Bánh mì là gì? Tác dụng của bánh mì, các loại tốt cho sức khỏe và cách làm

0
(0)

Bánh mì là thực phẩm quen thuộc trong đời sống hằng ngày, nếu sử dụng đúng cách nó sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể và giảm thiểu tình trạng tăng cân ngoài ý muốn. Vậy bánh mì là gì? Cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu một số tác dụng của bánh mì, các loại tốt cho sức khỏe và cách làm loại bánh này ra sao nhé!

Bánh mì là gì?

Bánh mì là loại bánh được làm từ bột mì hoặc bất kì ngũ cốc nào trộn chung với nước và một số nguyên liệu khác (tùy theo loại bánh). Sau đó, hỗn hợp bánh sẽ được lên men bằng các hình thức khác nhau (có thể dùng vi sinh vật tự nhiên hoặc dùng phương pháp thông khí nhân tạo) trước khi nướng.

Ngoài ra, một số loại bánh mì không cần phải lên men tùy theo sở thích và cách chế biến của người làm bánh. Việc thưởng thức bánh mì có thể được xem như món ăn nhẹ trong ngày, hoặc ăn kèm với món ăn khác như món ăn chính.

Bánh mì là gì?
Bánh mì là gì?

Tác dụng của bánh mì

Nếu sử dụng bánh mì đúng cách, thực phẩm này mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe của bạn như:

Cung cấp nhiều năng lượng

Nhờ được làm từ bột mì hoặc ngũ cốc nên bánh mì có chứa hàm lượng carbs nhất định cùng với lượng chất xơ tương đối. Vì thế, việc dùng bánh mì có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn hoạt động cả ngày.

Cung cấp nhiều năng lượng
Cung cấp nhiều năng lượng

Tăng khả năng vượt qua bệnh tật

Loại bánh mì nguyên cám rất có lợi cho sức khỏe của hầu hết mọi đối tượng, gồm trẻ em và người lớn tuổi. Theo kết quả nghiên cứu được công bố vào năm 2016 trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng: thành phần tinh bột trong ngũ cốc nguyên hạt có khả năng làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch hoặc ung thư gây ra.

Thậm chí, việc dùng bánh mì nguyên cám đúng cách, ít nhất 3 phần mỗi ngày thì có thể cải thiện tuổi thọ và giảm nguy cơ mắc phải các bệnh mãn tính nói chung.

Tăng khả năng vượt qua bệnh tật
Tăng khả năng vượt qua bệnh tật

Cải thiện tâm trạng

Thành phần carbs trong bánh mì có thể góp phần làm tăng nồng độ serotonin – đây là chất dẫn truyền thần kinh trong não, nhờ đó cải thiện tâm trạng của bạn sau khi ăn.

Hơn nữa, hợp chất này còn giúp bạn hạn chế cảm giác thèm đồ ăn ngọt cũng như giảm bớt sự lo lắng về vấn đề giảm số đo vòng eo.

Cải thiện tâm trạng
Cải thiện tâm trạng

Hỗ trợ giảm cân

Đối với bánh mì nguyên hạt, hàm lượng chất xơ khá nhiều nên có lợi cho việc giảm cân hiệu quả. Thực tế, chất xơ sẽ tạo cảm giác cho bạn no lâu hơn và khiến bạn tiêu thụ ít calo từ thực phẩm khác. Hơn nữa, chất xơ cũng giảm thiểu tình trạng tăng đột biến hàm lượng đường trong máu sau khi ăn.

Hỗ trợ giảm cân
Hỗ trợ giảm cân

Tốt cho hệ tiêu hóa

Vì chứa chất xơ, bánh mì được xem là thực phẩm có lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Chẳng hạn, lượng chất xơ trong bánh mì nguyên hạt có thể giảm thiểu tình trạng táo bón và hỗ trợ chức năng hoạt động của nhu động ruột.

Ngoài ra, loại bánh mì được làm từ ngũ cốc nảy mầm còn chứa nhiều protein, khoáng chất và vitamin dễ tiêu hóa cũng như giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn.

Tốt cho hệ tiêu hóa
Tốt cho hệ tiêu hóa

Giúp da và tóc chắc khỏe

Sử dụng bánh mì được làm từ lúa mì nguyên cám có thể cải thiện tình trạng sức khỏe da và tóc của bạn nhờ chứa lượng lớn protein và vitamin B. Có lẽ vì thế, nếu sử dụng loại bánh mì này đúng cách có thể khiến bạn trông tươi trẻ hơn.

Giúp da và tóc chắc khỏe
Giúp da và tóc chắc khỏe

Tác dụng phụ của bánh mì cần biết

Thực tế, nếu sử dụng bánh mì không đúng cách thì nó sẽ gây ra cho bạn một số tác dụng phụ như sau:

Nhiều carb không tốt, tăng đường huyết

Một số loại bánh mì có chứa thành phần đường, đồng thời tinh bột vốn có trong bánh mì có khả năng hấp thụ nhanh trong đường tiêu hóa và đi vào máu giống như cách thức hoạt động của loại đường glucose vậy!

Vì thế, nếu ăn bánh mì với khối lượng lớn thì sẽ làm tăng độ nhạy của insulin và hàm lượng đường trong máu, thậm chí tốc độ làm tăng đường huyết nhanh hơn so với việc bạn dùng kẹo ngọt.

Chưa hết, bánh mì không những làm cho đường huyết tăng lên đột ngột, mà nó còn có thể làm hạ đường huyết nhanh chóng – gây ra hiện tượng đói bụng dù sau khi bạn mới ăn bánh mì.

Tình trạng hàm lượng đường trong máu cao cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng glycation ở cấp độ tế bào vì lúc này đường trong máu phản ứng với protein trong cơ thể, trở thành những nguyên nhân gây ra hiện tượng lão hóa nhanh.

Nhiều carb không tốt, tăng đường huyết
Nhiều carb không tốt, tăng đường huyết

Chứa nhiều gluten

Lúa mì có chứa gluten – đây là thành phần giúp kết dính trong bột. Khi bạn ăn bánh mì được làm từ bột có chứa gluten (như bột từ lúa mì, lúa mạch hoặc lúa mạch đen), thì hệ thống miễn dịch trong hệ tiêu hóa có thể tác động đến thành phần này.

Thực tế, theo nghiên cứu cho thấy gluten có thể phá hỏng lớp tường bảo vệ trong đường tiêu hóa, gây ra hiện tượng đầy hơi, đau bụng hoặc mệt mỏi.

Chứa nhiều gluten
Chứa nhiều gluten

Ít chất dinh dưỡng

Do hình thức chế biến và tùy vào loại bột được sử dụng mà hàm lượng chất dinh dưỡng trong bánh mì rất khác nhau.

Nhìn chung, thực phẩm này được đánh giá là khá ít chất dinh dưỡng như: thành phần gluten có thể làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác, hoặc một số loại ngũ cốc không chứa (hoặc rất ít) các axit amin thiết yếu.

Ít chất dinh dưỡng
Ít chất dinh dưỡng

Tăng lượng cholesterol

Theo lý thuyết, ngũ cốc yến mạch có thể cải thiện nồng độ lipid trong máu đáng kể, nhưng theo kết quả của một nghiên cứu cho thấy việc dùng lượng lớn ngũ cốc yến mạch sau 12 tuần có thể làm tăng tổng số cholesterol LDL xấu. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch nói chung.

Tăng lượng cholesterol
Tăng lượng cholesterol

Các loại bánh mì tốt cho sức khỏe

Trên thị trường, bạn có thể bắt gặp nhiều loại bánh mì được đánh giá là tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể chọn dùng trong chế độ ăn uống của bạn như:

  • Bánh mì nguyên cám: được làm từ 100% hạt lúa mì.
  • Bánh mì hạt lanh: được làm từ ngũ cốc nguyên hạt và hạt lanh.
  • Bánh mì yến mạch: được làm từ bột mì nguyên cám, yến mạch, muối và một số thành phần khác.
  • Bánh mì ngũ cốc: được làm từ nhiều loại ngũ cốc nguyên cám.
  • Bánh mì bột chua: được làm từ bột mì và được lên men chua tự nhiên.
  • Bánh mì không gluten: được làm từ nhiều loại bột như bột gạo lứt, bột ngô, bột sắn,…
  • Bánh mì đen: được làm từ 100% bột lúa mạch.
Các loại bánh mì tốt cho sức khỏe
Các loại bánh mì tốt cho sức khỏe

Cách làm bánh mì cơ bản

Tùy theo loại bánh mà thành phần nguyên liệu được sử dụng khác nhau, nhưng nhìn chung cách làm bánh mì cũng rất đơn giản.

Đầu tiên, bạn trộn bột với nước, rồi tiến hành nhào bột để cho khối bột trở nên dai dẻo hơn. Sau đó, bạn đem ủ khối bột lần 1 rồi đến lần 2. Cuối cùng, bạn lấy ra nhào nặn thành hình mong muốn và đem nướng ở nhiệt độ phù hợp trong lò nướng. Vậy là xong!

Cách làm bánh mì cơ bản
Cách làm bánh mì cơ bản

Mua bánh mì ở đâu? Giá bao nhiêu?

Bánh mì là thực phẩm quen thuộc nên bạn có thể tìm mua chúng ở các cửa tiệm bán bánh trên đường phố, siêu thị, chợ và thậm chí là một số trang mạng điện tử.

Mỗi loại bánh mì sẽ có giá thành khác nhau, như bánh mì sandwich khoảng 30.000VND/250gr, bánh mì đặc ruột 3.000 – 5.000VND/ổ, bánh mì đen từ 30.000 – 60.000VND/300gr, bánh mì men chua khoảng 60.000VND/400gr, bánh mì hoa cúc 100.000 – 130.000VND/500gr,…

Mua bánh mì ở đâu? Giá bao nhiêu?
Mua bánh mì ở đâu? Giá bao nhiêu?

Hy vọng những chia sẻ phía trên, bạn đã hiểu thêm về bánh mì là gì cùng với những tác dụng của bánh mì, các loại tốt cho sức khỏe và cách làm loại bánh mì này ra sao. Đây là thực phẩm quen thuộc nên bạn hãy sử dụng đúng cách để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Khương Linh
Khương Linh
Hi cả nhà, mình là Khương Linh. Mình là một người yêu thích gym và dinh dưỡng. Mình muốn chia sẻ những kiến thức của mình để mọi người có một cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn.

Bài viết liên quan