Yoga luôn mang đến cho người tập một cảm giác thoải mái và dễ chịu. Bên cạnh đó, yoga cũng giúp hỗ trợ chữa trị một số căn bệnh. Hãy cùng Khoeplus24h xem qua những bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ nhé!
Tập yoga có tác dụng gì đối với người bị thoái hóa đốt sống cổ?
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thoái hóa đốt sống cổ là do ít vận động hoặc làm việc sai tư thế quá lâu như mang vác nặng, cúi đầu quá nhiều, ngồi vi tính quá lâu,… Đây được xem là một căn bệnh phổ biến của xã hội. Bởi vì, nó không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà những bạn trẻ hiện nay cũng có thể mắc phải.
Thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây ảnh hưởng khá nhiều đến người bệnh, khi mắc phải căn bệnh này, họ có thể thường gặp những triệu chứng như: Rối loạn tiền đình, hẹp ống sống hoặc thoát vị đĩa đệm. Những tác hại trên được cho là dễ gặp nhất ở người bệnh.
Do đó, đã có rất nhiều người quyết định chọn tập yoga để chữa thoái hóa đốt sống cổ. Vì khi tập những bài tập này, sẽ giúp các nhóm cơ được tăng cường và kéo giãn.
Bên cạnh đó, tập yoga giúp giảm thiểu và ngăn ngừa được một số triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ như đau cổ, đau xương bả vai,… Việc tập yoga cũng giúp bạn tìm lại được tư thế thích hợp và phần cột sống được linh hoạt hơn.
Các bài tập Yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
Đẩy cằm
Động tác giúp kéo căng phần xương hàm, làm săn chắc vùng cơ nửa dưới mặt. Bài tập giúp phần cột sống cổ trước và sau được kéo căng hơn.
Các bước thực hiện:
- Ngồi khoanh chân trên thảm, từ từ uốn cong lưng.
- Hai tay đan vào nhau và đẩy phần cằm lên.
- Để cổ được kéo căng thì phần đầu hãy ngã ra sau nhiều nhất có thể.
- Sau đó quay lại tư thế ban đầu và đan tay ra sau đầu.
- Phần đầu tiếp tục được ấn ngã xuống dưới để phần cổ lại được kéo căng.
- Giữ động tác trong 5s và thực hiện mỗi động tác 10 lần.
Cổ vai gáy
Một tư thế giúp cho phần ngực và vai có cơ hội giãn nở và tăng cường thêm sức mạnh, giúp nâng đỡ được phần cổ tốt hơn.
Các bước thực hiện:
- Ngồi trên thảm với tư thế khoanh chân.
- Hai tay đan vào nhau, giãn căng người và hít một hơi thật sâu.
- Sau đó thở ra và đưa tay về sau gáy.
- Tiếp tục hít vào, đồng thời hai tay áp sát song song với hai bên tai, sao cho để phần cùi chỏ hướng về phía trước.
- Đưa cùi chỏ vào sát nhau rồi ngẩng đầu lên.
- Hít vào và đưa cơ thể trở về tư thế ban đầu.
Cổ vai gáy – cánh tay
Thêm một tư thế chữa đau vô cùng hiệu quả cho các nàng. Bài tập giúp tăng cường độ đàn hồi, thư giãn phần lưng và giúp cơ vai được dẻo dai, linh hoạt. Bài tập này có tác động trực tiếp lên cơ ngực và góp phần làm săn chắc, khỏe hơn cho cơ.
Các bước thực hiện:
- Nằm úp người xuống thảm để hai đầu gối chạm thảm.
- Mở rộng cánh tay để vai tạo thành một đường thẳng với phần cùi chỏ.
- Hít vào và thở ra thật sâu.
- Tiếp theo cho vai chạm xuống sàn, giữ cao đầu và để mắt nhìn thẳng về phía cùi chỏ tay trái.
- Hít vào và quay về tư thế ban đầu, làm tương tự với bên còn lại.
Con lạc đà
Tư thế này giúp kéo căng phần trước của cơ thể gồm ngực, bụng và cơ. Ngoài ra, tư thế con lạc đà còn giúp cải thiện được khả năng vận động của cột sống, tăng sức khỏe cho cột sống,…
Các bước thực hiện:
- Ngồi trên gót chân trên thảm hoặc sàn.
- Để người quỳ thẳng, phần hông thẳng hàng với đầu gối. Để không bị đau các bạn có thể đặt một chiếc gối dưới gối để hỗ trợ.
- Nghiêng người sang phải, dùng tay phải chạm hoặc nắm vào lòng bàn chân phải, và làm tương tự với bên còn lại. Sau đó ngửa đầu ra sau và thở ra.
- Nếu bạn có một cơ thể dẻo dai, có thể dùng đôi tay chống hẳn lên phần thắt lưng và sau đó ngửa người ra sau và chống hai tay xuống sàn.
- Hãy cố gắng giữ tay thật thẳng, lực đổ dồn vào phần cánh tay, đồng thời rướn người về phía trước để phần bắp đùi vuông góc 90 độ với sàn.
- Phần đầu vần ngửa ra sau, hai mắt thả lỏng và cố định tầm nhìn ngay chóp mũi. Đừng cố gắng nhướng mắt về phía sau.
- Giữ tư thế này trong vòng 10 – 20s.
Tư thế cây cung
Tư thế mang lại hiệu quả và lợi ích tốt nhất, giúp các bạn tăng cường được cơ bụng, lưng, giúp mở rộng ngực, cổ và làm săn chắc phần cánh tay. Ngoài việc chữa thoái hóa đốt sống cổ, tư thế này còn giúp các bạn giảm đau khi tới kỳ kinh nguyệt.
Các bước thực hiện:
- Nằm sấp trên sàn, đặt hai chân dang rộng bằng vai, hai tay đặt sát cơ thể.
- Gắp đầu gối lại và đưa hai tay về phía sau, nắm lấy mắt cá chân.
- Hít vào, nâng ngực lên đồng thời kéo chân về phía trước.
- Nhìn thẳng về phía trước để đầu óc được thư giãn tối đa. Thả lỏng để cơ thể như một cung tên. Các bạn chỉ cần uốn cong cơ thể trong mức cho phép thôi nhé!
- Giữ như vậy trong vòng 15 đến 20 giây, thở ra và từ từ đưa chân, ngực, tay trở về tư thế ban đầu.
Lưu ý: Người bị cao huyết áp, đau đầu, mất ngủ hoặc bị chấn thương ở vùng cổ, lưng hoặc phụ nữ đang mang thai không nên tập.
Biến thể rắn hổ mang
Bài tập rắn hổ mang giúp mở rộng phần phần vai và cổ, giúp tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt cho cột sống. Bên cạnh đó, tư thế này cũng giúp cho kích thích cơ bụng, làm săn chắc mông và cải thiện lượng máu lưu thông.
Các bước thực hiện:
- Vào tư thế úp mặt để tay, đầu, lưng và chân tạo thành hình chữ V ngược. Tiếp theo ép bụng, duỗi thẳng phần lưng và nâng cao phần hông để hai tay song song.
- Phần tay từ từ di chuyển lên phía ngang vai, hai lòng bàn tay chống xuống sàn. Khuỷu tay khuỵu xuống để đưa người trở về tư thế plank.
- Nâng ngực, vai, cằm lên bằng tay rồi hít vào, phần tay chống thẳng và mở rộng vùng vai để tạo thành tư thế rắn hổ mang.
- Chân chạm sàn, còn phần cơ bụng và đùi sẽ được siết chặt. Kéo dài cổ và duy trì nhịp thở đều trong 5 phút.
- Cuối cùng trở về tư thế chó úp mặt.
Lưu ý: Phụ nữ có thai, người bị hội chứng ống cổ tay, chấn thương vùng lưng và phẫu thuật bụng không nên tập bài tập này.
Tư thế ngồi xoắn cột sống
Đây là một tư thế đơn giản giúp dân văn phòng có thể thư giãn cơ lưng sau một ngày làm việc mệt nhọc. Bên cạnh đó, tư thế này còn giúp ích trong việc tăng sự linh hoạt và dẻo dai cho vùng lưng, kéo dài vai, hông và cổ,…
Các bước thực hiện:
- Ngồi trên thảm, để hai tay đặt ngang hông và phần chân duỗi thẳng.
- Tiếp theo, gập gối trái và đưa chân ra ngoài hông phải, chân trái được đặt bên ngoài đùi phải.
- Hít vào thật sâu, đưa tay lên cao, vươn người và vặn sang trái. Bàn tay phải đặt ở bên cạnh phần xương chậu, ôm lấy gối trái. Tay trái đặt ra sau lưng.
- Giữ hơi thở đều trong 3 nhịp thở, cố gắng ngồi thẳng lưng, mở rộng phần lưng trên, ngực và vai.
- Cuối cùng, đưa tay lên cao đồng thời thở ra, đưa người về tư thế ban đầu và đổi bên.
Lưu ý: Người bị chấn thương cột sống, đau hoặc chấn thương và phụ nữ đang mang thai không nên tập bài tập này.
XEM THÊM:
- Hướng dẫn 5 bài tập lưng với bóng yoga đơn giản, dễ thực hiện
- 8 bài tập tốt cho tim mạch đơn giản để cải thiện sức khỏe tối ưu
- Bỏ túi những bài tập mông với tạ đơn cho vòng 3 săn chắc
Những bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ mà Khoeplus24h vừa giới thiệu. Hy vọng các bạn sẽ có thể vừa khỏe người, vừa xua tan đi được cơn đau nhé!