Các bước rửa tay là việc tưởng chừng đơn giản nhưng cần phải tuân theo quy tắc để có một bàn tay sạch sẽ. Vậy rửa tay như thế nào là đúng cách, chuẩn theo Bộ Y tế, hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây của khoeplus24h nhé.
Vì sao cần rửa tay đúng cách?
Tay của chúng ta mỗi ngày thường tiếp xúc với nhiều thứ, ăn uống, vệ sinh cá nhân, cầm nắm các đồ vật,… Vì vậy, chúng ta dễ bị nhiễm những vi sinh vật gây bệnh, điển hình là vi khuẩn E.coli, virus cúm, virus sởi sau khi đi vệ sinh và hỉ mũi.
Rửa tay giúp cho các vi khuẩn có hại trên bàn tay được tiêu diệt, từ đó sức khoẻ bạn sẽ cải thiện và không mắc các bệnh liên quan đến vi khuẩn.
Lợi ích của việc rửa tay
Rửa tay giúp bạn tránh các căn bệnh như sau:
- Giảm 23 – 40% tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy.
- Giảm 58% tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở những người có hệ miễn dịch yếu.
- Giảm 29 – 57% tỷ lệ trẻ em mắc bệnh về đường tiêu hoá phải nghỉ học.
- Giảm nguy cơ truyền dịch bệnh và tỷ lệ kháng sinh.
Khi nào cần rửa tay?
- Sau khi trở về từ nơi công cộng: Ở những nơi công cộng, bạn có thể tiếp xúc với nhiều người, cầm nắm nhiều thứ. Vì vậy cần phải rửa tay bằng xà phòng sau khi trở về từ những nơi đó để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Trước và sau khi ăn uống: Vi khuẩn có thể thâm nhập vào cơ thể bạn qua đường hô hấp và miệng. Vì vậy, bạn cần rửa tay thật kỹ trước và sau khi ăn, giữ đôi tay luôn sạch sẽ nếu có chạm vào thức ăn.
- Sau khi đi vệ sinh: Một trong những nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nhất là nhà vệ sinh. Vì vậy, sau khi đi vệ sinh, bạn cần phải rửa tay thật kỹ.
- Trước và sau khi điều trị vết thương: Vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương. Hạn chế chạm tay vào chúng hoặc rửa thật sạch để bảo vệ sức khoẻ.
- Trước và sau khi chăm sóc người ốm: Rửa tay thật kỹ khi chăm sóc người ốm để tránh truyền vi khuẩn cho họ.
- Sau khi thay tã hoặc và vệ sinh cho trẻ đã sử dụng nhà vệ sinh: Tã của trẻ chứa rất nhiều khi khuẩn, vì vậy, sau khi thay xong phải rửa tay thật sạch sẽ để tránh nhiễm vi khuẩn nhé.
- Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật: Người yêu thú cưng hay có thói quen chạm tay vào động vật. Tuy nhiên, nó chứa những vi khuẩn mà chúng ta không lường trước. Vì vậy, hãy rửa tay thật sạch sau khi tiếp xúc với chúng nhé.
- Sau khi chạm rác: Rác là một trong những nơi chứa vi khuẩn gây bệnh. Sau khi vứt rác hoặc chạm vào rác, bạn nhớ rửa tay thật kỹ nhé.
6 bước rửa tay thường quy theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế
Bước 1: Làm ướt tay, cho xà phòng vào và xoa đều cả hai tay.
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Chà lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay và các kẽ ngón, móng tay trong khoảng 20 giây.
Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6: Rửa tay lại bằng vòi nước. Lau khô tay bằng khăn giấy hoặc khăn cá nhân.
Chú ý: Rửa tay ít nhất trong 30 giây, mỗi thao tác lặp lại ít nhất 5 lần.
Nên sử dụng nước rửa tay nào?
Bạn nên sử dụng xà phòng rửa tay chuyên dụng để sát khuẩn là tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
Lưu ý rằng chúng không thể loại bỏ tất cả các vi khuẩn khi tay bạn bị bẩn hoặc dính dầu mỡ và không loại bỏ được các chất hoá học độc hại như kim loại nặng và thuốc trừ sâu.
XEM THÊM CÁC CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN VỀ SỨC KHỎE
- 7 cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà hiệu quả bạn nên biết
- Mẹo dân gian cách chữa mắt đỏ tại nhà an toàn, hiệu quả
- Cách chữa nổi mề đay ngay tại nhà cực kì hiệu quả
Trên đây là các bước rửa tay chuẩn theo Bộ Y tế mà chúng tôi đã hướng dẫn bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn tự bảo vệ sức khoẻ của mình thông qua việc làm đơn giản này. Nếu cảm thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé.