Vào dịp Tết, bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu trên bàn cơm của người miền Bắc. Với nguyên liệu chính là nếp, thịt heo, đậu xanh, rất nhiều bạn tò mò không biết bánh chưng bao nhiêu calo? Hay ăn bánh chưng có mập không? Cùng tìm hiểu ngay những thông tin trên qua bài viết bên dưới nhé!
Bánh chưng là gì?
Là người Việt, chắc chắn bạn sẽ không lạ với món ăn này. Bánh chưng là một loại bánh truyền thống vào các dịp Tết cổ truyền hoặc ngày giỗ tổ Hùng Vương. Các nguyên liệu chính để làm bánh là gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong,… Bánh chưng có hình vuông, bên ngoài bọc lá dong và có ý nghĩa tượng trưng cho mặt đất.
Bánh chưng bao nhiêu calo
100gr bánh chưng bao nhiêu calo?
Bởi vì bánh chưng có nguyên liệu chính là nếp, đậu xanh và thịt heo nên có lượng calo khá cao. 100gr bánh chưng cung cấp khoảng 200 calo tương đương với 1 chén rưỡi cơm. Vì vậy, nếu ăn thoả thích bánh chưng vào ngày Tết, bạn có thể dễ dàng tăng cân.
1 miếng bánh chưng bao nhiêu calo?
Với cách cắt bánh chưng tiêu chuẩn, bạn sẽ dễ dàng chia 1 cái bánh chưng thành 8 miếng bằng nhau. Từ đó, chúng ta dễ dàng xác định được lượng calo trong 1 miếng bánh chưng sẽ dao động khoảng 250 calo.
1 miếng bánh chưng rán bao nhiêu calo?
Bánh chưng rán cũng là một món ăn được nhiều người cực yêu thích vào những ngày Tết đến xuân về. Bánh trở nên ngon hơn nhờ lớp vỏ giòn rụm, bên trong ẩm mềm dẻo, chấm với một xíu tương ớt nữa là tuyệt vời. Tuy nhiên, lượng calo trong bánh chưng rán sẽ nhiều hơn bánh chưng thường, cụ thể 1 miếng bánh chưng rán sẽ dao động từ 300 – 375 calo.
Bánh chưng chay bao nhiêu calo?
Bánh chưng chay với các nguyên liệu chính là gạo nếp, đậu xanh, hạt tiêu và muối, thường dành cho những bạn ăn chay trường hoặc cúng bái cho tổ tiên, chùa chiền. Vì bánh chưng không chứa thịt nên hàm lượng calo trong bánh chưng chay chỉ từ khoảng 125 – 150 calo cho 1 miếng.
1 cái bánh chưng nhỏ bao nhiêu calo?
Đối với loại bánh chưng nhỏ, tùy thuộc vào kích thước, nguyên liệu mà bạn có thể xác định được lượng calo chính xác. Thường thì bánh càng nhỏ sẽ cung cấp lượng calo càng ít.
Ăn nhiều bánh chưng có tốt không?
Bánh chưng được làm từ các nguyên liệu chính là gạo nếp, thịt lợn, mỡ lợn, đậu xanh,… Tất cả những nguyên liệu này đều có hàm lượng dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe, cụ thể là:
- Gạo nếp hỗ trợ điều trị chứng hư lao tiết tả, tỳ vị hư nhược, đau thượng vị, thường xuyên đổ mồ hôi, váng đầu chóng mặt,…
- Thịt lợn giúp nhuận da thịt, dưỡng khí huyết, ích ngũ tạng… và cung cấp protein dồi dào cho cơ thể.
- Mỡ lợn có vị ngọt, tính mát, không độc, cung cấp chất béo tốt cho da và tóc.
- Đậu xanh giúp bổ tỳ, thanh nhiệt, ích ngũ tạng, mịn da, giải tất cả các chất độc và tốt cho mắt. Đồng thời, loại đậu này cũng rất giàu vitamin A, B1, B2, PP, B6,…
Mặc dù các thành phần chính của bánh chưng đều rất tốt cho sức khỏe nhưng lượng tinh bột, chất béo từ nếp và mỡ lợn sẽ gây khó tiêu hóa, đầy bụng nếu bạn ăn quá nhiều.
Ăn bánh chưng có béo không?
Như đã đề cập bên trên, 1 miếng bánh chưng có calo tương đương với 1.5 bát cơm. Vì vậy, ăn bánh chưng nhiều có thể khiến bạn tăng cân nếu không thường xuyên vận động. Đặc biệt, món bánh chưng rán sẽ càng làm tăng nguy cơ tăng cân cao hơn bởi có thêm calo từ phần dầu dùng để chiên bánh.
Cách ăn bánh chưng không bị béo vào dịp tết
Vậy làm sao để ăn bánh chưng không bị béo vào dịp tết, sau đây là một số lưu ý giúp bạn vượt qua nỗi lo tăng cân chóng mặt sau Tết nhé!
- Tần suất ăn thích hợp: Nên ăn bánh chưng với lượng vừa phải, kiểm soát chặt chẽ lượng calo hấp thụ vào người, luôn đảm bảo không vượt quá nhu cầu cơ thể.
- Không chế biến dầu mỡ: Hạn chế ăn bánh chưng rán vì sẽ dễ gây khó tiêu, chướng bụng và tăng cân nhanh.
- Không ăn vào buổi tối: Vì sẽ làm tích lũy năng lượng và bị chuyển hóa thành mỡ thừa. Thay vì vậy, nên ăn bánh chưng vào buổi sáng hoặc trưa.
- Ăn kèm với chất xơ, vitamin và khoáng chất: Bạn nên kết hợp với dưa hành, trái cây hoặc rau xanh để đảm bảo cân đối dinh dưỡng cũng như đỡ ngán khi ăn quá nhiều.
- Kết hợp luyện tập thể thao: Cố gắng sắp xếp để mỗi ngày có thể vận động tối thiểu từ 30 phút để giải phóng bớt lượng calo đã hấp thu.
Những đối tượng không nên ăn bánh chưng
Người bị bệnh tim mạch
Những người bị bệnh tim mạch được khuyến cáo không nên ăn bánh chưng, đặc biệt là bánh chưng rán. Vì ăn bánh chưng sẽ khiến cơ thể nạp vào nhiều năng lượng từ cả thực vật, động vật và chất béo. Điều này khiến cơ thể tích lũy chất béo cái hại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.
Người huyết áp cao
Nguyên liệu chính của bánh chưng là mỡ lợn, khi ăn sẽ kích thích dạ dày tăng cường tiết axit dịch vị và làm ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là những bạn có huyết áp cao. Vì vậy, bạn nên chọn các loại bánh nhiều nạc, ít mỡ và hạn chế ăn bánh chưng rán để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người bị bệnh tiểu đường
Bánh chưng khá giàu chất đường, đạm, chất béo, vitamin,… nên người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là các loại bánh chưng ngọt vì sẽ làm tăng nguy cơ tăng đường huyết.
Người đau dạ dày
Còn đối với những bạn bị đau dạ dày thì nên hạn chế ăn bánh chưng. Vì 2 thành phần là đỗ xanh và gạo nếp có thể khiến bạn bị đầy bụng, ợ chua và khó tiêu. Vì vậy, những ai có tiền sử đau dạ dày nên hạn chế ăn để không làm bệnh trở nên trầm trọng hơn nhé!
Người bị bệnh thận
Ăn bánh chưng có thể khiến cơ thể bị rối loạn mỡ máu và tăng mỡ máu nên những bạn bị bệnh thận không nên ăn bánh chưng để tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, muối được nêm nếm vào bánh cũng có ảnh hưởng không tốt đến thận.
Người thừa cân
Bánh chưng gây nguy cơ tăng cân cao nếu ăn thiếu kiểm soát vì thành phần nếp khá nhiều. Vì vậy, theo các chuyên gia, những bạn thừa cân, béo phì thì nên tránh ăn bánh chưng để không bị tích lũy thêm mỡ thừa cũng như bảo vệ sức khỏe.
Người hay bị mụn nhọt
Cuối cùng là những bạn hay bị mụn nhọt trên mặt hoặc cơ thể, gạo nếp là thành phần chính làm nên bánh chưng, có tính nóng sẽ gây nóng trong người, khiến tình trạng mọc mụn, mụn nhọt trở nên trầm trọng hơn.
Một số thắc mắc thường gặp khi ăn bánh Chưng
Ăn bánh Chưng có nóng không?
Câu trả lời là có vì bánh chưng được làm từ gạo nếp. Đây là một loại nguyên liệu có tính nóng, sẽ làm gia tăng nhiệt độ bên trong cơ thể. Từ đó, xuất hiện các vấn đề như nổi mụn, bị chướng bụng, đầy hơi, nóng dạ dày,… nếu ăn quá nhiều.
Ăn bánh Chưng có bị ho không?
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh sự tương quan giữa ăn bánh chưng và nguyên nhân gây ho. Tuy nhiên, nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm cay nóng như bánh chưng có thể làm niêm mạc họng bị tổn thương, gây kích ứng và khiến chúng ta bị ho.
Sau sinh ăn bánh Chưng được không?
Phụ nữ sau khi sinh vẫn có thể ăn bánh chưng được nhé. Tuy nhiên, vì hiện tại mẹ có đề kháng còn hơi yếu, nên mẹ không nên ăn bánh chưng quá nhiều và quá thường xuyên. Đồng thời, hạn chế ăn bánh chưng với các dưa muối hoặc tương ớt quá mặn để không làm hệ tiêu hóa bị rối loạn.
Đặc biệt, phụ nữ sinh mổ thì tuyệt đối không nên ăn bánh chưng vì gạo nếp sẽ khiến vết thương bị mưng mủ, lâu lành và khiến vết thương có nguy cơ bị sẹo cao.
Xem thêm:
- 1 cái bánh trung thu bao nhiêu calo? Ăn nhiều mập không?
- Bánh ướt bao nhiêu calo? Ăn bánh ướt có gây tăng cân không
- Bánh tét bao nhiêu calo? Ăn có mập không? Ai không nên ăn?
Bài viết đã mang đến nhiều thông tin giúp bạn biết được bánh chưng bao nhiêu calo, cũng như những lưu ý để ăn bánh chưng không bị béo. Nếu bạn thấy bài viết này hay và bổ ích, đừng quên chia sẻ để nhiều người cùng biết nhé!