Bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không? Tác dụng của chôm chôm với bà bầu

0
(0)

Chôm chôm là món tráng miệng quen thuộc của bà bầu vì có khả năng giảm buồn nôn và cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, bà bầu ăn chôm chôm nhiều có thực sự tốt không và những tác dụng của chôm chôm đối với bà bầu ra sao? Cùng tìm hiểu trong chuyên mục Cẩm nang sức khỏe với những thông tin phía dưới nào.

Lợi ích của việc ăn chôm chôm với bà bầu

Chôm chôm là một trong những loại trái cây nhiệt đới, có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng vitamin và khoáng chất đáng kể nên có nhiều lợi ích nổi bật cho bà bầu khi ăn chôm chôm như:

Chống buồn nôn và chóng mặt

Mỗi giai đoạn, bà bầu sẽ có triệu chứng ốm nghén thai kỳ khác nhau, nhất là triệu chứng chóng mặt và buồn nôn.

Vì thế, nếu cơ thể cảm thấy bắt đầu khó chịu trong người, thai phụ có thể ăn vài quả chôm chôm để khắc phục tình trạng này nhờ vị chua ngọt của loại trái cây này.

Chống buồn nôn và chóng mặt
Chống buồn nôn và chóng mặt

Cung cấp lượng chất sắt đáng kể

Quả chôm chôm chứa hàm lượng lớn chất sắt, góp phần kiểm soát nồng độ hemoglobin và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu diễn ra. Vì thế, phụ nữ mang thai sẽ giảm bớt các dấu hiệu liên quan đến bệnh thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi và xanh xao.

Cung cấp lượng chất sắt đáng kể
Cung cấp lượng chất sắt đáng kể

Tăng cường hệ miễn dịch

Thực tế, phụ nữ khi mang thai có cơ thể rất nhạy cảm vì hệ thống miễn dịch kém hơn so với thời điểm chưa mang thai, nên hay mắc phải một số bệnh thông thường như ho, đau đầu, cảm lạnh và cúm.

Chôm chôm có chứa đồng – khoáng chất này tham gia vào quá trình sản xuất tế bào bạch cầu để chống lại sự nhiễm trùng cũng như các bệnh lý thông thường có thể xảy ra.

Tăng cường hệ miễn dịch
Tăng cường hệ miễn dịch

Ngăn ngừa các bệnh thông thường

Như Khoeplus24h.vn vừa mới nêu trên, chôm chôm không chỉ chứa đồng mà còn chứa hàm lượng phốt pho đáng kể.

Cả hai khoáng chất này sẽ giúp cho bà bầu chống lại nhiều bệnh lý thông thường như tiêu chảy, táo bón, đau đầu, cảm cúm hay sốt trong suốt thời gian mang thai.

Ngăn ngừa các bệnh thông thường
Ngăn ngừa các bệnh thông thường

Tốt cho hệ tiêu hóa

Việc bổ sung chôm chôm trong chế độ ăn uống hợp lý mỗi ngày sẽ giúp cho thai phụ có được hệ tiêu hóa tốt. Chẳng hạn, phốt pho trong chôm chôm có khả năng lọc thận và hỗ trợ cơ thể phục hồi các mô bị tổn thương.

Bên cạnh đó, việc ăn chôm chôm giúp cho đường tiêu hóa hoạt động tốt, hạn chế tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy trong thai kỳ.

Tốt cho hệ tiêu hóa
Tốt cho hệ tiêu hóa

Cung cấp vitamin E

Nhờ hàm lượng vitamin E chứa trong chôm chôm, loại quả này có tác dụng cải thiện độ xỉn màu da, ngứa da, nổi mụn trứng cá và một số dấu hiệu lão hóa da có thể xuất hiện trên da khi phụ nữ mang thai.

Hơn nữa, sau khi sinh, việc ăn chôm chôm còn khắc phục được tình trạng rạn da của người phụ nữ.

Cung cấp vitamin E
Cung cấp vitamin E

Kiểm soát huyết áp và cholesterol

Ngoài tác dụng làm đẹp và cải thiện sức khỏe làn da, thói quen ăn chôm chôm còn giúp cho bà bầu có mức huyết áp ổn định và giảm thiểu tình trạng sưng chân tay trong thời kỳ mang thai.

Kiểm soát huyết áp và cholesterol
Kiểm soát huyết áp và cholesterol

Thanh lọc cơ thể

Chôm chôm có khả năng loại bỏ độc tố bị tích tụ lâu ngày trong cơ thể, nhất là các kim loại nặng có trong thực phẩm mà bà bầu ăn mỗi ngày. Tác dụng này có thể là do hàm lượng vitamin C và khoáng chất phốt pho được tìm thấy trong quả chôm chôm.

Thanh lọc cơ thể
Thanh lọc cơ thể

Làm đẹp tóc

Không chỉ có lợi cho da, chôm chôm còn tác động tích cực đến sức khỏe của mái tóc, nhất là hỗ trợ điều trị gàu, mái tóc mỏng manh – thưa thớt và các vấn đề khác liên quan đến da đầu.

Lợi ích này là do chôm chôm có khả năng củng cố độ bền chắc của chân tóc và thúc đẩy quá trình thay đổi nội tiết tố diễn ra trong cơ thể của thai phụ.

Làm đẹp tóc
Làm đẹp tóc

Những lưu ý khi bà bầu ăn chôm chôm

Vì sức khỏe của bà bầu rất nhạy cảm nên việc ăn chôm chôm cần phải lưu ý thêm một số vấn đề sau để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại của thai phụ lẫn thai nhi, như:

Không dùng miệng để lột vỏ chôm chôm

Bên ngoài lớp vỏ chôm chôm có thể còn đọng lại thuốc trừ sâu hoặc một số hóa chất trong thời gian trồng trọt và bảo quản trái cây trước khi đến tay người tiêu dùng.

Do đó, bà bầu nên tránh dùng miệng để lột vỏ chôm chôm, thay vào đó hãy dùng dao để tách vỏ chôm chôm.

Ngoài ra, trước khi ăn, bà bầu cũng nên ngâm chôm chôm trong nước muối pha loãng để giảm thiểu các hóa chất độc hại còn tồn tại bên ngoài lớp vỏ.

Không dùng miệng để lột vỏ chôm chôm
Không dùng miệng để lột vỏ chôm chôm

Hạn chế ăn chôm chôm quá chín

Với những quả chôm chôm quá chín thường có nhiều hàm lượng đường – chúng có xu hướng lên men, làm tăng nồng độ cồn. Nếu ăn phải hoặc tiêu thụ số lượng lớn chôm chôm chín thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu.

Hạn chế ăn chôm chôm quá chín
Hạn chế ăn chôm chôm quá chín

Tránh tiêu thụ nhiều đối với mẹ bầu có đường huyết cao

Quả chôm chôm chín thường có hàm lượng đường cao, nếu ăn nhiều thì sẽ làm tăng hàm lượng đường trong máu, nhất là đối với bà bầu đang bị tiểu đường.

Thậm chí, đối với phụ nữ khi mang thai thường hay gặp phải tình trạng đường huyết không ổn định, nên việc tiêu thụ quá nhiều chôm chôm sẽ ảnh hưởng đến đường huyết và gây hại cho sức khỏe mẹ bầu.

Ngoài ra, theo các chuyên gia ghi nhận, hàm lượng đường trong quả chôm chôm có thể lên men, chuyển hóa thành rượu và làm tăng chỉ số nồng độ cholesterol trong cơ thể của phụ nữ mang thai.

Tránh tiêu thụ nhiều đối với mẹ bầu có đường huyết cao
Tránh tiêu thụ nhiều đối với mẹ bầu có đường huyết cao

Không ăn nhiều chôm chôm cùng một lúc

Vị chua ngọt của chôm chôm sẽ khiến cho bà bầu muốn ăn hoài và khó kiểm soát được số lượng tiêu thụ. Vì thế, hãy chú ý đến vấn đề này để tránh làm tăng hàm lượng đường trong máu cũng như những tác hại khác có thể xảy ra với sức khỏe của mẹ bầu nhé!

Bà bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại trái cây phù hợp. Qua đó còn biết được trong thời gian mang thai, có nên ăn chôm chôm không và cách ăn chôm chôm đúng để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, nhất là sự phát triển của thai nhi.

Bạn cũng có thể ăn thử một quả nhỏ hoặc lượng ít chôm chôm để kiểm tra có tác dụng phụ nào xảy ra hay không? Nếu có thì bà bầu hãy ngừng ăn chôm chôm ngay nhé!

Không ăn nhiều chôm chôm cùng một lúc
Không ăn nhiều chôm chôm cùng một lúc

Cách bổ sung thêm chôm chôm vào chế độ ăn uống của bà bầu

Giống như các loại trái cây nhiệt đới khác, không khó để bổ sung chôm chôm vào chế độ ăn uống của bà bầu như:

  • Chọn và ăn trực tiếp những quả chôm chôm tươi, có độ chín vừa phải để cải thiện các dấu hiệu ốm nghén và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai.
  • Tách phần thịt chôm chôm để làm món salad trái cây, chè, thạch rau câu và nhiều món tráng miệng hấp dẫn khác.
  • Làm nước ép, sinh tố để giải khát.
Cách bổ sung thêm chôm chôm vào chế độ ăn uống của bà bầu
Cách bổ sung thêm chôm chôm vào chế độ ăn uống của bà bầu

XEM THÊM:

Như vậy, bạn đã hiểu thêm về việc bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không cùng với những tác dụng của chôm chôm đối với sức khỏe bà bầu khi sử dụng đúng cách rồi nhé.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Khương Linh
Khương Linh
Hi cả nhà, mình là Khương Linh. Mình là một người yêu thích gym và dinh dưỡng. Mình muốn chia sẻ những kiến thức của mình để mọi người có một cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn.

Bài viết liên quan