Bệnh lão hóa mắt gây nhiều vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Mắt bị lão hóa sớm không chỉ do tuổi già. Phòng ngừa lão hóa ở mắt từ sớm sẽ giúp chúng ta tránh được nhiều rủi ro về sau.
Lão hóa mắt là gì?
Lão hóa mắt là kết quả của rối loạn trong quá trình tổng hợp protein của thủy tinh thể cũng như võng mạc. Tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) bị thoái hóa dần theo tuổi tác, chức năng suy giảm không bù trừ bởi các tế bào còn lại.
Sau tuổi 30, mắt cũng có dấu hiệu lão hóa như mờ, nhức, khô mắt, mắt kéo màng. Các triệu chứng lão hóa mắt sẽ đến chậm và tăng dần theo độ tuổi. Tuy nhiên, dưới tác động của công nghệ, các triệu chứng lão hóa mắt đến sớm hơn “dự tính”.
Nguyên nhân lão hóa sớm
Độ tuổi
Tuổi càng cao thì sự tổng hợp protein của thủy tinh thể ở mắt càng rối loạn, suy giảm hoạt động. Đồng thời diễn ra quá trình thoái hóa võng mạc.
Sau tuổi 40 mắt bắt đầu bị viễn thị. Sau 50 – 60 tuổi thì triệu chứng lão hóa mắt xuất hiện rõ nét. Đặc biệt độ tuổi 70 – 80, ít người lớn tuổi giữ được thị lực như thời trẻ. Tuy nhiên, không ít người sang tuổi 40 nhưng “tuổi của mắt” lên độ tuổi 50, 60.
Ô nhiễm môi trường
Đây là nguyên nhân tác động trực tiếp khiến mắt bị lão hóa nhanh chóng. Ngoài ra, khói bụi hay nguồn nước ô nhiễm, các hóa chất tại nơi làm việc cũng khiến mắt lão hóa nhanh hơn.
Hóa chất có thể tích tụ nhiều chất oxy hóa có hại cho cơ thể, phá hỏng các tế bào nội mô của võng mạc, tổn thương tế bào thị giác, làm suy giảm thị lực.
Tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình điện tử
Tác động của ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị điện tử cũng khiến mắt lão hóa nhanh. Các thiết bị màn hình chứa 25 – 35% ánh sáng xanh nguy hại. Đây là loại ánh sáng có khả năng tiến sâu vào mắt và gây tổn thương võng mạc.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần tiếp xúc ánh sáng xanh trên 3 giờ mỗi ngày sẽ có tình trạng suy giảm thị lực 90%. Việc “chúi mắt” vào các thiết bị màn hình ngày càng nhiều sẽ tăng nguy cơ đe dọa đến suy giảm thị lực.
Mờ mỏi mắt
Thủy tinh thể của người trẻ tuổi trong suốt, mềm mại, phồng lên, xẹp xuống dễ dàng. Nhưng bắt đầu tuổi 40 thành phần quan trọng này bắt đầu biến đổi. Thủy tinh thể có xu hướng chai cứng, độ điều tiết và độ đàn hồi giảm.
Vì vậy, khi nhìn gần, nhìn xa, người bị lão hóa mắt sẽ cảm thấy khó chịu, mờ mỏi. Các tế bào biểu mô giác mạc dễ bị trầy xước, giảm khả năng tiết nước mắt gây hiện tượng mây mờ.
Dấu hiệu mắt bị “già” trước tuổi
Các triệu chứng lão hóa mắt không xuất hiện cùng lúc. Chúng có thể đến lần lượt hoặc dồn dập tùy vào điều kiện sống, gen và nhiều yếu tố cơ địa khác. Đặc biệt, bạn nên chăm sóc mắt khi còn trẻ và không ngừng cảnh giác với các triệu chứng ở mắt.
Hình ảnh méo mó
Hoàng điểm cũng là bộ phận quan trọng không kém gì với tế bào mô võng mạc. Bộ phận này chứa nhiều tế bào thần kinh thị giác, giúp ta nhìn rõ hình ảnh và màu sắc.
Mắt bị lão hóa khiến hoàng tạo ra hình ảnh như méo mó, màu sắc nhòe đi. Ngoài ra, khi các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc bị thoái hóa cũng khiến bệnh nhân không nhìn rõ vào ban đêm hoặc bị bệnh quáng gà.
“Ruồi bay” trước mắt
Hiện tượng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, điển hình là những người bị xuất huyết dịch kính tự phát hay do chấn thương, vẩn đục dịch kính hình sao, nhiễm ký sinh trùng,… Tuy nhiên, quá trình này cũng khiến dịch kính (thể pha lê) bị hóa lỏng.
Khô mắt
Khi nhìn vào giác mạc của những người bị lão hóa mắt sẽ thấy mắt kém long lanh hơn những người trẻ tuổi. Nguyên nhân của điều này là do có nhiều mạch máu, mộng mỡ hay mộng thịt phát triển và tích tụ bên ngoài mắt.
Đồng thời nước mắt tiết ra ít hơn, gây khô mắt và mờ đục khi nhìn mọi thứ xung quanh. Mắt sẽ càng khô hơn khi nhìn vào màn hình máy tính hay điện thoại thường xuyên và quên nháy mắt 15 – 20 lần/ phút.
Nhìn kém lanh lẹ, sụp mi mắt
Người bị lão hóa mắt có thể bị yếu cơ vận nhãn do thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến tình trạng rối loạn cơ vận nhãn. Biểu hiện là suy giảm khả năng bắt hình ảnh, mắt “khờ”, không còn mau lẹ như bình thường, nặng hơn nữa là liệt cơ, lé mắt.
Ở người cao tuổi, da nhăn nheo ở khóe mắt, cơ mí sẽ làm giảm hoặc mất khả năng co giãn, đàn hồi nên tạo thành những túi mỡ ở cả mí trên và mí dưới gây nên chứng xệ mi.
Các bệnh lão hóa mắt thường gặp
Thoái hóa hoàng điểm (điểm vàng)
Hoàng điểm còn gọi là điểm vàng là phần quan trọng của võng mạc, giúp mắt nhìn rõ nét về hình ảnh và màu sắc. Khi có dấu hiệu thoái hóa hoàng điểm, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như nhìn mờ ở trung tâm, hình ảnh méo mờ biến dạng,…
Đồng thời, tùy vào mức độ mà người bị thoái hóa điểm vàng có các triệu chứng khác như ám điểm (điểm mờ đen) trước mắt, nhìn 1 thành 2, nhìn màu không chuẩn,…
Bệnh võng mạc tiểu đường
Đây là tình trạng tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, gây phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc,… khiến thị lực giảm dần có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Ở giai đoạn không tăng sinh, người bệnh chưa nhận thấy triệu chứng rõ ràng nên khiến bệnh dễ chuyển sang giai đoạn tăng sinh. Bệnh gây tổn thương võng mạc nên khả năng hồi phục thị lực rất thấp.
Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể ở người trẻ chiếm 30%, người cao tuổi là 70% (đa số là có độ tuổi từ 50 trở lên). Theo y khoa, đục thủy tinh thể hay còn gọi là cườm khô, cườm đá là tình trạng thủy tinh thể bị mờ đục do tác động có hại bên trong và bên ngoài cơ thể.
Trong cơ chế bệnh sinh, các protein có nhóm thiol (liên kết – SH) bị biến đổi cấu trúc, dẫn đến sự thay đổi trật tự sắp xếp của các protein tại thủy tinh thể. Hậu quả là tạo ra các đám mờ và tình trạng đục thủy tinh thể đôi khi nhìn thấy chấm đen, loá mắt,…
Tăng nhãn áp (bệnh glocom)
Tăng nhãn áp hay bệnh Glaucoma (glocom) xảy ra khi chất lỏng trong mắt không thoát ra ngoài, tăng áp lực trong mắt và dây thần kinh thị giác. Bệnh này khiến tăng nhãn áp, khả năng nhìn bao quát thu hẹp, thị lực giảm dần cho đến mù hoàn toàn.
Trong dạng cấp, bệnh nhân nhức mắt, nhức nửa đầu cùng bên, nôn mửa hay buồn nôn dễ chẩn đoán lầm là bệnh đường tiêu hóa. Dạng mãn tính, bệnh nhân không đau nhức cho đến khi khả năng nhìn bao quát và thị lực giảm trầm trọng.
Cách chống lão hóa mắt
Cho mắt được nghỉ ngơi: Ngủ sớm trước 11h tối và sau khi ngồi máy tính 20 phút thì cho mắt nhìn xa 20 feet (6m) ít nhất 20 giây.
Tránh các tác nhân gây hại: Bạn hãy đeo kính râm khi đi ra ngoài để bảo vệ mắt. Đeo các thiết bị bảo hộ với nghề tiếp xúc với hóa chất, tia độc hại như thợ hàn điện.
Giảm stress: Đây là cách giúp đôi mắt trẻ trung, không bị xệ mí, thâm quầng mắt mãn tính.
Thay đổi tư thế: Bạn nên để sách hay điện thoại cách mắt tối thiểu 40 – 50 cm. Không bấm điện thoại ở nơi thiếu sáng.
Thăm khám định kỳ 2 lần/ năm: Duy trì đều đặn hàng năm giúp phát hiện bệnh kịp thời đặc biệt là những người trên 40 tuổi.
Dùng nước mắt nhân tạo an toàn: Có thể dùng trong trường hợp khô mắt, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Dinh dưỡng hợp lý: Hạn chế hút thuốc là và tăng cường thực phẩm giàu vitamin A, B, C có trong rau củ màu xanh, đỏ.
Massage, tập luyện mắt: Luyện tập các bài tập về mắt giúp mắt lanh lẹ và “trẻ trung” hơn.
XEM THÊM CÁC CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH GẶP Ở CƠ THỂ
- 7 triệu chứng bệnh về mắt nguy hiểm thường gặp bạn nên biết
- 5 bệnh nguy hiểm về mắt thường hay gặp ở người già
- Top các bệnh về mắt có thể gây mù mà bạn cần chú ý
Bệnh lão hóa mắt là một phần của quy luật tự nhiên không thể tránh khỏi. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm chậm và giảm thiểu tác hại của quá trình này bằng những biện pháp mà KHOEPLUS24H đã cung cấp.