Bột ca cao có lẽ không còn quá xa lạ đối với chúng ta nhưng bạn có chắc mình đã hiểu rõ về loại bột này trước khi sử dụng hay không? Vậy hãy để KHOEPLUS24H giúp bạn hiểu rõ hơn về bột ca cao có tác dụng gì? Các món ăn hấp dẫn với bột ca cao qua chuyên mục sức khỏe dinh dưỡng ra sao nhé!
Đặc điểm của bột ca cao
Bột ca cao là gì?
Bột ca cao là loại bột được nghiền ra từ phần dư của chocolate liquor sau khi được ép lấy chất lỏng. Đó là một quy trình khá phức tạp, quả ca cao tươi sẽ được lên men từ 2 – 9 ngày và đem đi phơi khô. Tiếp đó, người ta sẽ rang hạt ca cao để làm tăng hương vị cho bột ca cao.
Hạt ca cao sẽ được tiếp tục xay mịn, để tạo thành hỗn hợp có màu nâu sẫm – gọi là chocolate liquor vì lúc đó chất béo và bơ ca cao bị tan chảy ra và quyện thành khối hỗn hợp.
Cuối cùng, chocolate liquor sẽ được ép lấy chất lỏng, đồng thời phần dư còn lại của hỗn hợp sẽ được người ta làm lạnh và nghiền thành bột ca cao mà bạn có thể sử dụng.
Đặc điểm của bột ca cao
Bột ca cao tự nhiên có màu nâu nhạt, nhưng nếu đã qua xử lý (kiềm hóa) thì bột ca cao sẽ có màu nâu sẫm hơn, có thể từ màu nâu đỏ đến gần như màu đen. Mục đích của quá trình kiềm hóa sẽ làm cho bột ca cao giảm bớt vị đắng và tăng mức độ hòa tan hơn.
Cây ca cao đã được phát hiện cách đây khoảng 3000 năm ở Trung Mỹ và Mexico. Ca cao được sử dụng trong nền văn minh Maya ở Trung Mỹ, rồi du nhập vào châu Âu bởi những người đầu tiên khám phá Tây Ban Nha vào thế kỷ 16 và nhanh chóng trở nên phổ biến.
Thành phần dinh dưỡng của bột ca cao
Bột ca cao chứa nhiều chất chống oxy hóa flavanol nhưng nếu trải qua quá trình kiềm hóa bằng axit thì hàm lượng các chất này sẽ bị giảm đi. Ngoài ra, bột ca cao còn chứa caffeine và một số khoáng chất có lợi khác.
Cụ thể, trong mỗi 100g bột ca cao gồm các chất dinh dưỡng như sau:
- Năng lượng: 228kcal
- Nước: 3g
- Carbohydrate: 57.9g
- Chất đạm: 19.6g
- Chất béo: 13.7g
- Chất xơ: 37g
Ngoài ra, bột ca cao còn chứa một số loại vitamin như: 0.241mg vitamin B2, 0.1mg vitamin E, 2.5microgram vitamin K,… và các loại khoáng chất khác như: 128mg canxi, 13.86mg sắt, 499mg magie, 1524mg kali,…
Bột ca cao có tác dụng gì?
Bột ca cao không chỉ là loại thức uống ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cùng KHOEPLUS24H điểm nhanh một số tác dụng nổi bật của loại bột này ngay dưới đây:
Cung cấp chất chống oxy hóa
Ca cao chứa nhiều polyphenol, nhất là các loại flavanols, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Chúng đều có tác động tích cực đến sức khỏe, như lưu thông máu tốt hơn, giảm huyết áp, cải thiện hàm lượng cholesterol và lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, việc đun nóng và chế biến bột ca cao có thể làm giảm hàm lượng polyphenol, nhất là trải qua quá trình xử lý bằng kiềm để giảm bớt độ đắng của ca cao. Vì thế, khi sử dụng bột ca cao bạn hãy chọn loại bột phù hợp với sở thích và mục đích tốt cho công dụng sức khỏe nhé.
Cải thiện tình trạng huyết áp cao
Ca cao có thể ở dạng bột hoặc dạng thanh, khi sử dụng đều giúp bạn giảm được huyết áp đáng kể. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng: nhờ hàm lượng flavanols mà cao cao có thể cải thiện được mức oxit nitric và hoạt động chức năng của mạch máu, nhờ đó mà giảm được huyết áp.
Kết quả phân tích từ 35 cuộc thí nghiệm cho thấy: khi dùng 1.4 – 105g các sản phẩm từ ca cao, hoặc bổ sung khoảng 30 – 1218mg hợp chất flavanol, đều có thể làm giảm huyết áp (khoảng 2mmHg).
Giảm nguy cơ bị đột quỵ và mắc bệnh tim
Ca cao không chỉ có tác dụng làm giảm huyết áp, mà còn có tác dụng làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ nhờ hàm lượng flavanol có khả năng cải thiện hàm lượng oxit nitric có trong máu. Hoạt động này giúp cho động mạch và mạch máu được thư giãn, cũng như cải thiện quá trình lưu thông máu tốt hơn.
Ngoài ra, ca cao cũng được các nhà nghiên cứu chứng minh thêm về hiệu quả làm giảm cholesterol LDL xấu, có tác dụng làm loãng máu như thuốc aspirin, giảm viêm và cải thiện lượng đường trong máu. Các đặc tính này đều góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Hỗ trợ và cải thiện chức năng của não
Nhờ các hợp chất flavanol, bột ca cao còn hỗ trợ quá trình sản xuất tế bào thần kinh, chức năng hoạt động của não và cải thiện lưu lượng máu để cung cấp cho các mô não. Nói một cách khác, việc sử dụng bột ca cao giúp bạn ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thoái hóa não do tuổi tác, như bệnh Alzheimer và Parkinson.
Một nghiên cứu kéo dài 2 tuần, trên 34 người lớn tuổi cho thấy việc dùng ca cao (chứa hàm lượng flavanol cao) giúp lưu lượng máu đến não tăng 8% (sau 1 tuần) và tăng thêm 10% (sau 2 tuần).
Nhiều nghiên cứu khác chứng minh thêm: việc bổ sung hàm lượng flavanols ca cao mỗi ngày có thể cải thiện hiệu suất tinh thần ở những người bình thường và kể cả những người bị suy giảm trí tuệ.
Cải thiện tâm trạng và triệu chứng của bệnh trầm cảm
Ca cao còn giúp cho bạn cải thiện tâm trạng và giảm bớt các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Cụ thể, các hợp chất flavanols có trong ca cao sẽ chuyển đổi tryptophan thành serotonin, giúp ổn định tâm trạng tốt hơn và giảm thiểu tình trạng của bệnh trầm cảm. Đồng thời, hàm lượng caffeine trong ca cao còn kích thích sự khoái cảm về việc sử dụng các loại thực phẩm có chứa ca cao.
Trong một nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ sô cô la (được làm từ bột ca cao) một cách thường xuyên, giúp cho phụ nữ mang thai giảm bớt căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác chứng minh thêm việc uống ca cao (chứa hàm lượng polyphenol cao) còn cải thiện sự bình tĩnh, mức độ hài lòng và sức khỏe tổng thể, tâm lý tốt hơn.
Cải thiện triệu chứng bệnh tiểu đường loại 2
Thực tế, ca cao có một số tác dụng chống lại bệnh tiểu đường nói chung (kể cả tiểu đường loại 2) và duy trì tốt hàm lượng đường trong máu.
Lợi ích này là do flavanols (trong ca cao) có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate diễn ra trong ruột, từ đó cải thiện sự bài tiết insulin, góp phần làm giảm viêm và kích thích sự hấp thu đường từ máu chuyển vào cơ.
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Các sản phẩm làm từ bột ca cao đều được bổ sung trong chế độ ăn uống của những người giảm cân hoặc những ai muốn kiểm soát tốt về cân nặng của mình. Bởi vì, ca cao có thể hỗ trợ điều chỉnh việc sử dụng năng lượng, giảm sự thèm ăn và tình trạng viêm nhiễm, đồng thời làm tăng quá trình oxy hóa chất béo và tạo cảm giác no cho người ăn.
Theo kết quả nghiên cứu đã từng cho thấy: những người tiêu thụ sô cô la thường xuyên, gồm có ca cao đều có chỉ số BMI thấp hơn những người ăn ít.
Một nghiên cứu khác chứng minh thêm: việc áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate khi được bổ sung khoảng 42g ca cao (81%) mỗi ngày, mang lại hiệu quả giảm cân nhanh hơn so với nhóm người có chế độ ăn kiêng thông thường.
Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Ca cao có chứa nhiều flavanols, các hợp chất này đều có đặc tính chống ung thư và ít tác dụng phụ gây hại cho cơ thể.
Cụ thể, trong nhiều nghiên cứu lâm sàng, người ta phát hiện các thành phần của ca cao dường như đều có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tổn thương cũng như chống viêm, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, thậm chí gây chết tế bào ung thư và ngăn chặn sự lây lan của chúng.
Một số ung thư mà ca cao mang lại hiệu quả phòng chống và hỗ trợ điều trị như ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt, gan, ruột kết và bệnh bạch cầu.
Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn
Hen suyễn là bệnh viêm mãn tính gây ra tình trạng tắc nghẽn và viêm đường thở, có thể đe dọa đến tính mạng. Đến nay, người ta vẫn không ngừng tìm ra những lợi ích của ca cao về việc hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn, vì ca cao vốn chứa hợp chất chống hen suyễn như theophylline và theobromine:
Theobromine hoạt động tương tự như caffeine, có thể giúp giảm bớt những cơ ho dai dẳng. Theophylline giúp phổi được giãn ra, làm cho đường thở được thư giãn và giảm bớt tình trạng viêm.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ thêm rằng: chiết xuất từ ca cao có thể làm giảm sự co thắt của đường thở và độ dày vốn có của mô.
Có lợi cho răng và da
Ca cao còn có đặc tính kháng khuẩn, giúp răng chống lại các vi khuẩn gây sâu răng, đồng thời còn thúc đẩy làn da khỏe mạnh bằng cách bảo vệ làn da tránh khỏi sự tác động của ánh nắng mặt trời, cải thiện tuần hoàn máu, kết cấu bề mặt da và dưỡng ẩm cho da.
Tuy nhiên, để có được những tác dụng này bạn cần phải tránh việc dùng đường (hoặc sữa) khi sử dụng bột ca cao đấy!
Bột ca cao và bột socola giống hay khác nhau?
Dù được làm từ hạt của cây ca cao Theobroma nhưng bột ca cao và bột socola vốn dĩ khác nhau, bạn có thể phân biệt giữa hai loại bột này vào một số điểm như sau:
Bột ca cao | Bột socola | |
Bản chất | Là phần bột được nghiền từ chocolate liquor sau khi được ép lấy chất lỏng (loại bỏ được bơ ca cao). | Là hỗn hợp giữa bột ca cao và bơ ca cao, pha trộn thêm đường và sữa có tỷ lệ khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. |
Màu sắc/Phân loại | Bột ca cao tự nhiên có màu nâu nhạt, có tính axit và mùi socola rất mạnh. | Bộ socola có 3 loại: bột socola đen, trắng và nâu với màu sắc tương tự như tên gọi của nó. |
Độ ngọt | Đối với bột ca cao chưa qua xử lý kiềm: có vị đắng đặc trưng, thỉnh thoảng có chút vị chua nhẹ. Đối với bột ca cao đã qua xử lý kiềm: giảm bớt độ đắng và màu sắc có thể trở nên sậm hơn. | Tùy theo tỷ lệ đường và sữa mà socola có hương vị và màu sắc khác nhau, như có vị đắng, ngọt vừa và ngọt đắng. |
Các món ăn hấp dẫn với bột ca cao
Ca cao nóng
Ca cao nóng là loại đồ uống rất được yêu thích vì có hương vị như socola, ngoài ra bạn có thể cho thêm một số topping như kẹo marshmallow để tạo nên hương vị độc đáo cho thức uống này.
Nama chocolate
Nama chocolate là một loại kẹo mềm, có vị đắng nhẹ, vừa là món tráng miệng độc đáo vừa trở thành món quà ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu vì nó có thể được tạo hình đẹp mắt.
Bánh cacao socola tan chảy
Đây là loại bánh được kết hợp giữa bột ca cao và socola nên có hương vị đắng rất đặc trưng, nhưng được trung hòa bởi vị ngọt của thành phần sữa được sử dụng. Lớp bánh xốp mịn cùng với socola tan chảy phía trong.
Soufflé chocolate
Bánh Soufflé chocolate mềm, có hương vị béo ngọt của sữa hòa lẫn với vị thơm của bột ca cao. Ngoài ra, bánh được trang trí với lớp đường rắc trên mặt bánh, trông rất hấp dẫn.
Bánh mì hoa cúc socola
Bánh mì hoa cúc rất được yêu thích, dù là người lớn tuổi hay trẻ nhỏ. Giờ đây, bạn có thể dùng bột ca cao để thay đổi hương vị bánh mì hoa cúc. Vỏ bánh có màu nâu đặc trưng của ca cao, bánh mì mềm, dai theo từng xớ bánh cùng với vị bùi giòn của hạnh nhân lát.
Pudding chocolate
Pudding chocolate có màu nâu đặc trưng của bột ca cao, vị đắng nhẹ hòa quyện với vị béo của sữa, hãy thưởng thức ngay sau khi được làm lạnh bạn nhé!
Bánh quy giòn socola
Bánh quy giòn socola có hương thơm rất hấp dẫn từ bột ca cao, được nướng giòn kèm với lớp đường phủ trắng bên ngoài trông rất hấp dẫn, kèm với vị thơm béo từ bột hạnh nhân. Đây chắc chắn là món bánh mà bạn không nên bỏ qua.
Kem socola
Chỉ vài thao tác đơn giản, bạn có thể làm ra ngay món kem socola để thưởng thức vào những ngày trời nóng. Thậm chí, bạn có thể rắc một ít topping như trái cây tươi (hoặc khô) và một ít dừa sợi để thay đổi khẩu vị nhé.
Bánh su kem nhân socola
Thay đổi khẩu vị với món bánh su kem nhân socola, bạn sẽ cảm thấy lạ miệng so với các loại bánh su thường ăn trước đây. Vỏ bánh mềm, phủ đầy bột ca cao nhưng không quá đắng, cùng với lớp nhân socola tan chảy phía trong, ắt hẳn các tín đồ yêu thích món ngọt không thể bỏ lỡ.
Bánh mousse socola
Bánh mousse rất dễ chế biến, bánh có màu nâu đặc trưng của bột ca cao, vị béo ngậy, mềm mịn cực ngon. Đây là loại bánh mà trẻ nhỏ nhà bạn chắc chắn sẽ rất mê!
Bánh bông lan cuộn socola
Bánh bông lan cuộn socola không còn quá xa lạ, lớp bánh mềm mịn xen lẫn chút vị đắng nhẹ của ca cao cùng với vị béo của kem tươi. Bạn có thể dùng bánh để tráng miệng sau bữa ăn hoặc dùng để đãi khách đến chơi nhà đều được đấy.
XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ BỘT:
- Bột than tre – takesumi là gì? Tác dụng và các món ăn từ bột than tre
- Bột quế là gì? Bột quế có tác dụng gì? Lưu ý sử dụng và các món ăn ngon
- Bột sắn dây là bột gì? Bột sắn dây có tác dụng gì? Lưu ý dùng, cách pha bột
Như vậy, KHOEPLUS24H đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bột ca cao có tác dụng gì? Các món ăn hấp dẫn với bột ca cao rồi đấy. Chúc bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và món ăn ngon cùng KHOEPLUS24H nhé!