Nguyên nhân và cách khắc phục khi bị căng cơ bắp chân chuẩn

0
(0)

Khi vận động nặng, chơi thể thao hay di chuyển trong thời gian dài, rất nhiều người gặp phải tình trạng bị căng cơ bắp chân. Vậy căng cơ bắp chân là gì, nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm không và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Căng cơ bắp chân là gì?

Căng cơ, thậm chí dẫn đến rách cơ là tình trạng tổn thương cơ hoặc các gân thường gặp khi hoạt động quá sức, có thể xảy ra ở bất kỳ cơ bắp nào trên cơ thể. Khi gặp tình trạng này, chúng ta sẽ cảm thấy các cơ bị căng cứng, đau nhức vô cùng khó chịu.

Căng cơ bắp chân là một dạng chấn thương mà cơ hoặc các gân ở phía sau chân bị tổn thương, thường xảy ra khi hoạt động hoặc dồn lực quá mức ở các cơ bắp chân, khiến không chỉ bắp chân mà cả bàn chân, mắt cá chân và đầu gối tê cứng, không hoạt động như bình thường.

Bất cứ ai cũng có thể bị căng cơ bắp chân, nhất là nam giới từ 30 – 50 tuổi và các vận động viên thể thao. Nếu không được điều trị đúng cách, các sợi cơ có thể bị kéo căng ra quá mức dẫn đến rách cơ.

Căng cơ bắp chân là gì?
Căng cơ bắp chân là gì?

Những nguyên nhân gây căng cơ bắp chân

Cơ bắp chân nằm ở phía sau chân, phần dưới đầu gối, được cấu tạo từ hai cơ chính gồm cơ hai bụng châncơ dép. Căng cơ bắp chân là một trong những chấn thương do căng cơ 2 bụng chân. Một số nguyên nhân gây căng cơ bắp chân là:

Vận động quá sức

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căng cơ bắp chân. Khi dồn lực quá mức ở vùng cơ tại bắp chân, các sợi cơ sẽ bị kéo căng dẫn đến tổn thương cơ bắp.

Ngoài ra, căng cơ bắp chân cũng dễ xảy ra khi dùng sức đột ngột, chẳng hạn như các vận động viên cầu lông, điền kinh, chạy tiếp sức,… thường xuyên phải tăng tốc nhanh khi đang đứng yên, sau đó đột ngột dừng chuyển động, dễ gây ra tình trạng căng cơ bắp chân.

Vận động quá sức
Vận động quá sức

Hậu quả của một số loại bệnh

Chứng căng cơ bắp chân cũng có thể xảy ra do biến chứng của một số loại bệnh như:

  • Bệnh mạch máu ngoại vi (PVD).
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).
  • Chấn thương rách cơ hoặc viêm gân.
Bệnh mạch máu ngoại vi gây căng cơ bắp chân
Bệnh mạch máu ngoại vi gây căng cơ bắp chân

Do tuổi tác

Vấn đề về tuổi tác cũng là một trong những yếu tố có khả năng gây căng cơ cao. Những người trong nhóm tuổi từ 3050 tuổi có nguy cơ bị căng cơ bắp chân khi hoạt động thể chất cao hơn do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể.

Do tuổi tác
Do tuổi tác

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân trên, một số yếu tố khác cũng có thể gây ra căng cơ bắp chân như:

  • Chế độ ăn uống bị mất cân bằng
  • Mất nước
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Máu lưu thông kém
  • Không khởi động cơ bắp kỹ trước khi hoạt động thể chất
  • Mang giày dép không phù hợp khi tập luyện
  • Thường xuyên mang giày cao gót.
Thường xuyên mang giày cao gót
Thường xuyên mang giày cao gót

Một số triệu chứng của căng cơ bắp chân thường gặp

Các triệu chứng của căng cơ bắp chân phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, cụ thể theo các mức như sau:

Căng cơ bắp chân mức 1

Đây là mức độ nhẹ nhất của căng cơ bắp chân. Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như vùng cơ bị sưng hay đỏ lên, cảm giác khó chịu nhẹ, tuy nhiên hầu như không ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.

Căng cơ bắp chân mức 1
Căng cơ bắp chân mức 1

Căng cơ bắp chân mức 2

Ở mức độ 2, tùy trường hợp người bệnh có thể bị sưng tấy, bầm tím ở bắp chân, cảm thấy hơi khó chịu khi hoạt động dùng đến sức chân và các hoạt động mạnh như chạy, nhảy, vận động thể thao,… có thể bị hạn chế.

Căng cơ bắp chân mức 2
Căng cơ bắp chân mức 2

Căng cơ bắp chân mức 3

Đây là mức độ nặng nhất. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như co thắt cơ, sưng và đau dữ dội không chỉ ở vùng bắp chân mà toàn bộ chân, thậm chí mất khả năng đi lại.

Căng cơ bắp chân mức 3
Căng cơ bắp chân mức 3

Hướng dẫn cách khắc phục khi bị căng cơ bắp chân

Nghỉ ngơi

Để chấn thương được phục hồi nhanh chóng, điều quan trọng nhất là người bệnh cần nghỉ ngơi, tạm ngừng các hoạt động thể chất, hạn chế dùng sức chân để tránh tình trạng căng cơ trở nên trầm trọng hơn.

Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi

Kéo căng cơ bắp chân

Cá động tác kéo căng cơ ở mức độ vừa phải sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị, hỗ trợ giảm đau bắp chân hiệu quả. Tuy nhiên, lưu ý chỉ nên kéo căng cơ một cách nhẹ nhàng, nếu dùng lực quá mức hoặc sai cách sẽ dễ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Tố nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia để có thể thực hiện kéo dãn bắp chân đơn giản, đúng cách, giúp cải thiện tình trạng căng cơ bắp chân.

Kéo căng cơ bắp chân
Kéo căng cơ bắp chân

Chườm đá

Chườm đá là phương pháp hiệu quả giúp giảm sung huyết, tan bầm và giảm đau, làm dịu đi các phản ứng viêm. Bạn có thể dùng đá lạnh để chườm lên vị trí bị tổn thương ngay khi vừa gặp phải chấn thương, sau đó có thể thực hiện cách mỗi 23 giờ.

Chườm đá
Chườm đá

Áp nhiệt

Bên cạnh chườm đá lạnh thì áp nhiệt (hay còn gọi là chườm nóng) cũng là biện pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng căng cơ bắp chân. Việc này sẽ giúp các cơ bắp được nới lỏng, thư giãn hơn. Bạn có thể thực hiện sau khi đã kéo giãn cơ hoặc tập thể dục.

Áp nhiệt
Áp nhiệt

Dùng thuốc chống viêm

Khi bị căng cơ bắp chân, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau như Ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc Naproxen (Aleve). Tuy nhiên nếu lạm dụng thì sẽ có thể gây “nhờn thuốc”. Do đó, bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Dùng thuốc chống viêm
Dùng thuốc chống viêm

Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu

Đối với các trường hợp căng cơ bắp chân nghiêm trọng (mức độ 3), cần áp dụng các biện pháp trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu bởi như vậy mới có tác dụng giảm đau nhức, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn cũng như tránh nguy cơ biến chứng về sau.

Khi điều trị đau mỏi cơ chuyên sâu, các chuyên gia sẽ thực hiện các tác động trị liệu bằng tay kết hợp cùng dụng cụ vật lý trị liệu hỗ trợ, tác động sâu vào các mô cơ, từ đó giúp người bệnh nhanh chóng bình phục.

Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu
Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu

Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng

Để điều trị tận gốc các triệu chứng căng cơ bắp chân, bạn bên kết hợp giữa trị liệu thần kinh cột sống với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Phương pháp này vừa rút ngắn thời gian hồi phục bệnh, vừa giảm nhanh và triệt để các cơn đau do căng cơ.

Quá trình trị liệu thần kinh cột sống sẽ giúp điều chỉnh xương khớp và hệ thần kinh bị sai lệch về đúng vị trí, kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể. Sau đó, bước vật lý trị liệuphục hồi chức năng với sự hỗ trợ của máy móc sẽ giúp hồi phục hiệu quả các vấn đề do căng cơ bắp chân.

Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng
Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng

Phẫu thuật

Trong trường hợp chứng căng cơ bắp chân trở nên nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến rách cơ, khó có thể hồi phục bằng các phương pháp trên thì người bệnh cần được phẫu thuật.

Đây là phương pháp chuyên sâu, chi phí khá cao, hơn nữa đòi hỏi quá trình chăm sóc hậu phẫu phức tạp và cần nhiều thời gian để phục hồi, đồng thời có thể rủi ro với biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến, chỉ định của bác sĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện phẫu thuật.

Phẫu thuật
Phẫu thuật

Cần lưu ý gì để tránh bị căng cơ bắp chân?

Để hạn chế tình trạng bị căng cơ bắp chân, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Khởi động và kéo giãn cơ bắp chân trước khi vận động, tập luyện thể thao
  • Thực hiện đúng các kỹ thuật khi chơi thể thao
  • Cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi và hồi phục sức lực giữa các buổi tập
  • Không cố gắng nén đau mà nên nghỉ ngơi ngay khi thấy cơ bắp có dấu hiệu đau nhức, khó chịu
  • Tập kéo dãn chân và rèn luyện cơ bắp chân thường xuyên
  • Mang giày vừa vặn với chân và thoải mái khi di chuyển.
Cần lưu ý gì để tránh bị căng cơ bắp chân?
Cần lưu ý gì để tránh bị căng cơ bắp chân?

Xem thêm:

Vừa rồi là những chia sẻ về tình trạng căng cơ bắp chân, các biểu hiện, triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách khắc phục khi bị căng cơ bắp chân. Hy vọng chúng đem đến cho bạn những thông tin hữu ích!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Đào Huy Đông
Đào Huy Đông
Chào mọi người, mình là Huy Đông. Mình đam mê sáng tạo nội dung và tìm hiểu về sức khỏe. Cùng mình khám phá những kiến thức hữu ích để sống khỏe mạnh hơn nhé!

Bài viết liên quan