Gót chân sần sùi, kém mềm mại là mối lo lắng của rất nhiều người. Vậy bạn đã biết những cách chà gót chân đơn giản, hiệu quả này chưa? Hãy cùng khoeplus24h tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Tại sao phải chà gót chân
Mỗi ngày, da chân của chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều bề mặt nên không tránh khỏi việc hình thành các lớp da chết, vảy sừng vướng lại kém thẩm mỹ. Việc chà gót chân định kỳ sẽ giúp loại bỏ những lớp da chết, phần da chai sần, thô cứng và đem lại cho gót chân vẻ hồng hào, trắng sáng.
Cách chà gót chân tại nhà bằng tay
Dụng cụ cần có
Những gì bạn cần chuẩn bị là một phiến đá mài chà gót chân hoặc một bộ dụng cụ chà gót chân có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng gia dụng. Bề mặt gồ ghề của đá hay bàn chải gai, lông sẽ giúp loại bỏ da chết ở gót chân hiệu quả.
Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm
- Phương pháp chà gót chân bằng tay với những dụng cụ có giá thành rẻ, dễ dàng tìm mua và sử dụng.
- Thiết kế gọn gàng, tiện lợi nên có thể đem theo khi di chuyển. Mặt tiếp xúc cao và hiệu suất chà gót chân tốt giúp quá trình vệ sinh gót chân diễn ra nhanh chóng.
Nhược điểm
- Hiệu suất chà gót chân tốt nhưng chưa triệt để, cần sử dụng trong thời gian dài để hoàn toàn thoát khỏi tình trạng nứt nẻ gót chân.
- Sử dụng đá hoặc đầu chà kim loại dễ gây tổn thương da gót chân, công đoạn bảo quản gặp nhiều khó khăn do dụng cụ dễ bị oxy hóa.
Các bước
- Bước 1: Ngâm chân trong nước ấm trong vòng 15 – 20 phút để da gót chân mềm ra, giúp công đoạn chà gót chân hiệu quả hơn.
- Bước 2: Sử dụng tay cầm đá mài hoặc dụng cụ chà gót chân chải lên bề mặt gót chân trong vòng 3 – 7 phút. Chú ý điều chỉnh lực để không làm gót chân bị thương.
- Bước 3: Rửa sạch với nước sau đó thoa kem dưỡng lên phần gót chân để cấp ẩm kịp thời làn da đang nhạy cảm.
Cách chà gót chân tại nhà bằng máy
Dụng cụ cần có
Máy chà gót chân là thiết bị vệ sinh gót chân được nhiều chị em mê mẩn với công nghệ hiện đại và thiết kế thông minh, an toàn. Máy hoạt động bằng pin, có nhiều chế độ để điều chỉnh công suất hoạt động của đầu đá mài.
Ưu điểm, nhược điểm
- Ưu điểm: Kiểu dáng tinh tế, nhỏ gọn, cách dùng đơn giản, thân thiện với nhiều người. Hiệu quả làm sạch gót chân nhanh chóng và rõ ràng, giúp tiết kiệm thời gian tối ưu. Tuổi thọ máy lên đến 2 – 3 năm nên vô cùng kinh tế.
- Nhược điểm: Giá thành của máy chà gót chân sẽ cao hơn so với các sản phẩm chà gót chân bằng tay như đá mài hay bộ dụng cụ chà gót nên khiến nhiều người chần chừ, e ngại.
Các bước
- Bước 1: Ngâm chân trong nước ấm trong vòng 15 – 20 phút để da gót chân mềm ra, giúp công đoạn chà gót chân hiệu quả hơn.
- Bước 2: Bạn khởi động máy chà gót chân bằng cách nhấn nút START, sau khi máy hoạt động, bạn đưa phần đầu đá mài chải nhẹ nhàng phần da gót chân.
- Bước 3: Rửa sạch với nước sau đó thoa kem dưỡng lên phần gót chân để cấp ẩm kịp thời làn da đang nhạy cảm.
Những lưu ý sau khi chà gót
Vệ sinh các dụng cụ chà gót
Dụng cụ chà gót tiếp xúc trực tiếp với bề mặt da gót chân, nếu không vệ sinh thường xuyên thì rất dễ bị hoen gỉ, vi khuẩn bám vào gây hại đến sức khỏe của chúng ta khi sử dụng.
Chăm sóc chân thường xuyên
Bạn đừng nên đợi khi lớp da chân sần sùi, thô ráp rồi mới chăm sóc. Hãy thường xuyên vệ sinh và dưỡng ẩm cho bàn chân mỗi ngày để đôi chân luôn trong trạng thái mềm mại, rạng rỡ.
Dừng lại nếu có dấu hiệu bất thường
Trong tình huống sử dụng các phương pháp trên khiến chân bạn gặp phải tình trạng đau rát, chảy máu thì phải dừng lại ngay lập tức và tiên hành tham vấn ý kiến của bác sĩ.
Xem thêm các chủ đề liên quan đến hướng dẫn làm đẹp
- Bật mí 15 cách để có đôi mắt đẹp “vạn người mê” tại nhà
- Cách chăm sóc răng sứ và các loại kem đánh răng tốt cho răng sứ
- Top 10 cách bảo vệ mắt khi dùng máy tính cực đơn giản mà hiệu quả
Trên đây là một số cách chà gót chân được nhiều người sử dụng để loại bỏ tình trạng da chân nứt nẻ. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích và thú vị!