Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh thường phát triển thành dịch ở những tập thể đông đúc như trường học, nhà trẻ. Vì vậy, bệnh quai bị là gì? Cùng khoeplus24h trong chuyên mục Bí quyết sống khỏe tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh quai bị là gì?
Quai bị là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị (Mumps virus)gây ra. Virus lây lan qua hắt hơi, ho hay tiếp xúc với nước bọt từ người bệnh. Tử vong do quai bị rất thấp, nhưng có người bị biến chứng nặng như viêm não, viêm màng não,…
Nguyên nhân bị quai bị
Người mắc bệnh quai bị thường thấy ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên hay người lớn. Nguyên nhân gây bệnh là do virus, chúng có thể lây lan qua đường hô hấp, ăn uống, ho, hắt hơi hay giao tiếp với người mắc bệnh này.
Mumps virus phát triển trong huyết thanh khoảng 12 – 15 ngày sau khi nhiễm và lan ra các cơ quan khác. Thời gian lây lan là 6 ngày trước khi phát sưng tuyến mang cho đến 2 tuần sau khi có các triệu chứng bệnh lý.
Những đối tượng dễ mắc bệnh quai bị
Quai bị thường lây lan ở những nơi tập trung đông người như nhóm trẻ mẫu giáo, trẻ học ở các trường trung học, phổ thông hoặc thanh niên, người lớn ở nơi làm việc. Tỷ lệ mắc bệnh này ở nam sẽ cao hơn nữ.
Quai bị ít gặp ở trẻ dưới 2 tuổi mặc dù bé chỉ được bảo vệ trong 6 tháng đầu đời với trường hợp mẹ từng mắc bệnh. Sau 2 tuổi, bé sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao dần và cao nhất là ở độ tuổi 10 – 19 tuổi.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị
Đối với nam giới
Biến chứng của quai bị là viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn chiếm 20 – 35% nam giới sau tuổi dậy thì. Biểu hiện tinh hoàn sưng to, mào tinh căng phù lên và kéo dài 3 – 7 ngày. Khoảng 50% là teo tinh hoàn, giảm tỷ lệ sinh tinh và có thể gây vô sinh.
Đối với nữ giới
Biến chứng xảy ra ở nữ giới chủ yếu:
- Viêm buồng trứng: Biến chứng này chiếm 7% ở phụ nữ sau tuổi dậy thì.
- Biến chứng quai bị ở phụ nữ mang thai: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, biến chứng này có thể làm sảy thai hoặc khiến thai nhi dị dạng, ở 3 tháng cuối thai kỳ có thể làm mẹ bầu sinh non hoặc thai chết lưu.
Đối với cả nam và nữ
Biến chứng có thể xảy ra ở cả nam và nữ bao gồm:
- Nhồi máu phổi
- Viêm tụy
- Các tổn thương thần kinh như rối loạn thị giác, mệt mỏi, viêm tủy sống cắt ngang, điếc,…
- Ngoài ra, bệnh nhân có thể có biến chứng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm thanh phế quản, viêm phổi, xuất huyết giảm tiểu cầu,…
Cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất
Tới thời điểm hiện tại thì chưa có thuốc để đặc trị bệnh quai bị, chủ yếu điều trị các triệu chứng kết hợp chăm sóc người bệnh. Đặc biệt phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra của bệnh:
- Bệnh nhân có dấu hiệu đau sưng vùng mang tai thì đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh. Bởi 1 số bệnh gây viêm tuyến nước bọt không nhất thiết gây ra do virus quai bị mà bởi các vi khuẩn và virus khác.
- Nếu người bệnh có triệu chứng sốt hay đau vùng mang tai thì có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt để uống.
- Bệnh nhân cần uống nhiều nước để bù nước và chất điện giải, bạn có thể uống Oresol để bổ sung nhanh hơn.
- Bạn có thể chườm mát để giảm sưng đau ở tuyến nước bọt.
- Không ăn thực phẩm quá cứng, nhiều gia vị cay nóng hoặc chua. Nên ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt, dễ ăn như cháo, súp.
- Không tùy tiện dùng kháng sinh, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ và khi bị nghi ngờ có bội nhiễm.
- Hạn chế vận động mạnh, nghỉ ngơi thoải mái tránh tiếp xúc người trong gia đình và người xung quanh.
- Bệnh nhân nam có dấu hiệu viêm tinh hoàn hay nữ có dấu hiệu viêm buồng trứng cần đến bệnh viện để theo dõi chặt chẽ, tránh để lại di chứng đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.
Lưu ý khi mắc bệnh quai bị ở nam và nữ
Người bệnh quai bị cần được chăm sóc kỹ để tránh các biến chứng nguy hiểm. Bạn nên đến các trung tâm ý tế thăm khám và chỉ định thuốc cũng như làm xét nghiệm cần thiết và theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
Ngoài ra, người bệnh cần được chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý như:
- Nghỉ ngơi, nằm khi sốt cao, chườm ấm vùng tuyến mang tai bị sưng để giảm đau.
- Bạn có thể lau mát để hạ sốt, tắm rửa sạch hàng ngày và chăm sóc kỹ răng miệng để tránh nguy cơ bội nhiễm và tăng cảm giác ăn ngon miệng hơn.
- Nam giới nên mặc quần lót nâng tinh hoàn, giảm căng và đau nhức cho người bệnh.
- Người bệnh nên ăn thức ăn lỏng, mềm tránh những đồ ăn quá nóng, cay, chua hoặc nhiều gia vị.
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc cần mang khẩu trang, rửa tay sạch sẽ.
Các biện pháp phòng tránh bệnh quai bị
Người dân cần nâng cao ý thức phòng ngừa cũng như biết tác hại của bệnh gây nên đặc biệt các biến chứng đến sức khỏe sinh sản. Nâng cao vắc xin, các biện pháp vệ sinh cá nhân, môi trường.
Ngoài ra, để phòng quai bị cần lưu ý 1 số biện pháp sau:
- Tuyên truyền nâng cao ý thức vệ sinh môi trường sống, nhà ở, nhà trẻ, trường học, ký túc xá,… với tiêu chí thông thoáng môi trường ở, khu vực ở và làm việc nhiều ánh sáng, sạch sẽ và hạn chế bụi bẩn.
- Nên rửa tay thường xuyên với xà phòng.
- Cần cách ly và điều trị tại nhà hoặc cơ sở y tế cho những người nhiễm bệnh theo chỉ định bác sĩ để tránh lây lan cho người xung quanh, khử khuẩn khu vực có người nhiễm bệnh.
- Khi nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay cơ sở ý tế để thăm khám và điều trị, đặc biệt các trường hợp nghi ngờ biến chứng nguy hiểm không được chần chừ mà hãy đến ngay bệnh viện để kịp thời điều trị.
XEM THÊM CÁC CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH GẶP Ở CƠ THỂ
- 7 triệu chứng bệnh về mắt nguy hiểm thường gặp bạn nên biết
- 5 bệnh nguy hiểm về mắt thường hay gặp ở người già
- Top các bệnh về mắt có thể gây mù mà bạn cần chú ý
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ bệnh quai bị là gì và cách phòng tránh. Hy vọng những thông tin này hữu ích với những người đang và không bị bệnh quai bị. Hãy cùng chờ đón các bài viết đầy thú vị và hấp dẫn tiếp theo nhé!