Biotin được biết đến là một gốc vitamin tốt cho cơ thể, thường xuyên được sử dụng để hỗ trợ chữa các bệnh như: Tiểu đường, cao huyết áp,… Cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu chi tiết hơn biotin là gì và các thông tin hữu ích về loại vitamin tốt cho sức khỏe này ở bài viết bên dưới!
Biotin là gì?
Biotin hay còn gọi là Vitamin B7 hoặc Vitamin H, đây là loại vitamin tan trong nước. Cơ thể chúng ta có thể hấp thụ biotin thông qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc bổ sung bằng thực phẩm chức năng. Tuy là một gốc vitamin dễ tổng hợp thông qua các thực phẩm hằng ngày, nhưng vẫn có một vài trường hợp ghi nhận cơ thể bị thiếu hụt biotin do các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.
Biotin là hoạt chất vitamin quan trọng, bởi đây là hoạt chất cần để chuyển đổi carbohydrate, chất béo và axit amin thành các khối protein cho cơ thể. Nếu trẻ nhỏ thiếu hụt biotin có thể gặp các triệu chứng như: viêm kết mạc, rụng tóc, co giật và chậm phát triển.
Nhu cầu Biotin (vitamin H) của cơ thể hằng ngày
Lượng đầy đủ
Tuỳ vào từng độ tuổi, người dùng cần bổ sung đầy đủ một lượng Biotin cần thiết mỗi ngày để hỗ trợ sức khỏe cho người dùng, cũng như không gây ra các biến chứng phụ không mong muốn khi dùng quá liều. Theo Viện Y học, mỗi độ tuổi sẽ cần hàm lượng Biotin hằng ngày như sau:
- Từ 0 – 6 tháng: 5 mcg/ngày
- Từ 7 – 12 tháng: 6 mcg/ngày
- Từ 1 – 3 tuổi: 8 mcg/ngày
- Từ 4 – 8 tuổi: 12 mcg/ngày
- Từ 9 – 13 tuổi: 20 mcg/ngày
- Từ 14 – 18 tuổi: 25 mcg/ngày
- Từ 19 tuổi trở lên: 30 mcg/ngày
- Phụ nữ mang thai: 30 mcg/ngày
- Phụ nữ cho con bú: 35 mcg/ngày
Thừa biotin
Biotin có khả năng hòa tan trong nước. Do đó, nồng độ quá cao của loại vitamin này trong cơ thể sẽ được bài tiết qua nước tiểu. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, việc bổ sung thừa biotin sẽ khiến một số người gặp phải các triệu chứng như buồn nôn và các vấn đề về tiêu hóa khi lạm dụng loại vitamin này.
Thiếu biotin
Thiếu hụt biotin sẽ gây ra các biểu hiện dễ nhận biết như:
- Tóc thưa, ít, thường xuyên rụng tóc.
- Móng tay hoặc móng chân rất giòn và dễ gãy.
- Thường xuyên đau nhức cơ bắp.
- Cơ thể thường phát ban màu đỏ kèm theo vảy xung quanh mắt, miệng và mũi mỗi khi chuyển đổi thời tiết.
Biotin có tác dụng gì?
Cải thiện quá trình trao đổi chất
Biotin điều chỉnh biểu hiện gen và đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng trao đổi chất. Giống như các vitamin B khác, biotin rất cần thiết trong việc chuyển hóa thức ăn bạn ăn thành năng lượng.
Thúc đẩy chức năng não
Biotin đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe hệ thần kinh. Bởi vì loại vitamin này có vai trò kích hoạt các tín hiệu thần kinh và dẫn truyền các xung thần kinh.
Ngoài ra, biotin còn giúp duy trì thái độ tích cực, tăng cường năng lượng và cải thiện sự tập trung. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp hormone, yếu tố liên quan đến việc điều chỉnh tâm trạng.
Tăng cường hệ miễn dịch
Biotin cần thiết cho việc sản xuất các tế bào bạch cầu – tế bào chịu trách nhiệm cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Thiếu hụt biotin có liên quan đến nhiều rủi ro và vấn đề về hệ thống miễn dịch.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Các thí nghiệm về tác dụng của biotin đối với việc điều chỉnh đường huyết trên mô hình chuột mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy biotin đóng vai trò trong việc kiểm soát đường huyết sau bữa ăn. Do đó, người ta tin rằng biotin có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường.
Tóc, da và móng khỏe mạnh
Các nghiên cứu cho thấy biotin liều cao có thể giúp con người điều trị móng tay yếu và dễ gãy. Trên thực tế, lợi ích này của vitamin B7 hay còn gọi là biotin lần đầu tiên được phát hiện khi ngựa được điều trị bằng biotin để khắc phục vấn đề móng ngựa giòn và nứt.
Tăng cường sức khỏe thai nhi
Thiếu hụt biotin có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai nhưng hiếm gặp. Để tăng cường sức khỏe cho bé, bà bầu nên bổ sung vitamin trước khi sinh, trong đó có vitamin B và axit folic. Tuy nhiên, biotin liều cao có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, không nên dùng vitamin B7 khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Các lợi ích sức khỏe khác
Bên cạnh các lợi ích cho sức khoẻ trên, Biotin còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất lành mạnh và hình thành các enzyme thiết yếu. Nhiều hệ thống trong cơ thể thừa hưởng lợi ích bao gồm dây thần kinh, đường tiêu hóa và tế bào.
Biotin từ nguồn thực phẩm tự nhiên
Biotin có rất nhiều trong thực phẩm tự nhiên, một trong những loại thực phẩm giàu biotin bạn có thể tham khảo và sử dụng trong thực đơn hằng ngày như:
- Thịt nội tạng (gan, thận)
- Lòng đỏ trứng
- Các loại hạt (như hạnh nhân, đậu phộng, quả óc chó,…)
- Các loại đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ,…)
- Các loại ngũ cốc (gạo, ngô, lúa mì,…)
- Các loại quả (chuối, bơ, mâm xôi,…)
- Súp lơ trắng
- Nấm
Hướng dẫn cách uống Biotin đúng cách
Biotin được bổ sung vào nhiều loại vitamin tổng hợp với liều 5 – 10mg (tương đương 10.000 mcg). Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc biotin liều cao để điều trị bệnh thần kinh ngoại biên và bệnh đa xơ cứng.
Liều lượng biotin chính xác là 1 viên mỗi ngày trong/sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ để đảm bảo các dưỡng chất được cơ thể hấp thụ tốt. Đối với người dùng lần đầu, hãy dùng 1/2 viên mỗi ngày để kiểm tra tác dụng, sau đó tiếp tục dùng một viên mỗi ngày.
Xem thêm:
- Vitamin tổng hợp là gì? Top 6 loại vitamin tổng hợp nên dùng nhất
- Ăn gì tốt cho tóc? 13 thực phẩm tốt cho tóc bạn nên biết
- Nguyên nhân dẫn tới rụng tóc? 6 loại dầu gội tốt cho tóc rụng
Vậy là bạn đã biết Biotin là gì cũng như các tác dụng hữu của Biotin với sức khoẻ và một vài thông tin hữu ích khác. Nếu bạn thấy các thông tin được cung cấp trên hữu ích hãy chia sẻ cho bạn bè cùng biết nhé! Hẹn gặp bạn ở các bài viết sau của KHOEPLUS24H.