Cá chép là một nguyên liệu quen thuộc trong các món kho, món hấp,… thơm ngon và đầy dinh dưỡng. Thịt cá chép đem đến rất nhiều tác dụng cho sức khoẻ của chúng ta. Vậy đó là những tác dụng gì? Ăn cá chép có béo không? Cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Cá chép bao nhiêu calo?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng: 218gr thịt cá chép tươi cung cấp khoảng 277 calo. Theo đó, tuỳ vào nguyên liệu chế biến của mỗi món ăn mà hàm lượng này sẽ có sự thay đổi.
Ví dụ:
- Món cá chép hấp: khoảng 135 calo/ 100gr.
- Món cá chép chiên: khoảng 279 calo/ 100gr.
- Món cá chép kho: 161 calo/ 100gr.
- Món cháo cá chép: khoảng 165 calo/ bát.
- Trứng cá chép: 210 calo/ 100gr.
Thành phần dinh dưỡng của cá chép
Trong 218gr cá chép có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
- Chất đạm: 38.87gr
- Chất béo: 12.21gr
- Cholesterol: 144mg
- Vitamin B1: 20,92% DV (Giá trị dinh dưỡng hằng ngày)
- Vitamin B2: 9,23%
- Vitamin B3: 22,34%
- Vitamin B5: 32,70%
- Vitamin B6: 31,85%
- Vitamin B9: 8,25%
- Vitamin B12: 139,17%
- Vitamin E: 9,13%
Ngoài ra, cá chép còn cung cấp vitamin A, axit béo omega-3, các loại axit amin thiết yếu cùng những khoáng chất đa dạng như: sắt, kẽm, canxi, phopho, selen,…
Ăn cá chép có tác dụng gì?
Sỡ hữu hàm lượng dinh dưỡng giàu có và phong phú, cá chép đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ của chúng ta như:
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Thịt cá chép là một nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào. Điều này vô cùng có lợi cho tim của bạn.
Bổ sung omega-3 đầy đủ, giúp cơ thể cân bằng cholesterol, ổn định huyết áp, ngăn ngừa được tình trạng stress oxy hoá và sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Từ đó, phòng chống hiệu quả huyết áp cao, đau tim và đột quỵ.
Có thể chống viêm
Viêm là phản ứng bảo vệ tự nhiên của cơ thể trước sự tổn thương ở cả bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nhờ vào cơ chế ngăn chặn sự phát triển của các phần tử gây viêm như: eicosanoids, cytokine, mà omega-3 có trong cá chép giúp chống viêm hiệu quả.
Theo đó, loại axit béo không no này có khả năng ngăn ngừa các bệnh viêm mãn tính như: dị ứng, hen suyễn, lupus, viêm khớp,… Đồng thời, nó còn cải thiện tình trạng thoá hoá xương khớp, chống nhiễm trùng và giảm đau cơ rất tốt.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Thịt cá chép là một nguồn cung cấp các khoáng chất thiết yếu, giúp tăng cường hệ miễn dịch như: sắt, kẽm, canxi,…
Các hợp chất này đóng vai trò củng cố hàng rào miễn dịch. Từ đó, bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, gây ra các loại bệnh hô hấp và bệnh đường ruột.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Một trong những cách tăng cường sức khoẻ đường ruột tốt nhất, là bổ sung đầy đủ Omega-3 cho cơ thể.
Omega-3 có trong cá chép không chỉ hỗ trợ khả năng trao đổi chất, thúc đẩy nhu động ruột, mà còn có tác dụng ngăn ngừa những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hoá như: táo bón, đầy hơi, đau dạ dày, viêm loét đại tràng,…
Phòng ngừa các bệnh mãn tính và bệnh hô hấp
Nhờ chứa hàm lượng dinh dưỡng và khoáng chất cao, mà cá chép có thể giúp bạn tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và bệnh hô hấp rất tốt. Cụ thể như:
Lượng vitamin A dồi dào đóng vai trò như một chất chống oxy hoá, giúp tiêu diệt các tế bào gây hại của gốc tự do. Từ đó, phòng ngừa hiệu quả bệnh mãn tính, ung thư và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Các hợp chất dinh dưỡng và khoáng chất giúp tăng cường sức khoẻ của đường hô hấp. Đồng thời, ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị bệnh viêm phế quản, suy hô hấp mãn tính, viêm phổi,…
Hỗ trợ sức khỏe xương và răng
Trong cá chép có chứa một lượng đáng kể: photpho và canxi. Đây là những khoáng chất giúp hỗ trợ của sức khỏe xương và răng cực tốt.
Theo đó, canxi và photpho đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc xương, răng, làm tăng mật độ khoáng. Từ đó, ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ mất xương, loãng xương và hư hỏng men răng,…
Cân bằng nội tiết tố và làm chậm quá trình lão hóa
Rối loạn nối tiết tố có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khoẻ và sắc đẹp của bạn như: cáu gắt, buồn bực, mất ngủ, da nhanh lão hoá,…
Trong cá chép có chứa hàm lượng vitamin B dồi dào, nó giúp cân bằng nội tiết tố, làm chậm quá trình mãn kinh, thư giãn tinh thần và điều phối cảm xúc.
Ngoài ra, chất chống oxy hoá có trong thịt cá chép còn ngăn chặn các tác nhân gây hại của gốc tự do. Nhờ đó, làm chậm quá trình lão hoá, tăng độ đàn hồi và duy trì sự tươi trẻ cho làn da của bạn.
Thúc đẩy thị lực và tăng cường nhận thức
Trong cá chép có chứa Beta-carotene, một tiền chất của vitamin A, giúp tăng sắc tố trong võng mạc, thúc đẩy tầm nhìn thị lực. Đồng thời, nó còn khả năng bảo vệ đôi mắt của bạn trước các vấn đề nguy hiểm như: thoái hoá điểm vàng, mù loà,…
Ngoài ra, các chất dinh dưỡng như: selen, kẽm, chất chống oxy hóa và Omega-3 có trong loại cá này, giúp tăng cường khả năng ghi nhớ, tập trung. Đồng thời, bảo vệ bộ não của bạn trước nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ.
Ăn cá chép có béo không?
Nhiều người thắc mắc: Với khoảng 96 calo/ 100gr cá chép, thì khi dung nạp vào cơ thể có gây béo hay không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng: Mỗi ngày chúng ta chỉ cần nạp khoảng 2000 calo (tức 667 calo/ bữa) là đủ để cơ thể duy trì các hoạt động cần thiết.
Như vậy, nếu mỗi bữa chúng ta chỉ ăn từ 500 – 600gr cá chép thì cơ thể sẽ không bị béo. Tuy nhiên, khi kết hợp thực phẩm này với những nguyên liệu khác trong bữa ăn, bạn cần tính toán kỹ, sao cho số calo nạp vào không vượt ngưỡng cho phép.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên xây dựng một chế độ sống lành mạnh, thường xuyên tập thể thao để giữ gìn vóc dáng hoàn hảo như mong muốn nhé!
Xem thêm các bài viết liên quan đến cá:
- Cá cơm là cá biển hay cá sông? Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của cá cơm
- Cá trứng là cá gì? Cá trứng sống ở đâu? Tác dụng, cách chế biến, giá thành
- Cá hồi có bao nhiêu calo? Ăn cá hồi có giảm cân không?
Trên đây là những giải đáp của KHOEPLUS24H cho câu hỏi cá chép bao nhiêu calo, ăn cá chép có tác dụng gì. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về loài cá này nhé!