Mẹo dân gian cách chữa mắt đỏ tại nhà an toàn, hiệu quả

0
(0)

Đau mắt đỏ là một căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng nếu chậm trễ bệnh sẽ dễ tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến thị lực, thậm chí nghiêm trọng nhất là gây mù lòa. Sau đây là một số cách chữa mắt đỏ tại nhà vô cùng đơn giản hiệu quả, tham khảo cùng khoeplus24h trong chuyên mục Bí quyết sống khỏe nhé!

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) là tình trạng lớp màng mỏng của mắt bị tổn thương, gây kích ứng và đỏ lên. Một số triệu chứng thường thấy là nhức mắt, chảy nước mắt, đau mắt đỏ 1 bên hoặc cả 2 bên, cộm ngứa, ra ghèn rỉ màu vàng liên tục.

Nguyên nhân đau mắt đỏ có thể do chấn thương, mắt bị dị ứng, bệnh tự miễn hoặc do vi khuẩn, virus, nấm gây ra. Nguyên nhân phổ biến nhất là do virus, vì vậy, đau mắt đỏ rất dễ lây từ người sang người thông qua việc vô tình tiếp xúc với dịch có chứa virus gây bệnh.

Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ là tình trạng lớp màng mỏng của mắt bị tổn thương, gây kích ứng và đỏ lên

Cách chữa đau mắt đỏ tại nhà giúp nhanh khỏi

Thuốc nhỏ mắt

Khi đau mắt đỏ, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể lựa chọn những loại thuốc nhỏ mắt phù hợp. Tuy nhiên, bạn có thể mua loại thuốc nhỏ mắt natri clorid 0.9% hay còn gọi là nước muối sinh lý để vệ sinh ghèn, giữ mắt luôn sạch sẽ và thông thoáng.

Bạn nên thường xuyên vệ sinh mắt bằng nước nhỏ mắt, mỗi ngày làm từ 5- 6 lần. Điều này sẽ làm trôi phần nào các tác nhân gây bệnh, làm giảm triệu chứng đau mắt đỏ cũng như giữa cho mắt luôn sạch sẽ, dễ chịu.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt
Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Đắp khăn ấm cho mắt

Bên cạnh cách trên, bạn cũng có thể thử đắp khăn ấm cho mắt để làm giảm bớt sự khó chịu nhanh chóng. Để thực hiện, bạn ngâm khăn sạch vào nước nóng, vắt thật khô rồi nhẹ nhàng đặt lên trên mắt trong khoảng 10 phút.

Nhiệt độ cao sẽ làm giãn mạch máu, tăng cường lưu lượng máu có tác dụng giảm đau và kích ứng. Đồng thời, cách này cũng làm tăng lượng dầu tiết ra trên mí mắt, giữ cho mắt bạn không bị khô.

Đắp khăn ấm cho mắt
Đắp khăn ấm cho mắt

Đắp khăn lạnh

Nếu 2 cách trên không làm mắt bạn dễ chịu hơn thì hãy thử chườm một chiếc khăn lạnh đã vắt khô, đắp lên mắt. Cách này giúp làm dịu các vết sưng hoặc ngứa do kích ứng gây ra.

Đắp khăn lạnh cho mắt
Đắp khăn lạnh cho mắt

Kiểm tra và thay mới kính áp tròng

Nếu bạn hay sử dụng kính áp tròng thì nguyên nhân gây đỏ mắt có thể từ thói quen này. Đồng thời, sử dụng kính áp tròng thời gian dài có thể làm tổn thương, gây kích ứng mắt. Vì vậy, hãy thử thay loại kính mới với chất liệu thân thiện, an toàn hơn xem sao nhé!

Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra lại loại nước ngâm kính áp tròng đang sử dụng có thật sự an toàn cho sức khỏe mắt không. Nếu đổi kính thường xuyên và nước ngâm kính phù hợp nhưng vẫn bị đau mắt đỏ thì tốt nhất là bạn nên ngưng sử dụng kính áp tròng.

Kiểm tra và thay mới kính áp tròng
Kiểm tra và thay mới kính áp tròng

Thay đổi chế độ ăn

Để chữa đau mắt đỏ tại nhà được hiệu quả hơn, bạn nên kết hợp đầy đủ các loại thực phẩm tốt cho mắt như: rau củ, trái cây, cá béo, các loại hạt, đậu vào thực đơn hằng ngày của mình. Đồng thời cố gắng uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để duy trì lượng nước trong cơ thể.

Đồng thời, hạn chế ăn các loại thực phẩm có mùi tanh như cá, tôm, ốc, rau muống vì chúng sẽ kích thích mắt sinh ra nhiều ghèn. Ngoài ra, hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ uống có ga hoặc mỡ động vật.

Thay đổi chế độ ăn
Thay đổi chế độ ăn

Thay đổi môi trường sống

Đôi khi, môi trường sống ô nhiễm có quá nhiều khói bụi, không khí khô, độ ẩm cao hoặc nhiều gió cũng làm tăng nguy cơ làm mắt bạn bị đỏ.

Thay đổi không gian sống
Thay đổi không gian sống

Cuối cùng, bạn không nên sử dụng các mẹo trị đau mắt đỏ chưa có được kiểm chứng độ an toàn như xông thuốc hoặc đắp lá cây vì những loại lá cây này có thể chứa độc tố, vi khuẩn và làm bệnh của bạn nghiêm trọng hơn.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu sau khi thực hiện các cách bên trên mà tình trạng mắt của bạn vẫn không đỡ hơn. Các dấu hiệu như đỏ mắt, cộm mắt và chảy ghèn ngày càng nghiêm trọng thì nên đến bệnh viện chuyên khoa mắt để được bác sĩ kiểm tra và điều trị nhé!

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu như đỏ mắt, cộm mắt và chảy ghèn ngày càng nghiêm trọng thì nên đến bác sĩ

Một số biện pháp phòng tránh lây đau mắt đỏ từ người sang người

  • Cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Người bệnh cần sử dụng khăn, vật dụng cá nhân riêng.
  • Tuyệt đối không được phép dùng tay hay bất cứ bộ phận nào dụi vào mắt.
  • Đeo kính mắt bảo vệ khi ra ngoài.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho mắt như vitamin A, C, E…
  • Người bệnh đau mắt nên chủ động cách ly khỏi cộng đồng cho đến khi khỏi hẳn để hạn chế lây bệnh cho mọi người.
  • Lưu ý khi nhỏ mắt, không nên để đầu lọ thuốc chạm vào mắt và lông mi vì vi khuẩn có thể bám vào lọ thuốc.
Một số biện pháp phòng tránh lây đau mắt đỏ từ người sang người
Một số biện pháp phòng tránh lây đau mắt đỏ từ người sang người

Xem thêm các chủ đề khác liên quan đến chữa bệnh

Trên đây là một số cách chữa mắt đỏ tại nhà vô cùng đơn giản, hiệu quả và an toàn. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích với bạn. Nếu thấy hay đừng quên chia sẻ để nhiều người cùng biết nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Dương Nhã
Dương Nhã
Xin chào, mình là Dương Nhã. Mình là một người đam mê khám phá và luôn muốn tìm hiểu về sức khỏe. Cùng mình khám phá những bí quyết để sống khỏe mạnh và năng động hơn nhé!

Bài viết liên quan