Trái vải được biết đến như một loại trái cây được nhiều người yêu thích từ trẻ nhỏ đến người lớn bởi độ ngon ngọt và các chất vitamin trong vải. Tuy nhiên vẫn có một số thông tin cho rằng không nên ăn vải do bị nóng. Hôm nay hãy cùng chuyên mục sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H tìm hiểu ăn vải có bị nóng và cách ăn vải đúng cách nhé!
Ăn vải có nóng không?
Mùa trái vải thường rơi vào từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch, nên vào mùa hè hầu như mọi người đều sẽ mua vải về để thưởng thức.
Có quan điểm cho rằng, ăn nhiều vải sẽ bị nóng nhất là ở trẻ nhỏ nên thường sẽ không được ăn.
Tuy nhiên quan điểm này chưa đúng hẳn khi mà hàm lượng dinh dưỡng trong vải có thể bổ sung cho trẻ, ngay cả những quả như mít, nhãn,… Vì thế, chỉ cần có một chế độ ăn nhất định thì sẽ không bị nóng.
Ở trẻ nhỏ, trung bình chỉ nên ăn mỗi lần từ 5 – 6 quả (khoảng 100gr), do hệ tiêu hóa và các cơ quan khác ở bé còn yếu.
Ngoài ra, do hàm lượng đường trong trái vải thường khá cao, nên với những ai đang mắc bệnh thừa cân hoặc người mắc bệnh tiểu đường thì không nên ăn nhiều các loại quả này (tốt nhất là không nên ăn) do sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
Bạn chỉ cần chú ý liều lượng quả vải cho vào cơ thể, cũng như thay đổi các loại quả để vẫn có thể cung cấp được vitamin, hàm lượng chất dinh dưỡng là được nhé.
Cách ăn vải không bị nóng
Ăn cả lớp màng trắng
Khi lột vỏ trái vải ra, bạn sẽ thấy một lớp màng trắng mỏng bọc bên ngoài thịt trái vải. Đừng vội lột bỏ, mà hãy ăn lớp màng này cùng với thịt trái vải, bởi lớp màng có tác dụng hạn chế được việc bị nóng trong cơ thể, từ đó bạn sẽ ít bị nóng, nổi mụn,… khi ăn.
Lớp màng trắng thường sẽ có vị chát, đắng nhẹ, nhưng khi ăn cùng thịt vải, bạn sẽ cảm nhận được vị ngon ngọt của loại quả này hòa với vị chát sẽ ngon hơn khi ăn thịt vải không đó.
Tuy nhiên, lớp màng trắng thường sẽ bám khá chặt vào vỏ ngoài, nên để giữ được lớp màng này thì cần một chút tỉ mỉ, kiên nhẫn từ bạn đấy nhé!
Uống chút nước muối trước khi ăn
Trước khi ăn vải bạn nên uống một chút nước muối pha loãng hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc ăn cơm trước khi ăn vải cũng có tác dụng hạn chế việc sinh hỏa bên trong cơ thể.
Do lúc này lượng muối ta nạp vào trong người đã giúp cơ thể tích trữ đủ lượng nước muối nên khi ăn sẽ không lo bị nóng nữa.
Không ăn quá nhiều
Không riêng trái vải mà loại quả nào cũng vậy, bạn chỉ cần ăn một lượng vừa đủ, tránh việc ăn một lần quá nhiều sẽ dễ xảy việc cơ thể sinh hỏa.
Với trái vải, bạn không nên ăn một lần quá 10 trái, dễ làm gan bị nóng, từ đó gây ra các triệu chứng như nổi mụn, lưỡi đau rát, nhiệt miệng,… Nghiêm trọng hơn là dẫn đến buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, chân tay mỏi rã rời,…
Đặc biệt ở trẻ nhỏ, tốt nhất là chỉ ăn khoảng 5 – 6 quả để nạp các khoáng chất, vitamin trong trái vải vào cơ thể, ăn nhiều sẽ dễ bị nhiệt ở trẻ. Những người có thể chất nhiệt, hay tiểu đường càng không nên ăn nhiều.
Cách xử lý khi ăn vải bị hạ đường huyết
Trong cùi vải có nhiều đường glucose, nếu như bạn ăn nhiều vải cùng một lúc, sẽ làm một lượng lớn đường glucose vào máu, làm vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulin tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây ra phản ứng đường máu thấp (hay gọi là triệu chứng say vải).
Để xử lý triệu chứng này, bạn chỉ cần uống một ly nước đường hoặc pha một ly nước gừng (trà gừng), thêm một chút muối để ấm rồi uống là có thể cải thiện được tình hình. Nếu như triệu chứng này nặng hơn thì bạn nên mang đi cấp cứu tại cơ sở y tế ngay lập tức nhé!
XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ THỰC PHẨM DINH DƯỠNG:
- 15 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa (thời tiết), cho bạn mau khỏi
- Tổng hợp các loại thực phẩm bổ sung collagen giúp cơ thể luôn trẻ đẹp
- Tổng hợp 17 loại thực phẩm bổ sung vitamin C lành mạnh dành cho cơ thể
Với những chia sẻ trên, KHOEPLUS24H hy vọng bạn đã bỏ túi cho mình những lưu ý, kiến thức về việc ăn vải có nóng không và cách ăn vải sao cho không bị nóng để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình của mình nhé.