Atiso là một loại bông, không chỉ được sử dụng như thức uống trà mà còn được chế biến thành món ăn ngon và có lợi cho sức khỏe. Vậy cùng Khoeplus24h trong chuyên mục Cẩm nang sức khỏe tìm hiểu atiso là gì? Atiso có tác dụng gì cũng như cách sử dụng hoa atiso tươi và nơi mua thực phẩm này ra sao trên thị trường nhé!
Atiso là gì?
Đặc điểm của atiso
Atiso có tên khoa học là Cynara scolymus, thuộc cây lá gai sống lâu năm có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải (miền Nam châu Âu). Người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã đã trồng atiso để lấy hoa làm thành rau ăn.
Cây atiso được trồng đầu tiên ở Naples vào giữa thế kỷ 15 và sau đó được di chuyển đến Pháp vào thế kỷ 16. Trong khoảng thời gian này, người Hà Lan mang atiso đến Anh, rồi mãi đến thế kỷ 19 người nhập cư Tây Ban Nha và người Pháp mang nó sang Mỹ.
Atiso được du nhập vào Việt Nam bởi người Pháp, được trồng nhiều ở Đà Lạt, Sapa và Tam Đảo. Ngày nay, atiso được trồng và phát triển ở nhiều nơi trên thế giới.
Cây atiso có thể phát triển đến 2m, chiều cao trung bình từ 1 – 1.2m. Thân cây thẳng, cứng, xuất hiện các khía dọc và phủ lớp lông trắng nhìn như bông.
Lá dài từ 50 – 80cm, to và mọc so le. Mặt trên của lá có màu xanh lục, mặt dưới có phủ lông trắng cùng với cuống lá to và ngắn.
Cụm hoa atiso có kích thước to, mọc ở phần ngọn, màu đỏ tím hoặc tím nhạt. Đài hoa phân thành nhiều nhánh, có màu xanh và bao quanh, nhìn trông dày, rộng và nhọn.
Hơn nữa, phần đế cụm hoa phủ đầy lông tơ, chứa nhiều thịt và thường được sử dụng để nấu canh. Quả atiso nhẵn bóng, có màu nâu sẫm kèm với màu lông trắng.
Thành phần dinh dưỡng của atiso
Atiso chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin (như vitamin C, vitamin K, vitamin B9) và khoáng chất (như phốt pho, magie) cùng với nhiều chất chống oxy hóa khác.
Atiso hầu như không có chất béo (nếu có thì rất ít), nhưng chiếm khoảng 23 – 28% lượng chất xơ tiêu thụ mỗi ngày được khuyến nghị.
Cụ thể, cứ 100gr atiso gồm có các chất dinh dưỡng như sau:
- Năng lượng: 53kcal
- Nước: 84.08gr
- Carbs: 11.95gr
- Chất đạm: 2.89gr
- Chất béo: 0.34gr
- Chất xơ: 5.7gr
- Vitamin C: 7.4mg
- Vitamin E: 0.19mg
- Vitamin K: 14.8 microgram
Ngoài ra, atiso còn chứa các loại vitamin B, như 0.089mg vitamin B2, 1.11mg vitamin B3,… và nhiều chất khoáng khắc như 21mg canxi, 42mg magie, 73mg phốt pho, 286mg kali,…
Các loại Atiso
Bạn có thể bắt gặp 2 loại atiso với một số đặc điểm như sau:
Atiso xanh
Loại atiso xanh có những đặc điểm tương tự như Điện máy XANH đã nêu trên, thuộc họ Thislte.
Bông hoa atiso xanh sở hữu kích thước to, trung bình từ 8 – 16cm, nhìn khá bắt mắt. Hoa có màu đỏ tím sậm hoặc hơi nhạt một chút, bên ngoài phần đài hoa có màu xanh và chứa nhiều nhánh khá dày.
Người ta thường dùng bông hoa (chưa nở hoặc mới chớm nở), đế hoa và đài hoa để chế biến ra nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Đặc biệt là phần đế hoa chứa khá nhiều thịt, thường dùng để nấu canh.
Atiso đỏ
Loại atiso đỏ, còn gọi là bụp giấm, thuộc họ Malvaceae. Cây atiso đỏ cũng là cây sống lâu năm, cao khoảng 1.5 – 2m, thân cây có màu tím nhạt và bóng.
Hoa atiso đỏ thường mọc đơn, ở nách lá, có kích thước nhỏ khoảng 2 – 4cm và gần như không có cuống. Phần đài hoa có lớp lông nhỏ và đầu hơi nhọn.
Người ta thường sử dụng lá, đài hoa và hạt cây atiso đỏ để làm dược liệu và thực phẩm. Thậm chí người ta còn hái phần đọt non và đài hoa để làm thành rau ngâm chua.
Atiso có tác dụng gì?
Dưới đây là một số tác dụng nổi bật mà atiso mang lại cho sức khỏe, như:
Giúp ổn định cholesterol
Chiết xuất atiso ảnh hưởng tích cực đến nồng độ cholesterol trong máu nhờ hợp chất chống oxy hóa luteolin có khả năng ngăn ngừa sự hình thành cholesterol.
Đồng thời, chiết xuất này còn kích thích cơ thể cân bằng tốt hàm lượng cholesterol có trong máu, cũng như làm giảm cholesterol LDL xấu đồng thời làm tăng cholesterol HDL tốt.
Kết quả phân tích trên 700 người cho thấy: việc bổ sung chiết xuất lá atiso mỗi ngày, trong suốt 5 – 13 tuần, sẽ làm giảm được cholesterol LDL xấu.
Trong một nghiên cứu diễn ra trên 143 người trưởng thành có hàm lượng cholesterol cao chứng minh thêm: mỗi ngày dùng chiết xuất từ lá atiso liên tục trong 6 tuần sẽ giảm được 18.5% đến 22.9% cholesterol LDL xấu.
Không những thế, thói quen tiêu thụ atiso thường xuyên sẽ có thể làm tăng cholesterol HDL tốt ở các đối tượng này.
Giúp điều hòa đường huyết
Sử dụng chiết xuất từ lá atiso nói riêng hay dùng atiso nói chung, đều có tác dụng làm giảm lượng đường máu.
Cụ thể, trong một nghiên cứu gồm 39 người trưởng thành thừa cân cho thấy: khi bổ sung chiết xuất từ đậu tây và atiso mỗi ngày, suốt 2 tháng, sẽ giảm được lượng đường trong máu.
Thậm chí, người ta phát hiện chiết xuất atiso có khả năng làm chậm sự hoạt động của một loại enzyme phân hủy tinh bột thành glucose (gọi là alpha-glucosidase), nhờ đó mà có tác dụng điều hòa đường huyết.
Hoặc trong một nghiên cứu nhỏ khác chỉ ra thêm việc ăn atiso luộc sẽ giảm được hàm lượng đường trong máu và nồng độ insulin đáng kể khoảng 30 phút sau bữa ăn.
Ngoài ra, chiết xuất atiso có thể giảm huyết áp ở những người mắc phải bệnh huyết áp cao bằng cách thúc đẩy quá trình hoạt động của enzyme eNOS (đây là enzyme có vai trò trong việc mở rộng mạch máu).
Hơn nữa, atiso cũng chứa hàm lượng kali đáng kể, đây là chất dinh dưỡng hỗ trợ điều hòa huyết áp rất tốt cho cơ thể.
Một nghiên cứu được tiến hành trên 98 người đàn ông bị huyết áp cao, cho thấy: việc tiêu thụ chiết xuất atiso liền trong 12 tuần mỗi ngày có tác dụng làm giảm trung bình 2.76mmHg huyết áp tâm trương và 2.85mmHg huyết áp tâm thu.
Hỗ trợ cải thiện sức khỏe của gan
Việc dùng chiết xuất atiso thường xuyên có thể giúp gan được bảo vệ tốt hơn, tránh khỏi sự tổn thương cũng như giảm thiểu các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ (dù không uống rượu) nhờ một số chất chống oxy hóa trong atiso như silymarin và cynarin.
Vì chiết xuất atiso giúp làm tăng quá trình sản xuất mật nhằm loại bỏ các độc tố ra khỏi gan, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các mô mới diễn ra ở bộ phận này.
Chẳng hạn, trong một nghiên cứu ở người lớn béo phì đang bị bệnh gan nhiễm mỡ, khi được uống chiết suất atiso mỗi ngày, trong suốt 2 tháng, đã giảm đi triệu chứng viêm gan và giảm thiểu sự tích tụ chất béo ở gan so với những người không dùng atiso.
Thậm chí, một cuộc thí nghiệm khác diễn ra trên 90 người bị gan nhiễm mỡ, kết quả cho thấy việc bổ sung 600mg chiết xuất atiso mỗi ngày, trong suốt 2 tháng, đã cải thiện được chức năng hoạt động của gan.
Hỗ trợ cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Atiso là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, giúp cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy số lượng.
Sự hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, nhờ đó giảm thiểu các bệnh liên quan đến đường ruột như táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi và ợ chua.
Trong đó, phải kể đến một loại chất xơ tên là inulin – hoạt động như một hoạt chất tiền sinh học.
Ngoài ra, một hợp chất tự nhiên có trong atiso cũng rất được đáng chú ý là cynarin, có thể tác động tích cực đến việc kích thích quá trình sản xuất mật, làm tăng tốc độ vận động của ruột và cải thiện được quá trình tiêu hóa của một số chất béo từ thực phẩm.
Chiết xuất atiso, không chỉ có lợi cho đường ruột mà còn hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh hội chứng chuyển hóa IBS, bằng cách giảm co thắt cơ, cân bằng lại số lượng vi khuẩn đường ruột và giảm tình trạng viêm.
Trong một nghiên cứu diễn ra ở những người bị IBS, khi được tiêu thụ chiết xuất lá atiso mỗi ngày trong 6 tuần đã giảm bớt một số triệu chứng của bệnh.
Thậm chí, 96% số lượng người tham gia nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng chiết xuất này có hiệu quả không thua gì các phương pháp điều trị IBS khác ( như thuốc chống tiêu chảy và thuốc nhuận tràng).
Với một nghiên cứu khác gồm 208 người bị IBS chứng minh thêm: uống mỗi ngày 1 – 2 viên chiết xuất từ lá atiso, trong 2 tháng, giảm được các triệu chứng IBS đến 26%.
Hỗ trợ phòng chống ung thư
Nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra tác dụng của chiết xuất atiso có thể chống lại sự phát triển của tế bào ung thư, nhờ một số chất chống oxy hóa nổi bật như quercetin, rutin, axit gallic và silymarin.
Chẳng hạn, hợp chất silymarin có thể ngăn ngừa và điều trị ung thư da.
Hỗ trợ phòng ngừa dị tật bẩm sinh
Việc dùng atiso có thể hỗ trợ cho phụ nữ mang thai sinh được con khỏe mạnh và phát triển bình thường. Cụ thể, nhờ hàm lượng vitamin B9 được tìm thấy trong atiso có thể giúp phòng ngừa bệnh dị tật ống thần kinh thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Tăng cường trao đổi chất
Thành phần mangan và magie trong atiso rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể. Như magie góp phần vào quá trình tổng hợp protein như hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi và giúp xương chắc khỏe.
Trong khi, mangan tác động nhiều đến tỷ lệ trao đổi chất của axit amin, carbs và cholesterol.
Cải thiện chức năng não
Một số hoạt chất trong atiso có lợi cho sức khỏe não bộ nhờ tác dụng giãn mạch, từ đó cho phép lượng oxy được vận chuyển đến não nhiều hơn để nâng cao hoạt động chức năng nhận thức.
Ví dụ, phốt pho được tìm thấy trong atiso giúp ích cho cấu tạo tế bào não, nhờ đó khắc phục được khả năng nhận thức.
Giảm cân
Atiso giàu chất xơ, đây là chất mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, nhất là hiệu quả giảm cân. Chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru cũng như giảm thiểu những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như tiêu chảy và táo bón.
Không những thế, chất xơ còn giúp kéo độc tố, đường và cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể, đồng thời cũng hỗ trợ chức năng gan và có xu hướng trương nở trong dạ dày – ruột để tạo cảm giác no lâu sau khi ăn.
Vì thế, việc sử dụng atiso rất có lợi cho việc giảm cân. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu còn phát hiện thêm hàm lượng chất xơ hòa tan trong atiso còn giúp loại bỏ hiệu quả chất béo nội tạng, nhờ đó phòng ngừa được nhiều bệnh tật khác.
Đồng thời, chế độ ăn giàu chất xơ có tác động tích cực đến việc duy trì cân nặng và giảm thiểu nguy cơ biến chứng của bệnh tim và ung thư ruột kết.
Hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu
Ngoài thịt đỏ, atiso cũng được tìm thấy hàm lượng chất sắt tốt cho cơ thể, giúp phòng tránh được các dấu hiệu của bệnh thiếu máu như:
Kém tập trung, mệt mỏi, suy giảm hệ thống miễn dịch cũng như những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa (như bệnh ruột kích thích và hội chứng ruột rò rỉ).
Nói một cách khác, việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt như atiso được xem là một trong những cách giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và cải thiện những bệnh lý khác liên quan đến việc thiếu sắt.
Tốt cho da
Thói quen dùng atiso mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe làn da và giúp nâng cao hệ thống miễn dịch nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng ức chế lại sự gây hại của gốc tự do.
Thực tế, sức khỏe đường ruột và sự hấp thụ các chất dinh dưỡng đúng cách sẽ góp phần cải thiện hệ thống miễn dịch, từ đó giúp bảo vệ da tránh khỏi sự nhiễm trùng hoặc vi khuẩn tấn công.
Hơn nữa, atiso còn tác động tích cực đến hệ tiêu hóa và chất năng gan, từ đó gián tiếp nâng cao hệ thống miễn dịch để nhanh chóng chữa lành và phục hồi làn da sau khi bị tổn thương do bị bỏng hoặc tiếp xúc với những chất ô nhiễm trong môi trường.
Tác dụng phụ của Atiso
Tuy atiso mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu bạn sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng thì có thể gây ra một số tác dụng phụ phổ biến như sau:
Có thể gây dị ứng
Cơ địa của một số người có thể bị dị ứng sau khi dùng atiso như đau bụng, tiêu chảy hoặc đầy hơi. Thông thường, những người có nguy cơ dị ứng với atiso thường là những người hay bị dị ứng với nhóm thực vật thuộc họ Cúc và các loại thảo mộc tương tự khác khi tiếp xúc.
Có thể gây dị ứng
Việc dùng quá nhiều atiso có thể gây ra hiện tượng co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa, làm xuất hiện triệu chứng phổ biến như trướng bụng và bị đầy hơi sau khoảng thời gian dài khi uống atiso với số lượng lớn.
Thậm chí, những người có cơ địa tỳ vị hư hàn (thường ăn uống khó tiêu), thì việc dùng atiso càng khiến cho bệnh tình trở nên nặng hơn.
Ảnh hưởng thận, gan nếu lạm dụng
Vì atiso có đặc tính giải nhiệt, an thần và lợi tiểu nên trường hợp nếu lạm dụng quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể người dùng bị mất cân bằng chất điện giải, làm thất thoát các hoạt chất và làm giảm sự hấp thu một số vi khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Nếu duy trì tình trạng này lâu dài thì sẽ dẫn đến suy thận, đồng thời gan sẽ tiết ra nhiều dịch dễ bị teo gan.
Gây chán ăn khi dùng nhiều
Việc dùng nhiều atiso sẽ khiến cho cơ thể dễ bị dư thừa chất sắt và có thể làm bị thiếu hụt các loại khoáng chất khác như kẽm, mangan,… dẫn đến tình trạng biếng ăn, buồn nôn, mệt mỏi và một số dấu hiệu khác.
Trà Atiso có tác dụng gì?
Giống như atiso thì trà atiso cũng mang lại nhiều tác dụng tương tự, nổi bật nhất là:
Tác dụng của trà atiso
– Cải thiện sức khỏe da: Nhờ giàu chất chống oxy hóa (như vitamin C, rutin và quercetin) nên trà atiso có thể giúp bảo vệ làn da tránh khỏi tình trạng stress oxy hóa và bệnh mãn tính, từ đó khắc phục và ngăn ngừa sự xuất hiện nếp nhăn, vết thăm và đồi mồi.
– Cải thiện sức khỏe tim mạch: Uống trà atiso có thể làm giảm cholesterol tổng thể và huyết áp nên giúp phòng ngừa và cải thiện được sức khỏe tim mạch – như tránh đau tim, đột quỵ và xơ vữa động mạch.
– Đặc tính chống oxy hóa: Trà atiso cũng có đặc tính chống oxy hóa mạnh nên có thể ức chế sự hoạt động của gốc tự do và hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính thường gặp.
– Hỗ trợ giảm cân: Một số khoáng chất trong trà atiso có thể ngăn ngừa sự thèm ăn, nhờ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
– Có thể giải độc: Thói quen uống trà atiso đúng cách có khả năng làm sạch gan và giảm độc tố bên trong cơ thể, từ đó hỗ trợ quá trình trao đổi chất và cải thiện sức khỏe hệ thống miễn dịch.
Ai không nên uống atiso?
Như Khoeplus24h.vn đã chia sẻ phía trên, việc dùng atiso dưới bất kì hình thức nào, kể cả trà atiso nếu không đúng cách hoặc lạm dụng thì đều có thể gây ra tác dụng phụ.
Điều này có nghĩa rằng, với những người hay bị dị ứng hoặc có vấn đề sỏi thận, gan và thậm chí là phụ nữ mang thai, đang cho con bú thì nên cân nhắc trước khi sử dụng atiso.
Cách nấu nước atiso đỏ tươi
Nấu nước atiso đỏ cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn cắt nhỏ 4 bông atiso và đun sôi với 1.5 lít nước lọc khoảng 20 phút. Sau đó, bạn tắt nồi nước mà vẫn đậy nắp nồi để ngâm atiso thêm khoảng 20 phút.
Cuối cùng, bạn vớt nước trà atiso ra và thưởng thức, có thể cho thêm ít mật ong và ít nước cốt chanh để làm thay đổi hương vị món trà.
Cách uống atiso đúng cách
Tương tự việc uống các loại trà thảo mộc, khi uống atiso bạn cần quan tâm đến 2 vấn đề sau:
– Chú ý liều lượng: Chỉ nên uống từ 1 – 3 ly trà atiso (khoảng 1 lít) để không làm ảnh hưởng đến sự hoạt động chức năng gan.
Ngoài ra, hàm lượng sử dụng atiso tươi khoảng 10 – 20gr, atiso khô từ 5 – 10gr hoặc gói trà atiso túi lọc từ 1 – 2 túi để không gây tác dụng phụ. Tần suất dùng khoảng 2 lần/ngày.
– Thời gian sử dụng: Nên uống trà atiso vào buổi sáng hoặc sau giấc ngủ trưa sẽ có tác dụng thải độc và hỗ trợ sự tỉnh táo. Tránh sử dụng sau 4 giờ chiều vì có thể gây ra hiện tượng tiểu đêm và triệu chứng khó ngủ.
Cách sử dụng hoa Atiso tươi
Tùy theo sở thích và mục đích sử dụng cho sức khỏe, bạn có thể dùng hoa atiso tươi làm thành:
Hạt atiso ngâm rượu
Hoa atiso sau khi rửa sạch, bạn hãy để ráo nước rồi mới cho nguyên cả bông hoa (gồm phần cánh, nhụy, đài và hạt) cho vào bình rượu để ngâm.
Ngâm khoảng 4 tháng sau là bạn có được rượu hạt atiso với vị chua ngọt và hương thơm nhẹ không thua gì so với rượu vang nho.
Cách ngâm hoa atiso với đường
Bạn tách những cánh hoa atiso và mang đi rửa sạch, để ráo. Tiếp đó, xếp hoa atiso vào bình thủy tinh, cứ mỗi lớp hoa lại rắc một lớp đường cát trắng và lớp trên cùng là đường, rồi đậy kín nắp bình.
Khoảng vài ngày sau, bạn sẽ thấy đường tan hết và nước cốt từ cánh hoa atiso tiết ra, lúc này hãy dùng muỗng để nhấn cánh hoa xuống ngập nước cốt và để thêm 7 ngày là có thể dùng được.
Các món ăn ngon với atiso
Bạn có thể tham khảo một số món ăn ngon làm từ atiso mà Khoeplus24.vn gợi ý ngay dưới đây:
Mứt atiso đỏ
Mứt atiso vẫn giữ được màu đỏ vốn có của loài hoa atiso đỏ, vị ngọt đậm và dai dai mang lại cảm giác lạ miệng khi ăn. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc cho vào cốc trà để thưởng thức đều rất ngon.
Canh atiso
Atiso xanh được dùng để nấu canh, vị ngọt thơm từ bông hoa quyện lẫn với vị ngọt đậm đà từ sườn non hoặc giò heo. Thậm chí bạn có thể biến tấu món canh chua với loại atiso đỏ, không chỉ ăn ngon miệng mà còn tốt cho sức khỏe.
Gà hầm atiso
Món canh gà hầm atiso có vị nước ngọt thơm từ thịt gà, vị bùi bùi của táo tàu kèm với vị thịt đậm của bông atiso xanh tạo nên hương vị rất độc đáo. Bạn nên dùng canh gà hầm này khi còn nóng, xé sớ thịt gà dai mềm chấm cùng với muối ớt mặn cay thì còn gì bằng.
Atiso nhồi thịt
Chắc chắc bông atiso nhồi thịt hấp và bông atiso nhồi đậu hũ hấp sẽ trở thành món ăn bổ dưỡng cho gia đình bạn, vì không sử dụng quá nhiều dầu mỡ mà lại có công dụng tốt cho sức khỏe từ loại bông này.
Thịt tôm dai ngọt, kết hợp với cà rốt, đậu hà lan và nấm đông cô ăn rất vừa miệng.
Trà atiso đỏ
Trà atiso đỏ có màu hồng đỏ rất đẹp mắt và vị thơm chua đặc biệt. Khi uống, bạn có thể pha thêm chút mật ong hoặc đường để hợp với khẩu vị của bạn nhé!
Mua hoa atiso đỏ?
Bạn có thể tìm mua atiso đỏ ở các chợ, một số cửa hàng trà, cửa hàng chuyên bán đặc sản vùng miền hoặc một vài trang thương mại điện tử. Cập nhật đến tháng 07/2023, giá hoa atiso đỏ tươi dao động từ 30.000 – 35.000VND/kg, hoa atiso đỏ khô có giá 280.000 đồng/kg.
XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ THỰC PHẨM DINH DƯỠNG:
- 15 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa (thời tiết), cho bạn mau khỏi
- Tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung collagen giúp cơ thể luôn trẻ đẹp
- Tổng hợp 17 loại thực phẩm bổ sung vitamin C lành mạnh dành cho cơ thể
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về atiso là gì? Atiso có tác dụng gì kèm với những cách sử dụng hoa atiso tươi và nơi mua loại hoa này ra sao rồi nhé!