Mề đay là tình trạng bị phù do dị ứng kèm theo ngứa ngáy gây khó chịu cho người mắc phải. Hôm nay, hãy cùng khoeplus24h trong chuyên mục Bí quyết sống khỏe tìm hiểu cách chữa mề đay nhé!
Nguyên nhân khiến bạn bị nổi mề đay
Các tác nhân gây bệnh mề đay cụ thể rất phức tạp và bất kỳ ai cũng có thể bị nổi mề đay khi tiếp xúc với nhiều tác nhân khác nhau. Nguyên nhân mề đay thông thường bao gồm mỹ phẩm, côn trùng cắn, hay các loại dị ứng như: dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn,…
Các cách trị nổi mề đay tại nhà
Tránh tiếp xúc với yếu tố nguy cơ
Khi đã xác định được nguyên nhân khiến bạn nổi mề đay, bạn nên hạn chế tiếp xúc với những yếu tố này để mau lành bệnh.
Chườm lạnh
Sử dụng phương pháp chườm lạnh để trị mề đay mẩn ngứa tại nhà, tuy rất đơn giản nhưng mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Bạn dùng khăn quấn một ít đá và chườm lên vùng nổi mề đay trong 10 phút, lặp lại vài lần một ngày.
Tắm dung dịch giúp chống ngứa
Bạn có thể trộn các thành phần như bột yến mạch hoặc muối nở vào nước tắm để giảm ngứa. Đây là dung dịch thường được dùng khi bị mề đay. Tuy nhiên, bạn nên tắm nước mát thay vì nước ấm nóng để tránh bị nặng hơn.
Giữ cho cơ thể luôn mát mẻ
Nhiệt độ cơ thể cao có thể khiến tình trạng ngứa trở nên trầm trọng hơn. Cách chữa mề đay bằng phương pháp này rất dễ dàng. Bạn chỉ cần giữ nhiệt độ phòng thích hợp, mặc quần áo thoáng mát để tránh nóng.
Tránh dùng sản phẩm gây kích ứng da
Nếu bạn bị nổi mề đay, một số loại xà phòng tắm có thể làm khô da và thậm chí gây ngứa nhiều hơn. Vì vậy bạn nên sử dụng xà phòng tắm, đồ dưỡng da lành tính, ít hóa chất để tránh bị nặng hơn.
Nước cây phỉ
Điều trị mề đay bằng nước cây phỉ cũng rất hiệu quả. Nhờ chất tannin trong thành phần, cây phỉ được dùng để cải thiện bệnh. Dùng nước cây phỉ bôi lên vùng bị ảnh hưởng vài lần mỗi ngày. Sau khi thoa, để hỗn hợp thấm vào da khoảng 20 phút rồi rửa sạch.
Sử dụng lô hội
Sử dụng lô hội là một cách để giảm mề đay nhờ vào nguồn vitamin E dồi dào cho làn da khỏe mạnh. Tuy có đặc tính chống viêm tự nhiên, lô hội vẫn có thể gây viêm da tiếp xúc. Vì vậy bạn nên thử nghiệm 1 vùng nhỏ trước khi bôi toàn bộ.
Nghệ
Nghệ có khả năng làm giảm viêm và chữa lành vết thương. Bạn có thể cải thiện các triệu chứng của mề đay bằng cách thoa bột nghệ hoặc nghệ lên vùng nổi mề đay.
Bổ sung vitamin và dưỡng chất
Bổ sung vitamin D, C và B12 được cho rằng có hiệu quả trong việc trị mề đay. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị.
Thuốc kháng histamin
Nếu bạn bị nổi mề đay nghiêm trọng mà không thể chữa khỏi bằng các biện pháp ở trên, bạn có thể cần dùng thuốc kháng histamin. Thuốc benadryl, thuốc bôi ngoài da calamine, thuốc cetirizine, là một số loại thuốc hay được bác sĩ kê dùng.
Lưu ý trong quá trình điều trị mề đay
- Bạn nên giữ cơ thể sạch sẽ, mát mẻ.
- Không tiếp xúc với nguyên nhân gây mề đay.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị tại nhà.
Xem thêm các chủ đề khác liên quan đến chữa bệnh
- Cách chữa đau dạ dày hiệu quả dễ áp dụng tại nhà
- 25 cách chống say xe hiệu quả giúp bạn thoát khỏi mệt mỏi khi ngồi xe
- Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả mà bạn nên biết
Trên đây là một số cách chữa mề đay mà các bạn nên tham khảo. Hy vọng các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ khi bị mề đay và luôn có làn da khỏe mạnh nhé!