệnh viện hay các cơ sở y tế gần nhất.

Sơ cứu khi quần áo bị cháy

Chả may bệnh nhân bị cháy lên quần áo. Không thể xử lý được lúc này bạn nên làm theo các bước sau:

  • Giúp cho nạn nhân bình tĩnh vì khi hoảng loạn họ chuyển động có thể tạo cơ hội cho lửa bắt cháy nhiều hơn.
  • Để nạn nhân luôn trong tư thế nằm yên trên sàn và hướng các vết bỏng lên trên.
Sơ cứu khi bị cháy
Sơ cứu khi bị cháy
  • Sử dụng một cái áo lớn hay tấm chăn lớn với chất liệu thô để bọc người bị nạn và dập lửa bằng cách lăn trên sàn tuyệt đối không dùng chất liệu nilon dễ cháy.
  • Không được cởi đồ người bị nạn ra vì khi bị cháy quần áo sẽ bị dính sát vào da nên việc cởi đồ ra sẽ khiến lửa có cơ hội tiếp xúc da và càng gây thương tổn nhiều hơn.

Những điều không nên làm khi sơ cứu bỏng

Dưới đây là các việc bạn tuyệt đối không được làm trong sơ cứu bệnh nhân bị bỏng:

  • Ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh là điều bạn không nên làm, vì vùng da bị bỏng khi qua lạnh sẽ khiến thân nhiệt bị hạ xuống. Điều này sẽ khiến cho vết bỏng dễ bị dẫn tới tình trạng co mạch máu, co cơ và là nguyên nhân làm vết thương nghiêm trọng hơn.
  • Không nên áp dụng các cách dân gian như bôi nước mắm, vắt nước củ ráy hay củ chuối lên các vết bỏng. Vết bỏng có thể sẽ bị nhiễm trùng và làm cho việc chữa trị trở nên khó khăn hơn.
Những điều không nên làm khi sơ cứu bỏng
Những điều không nên làm khi sơ cứu bỏng
  • Bôi kem đánh răng lên vùng da bị bỏng chính là việc nhiều người vẫn thường xuyên mắc phải. Kem đánh răng không làm cho vết thương dịu lại mà do chứa chất kiềm nhẹ nên khi bôi lên vùng da bị bỏng sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy đau đớn.
  • Không được chọc vỡ các bóng nước để tránh trường hợp bị nhiễm trùng do vi khuẩn thâm nhập vào.

Lưu ý khi xử lý vết bỏng

Cẩn thận trong việc tháo bỏ tư trang và mọi vật cứng xung quanh vùng bị bỏng để tránh đụng vào vết thương gây sưng nề và không nên bôi bất cứ thứ gì lên vết bỏng.

Tránh tình trạng mất bình tĩnh vì như vậy bạn sẽ không có đủ tập trung để thực hiện sơ cứu. Thực hiện theo các bước sơ cứu khi tình trạng vết bỏng nhẹ. Nếu vết bỏng ở cấp độ nặng thì mau chóng dập tắt lửa và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý khi xử lý vết bỏng
Lưu ý khi xử lý vết bỏng

Xem thêm:

Việc sơ cứu vết thương bị bỏng tuy đơn giản nhưng nếu sơ cứu không đúng có thể gây nhiễm trùng. Vậy nên, hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sơ cứu khi bị bỏng nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Dương Nhã
Dương Nhã
Xin chào, mình là Dương Nhã. Mình là một người đam mê khám phá và luôn muốn tìm hiểu về sức khỏe. Cùng mình khám phá những bí quyết để sống khỏe mạnh và năng động hơn nhé!

Bài viết liên quan