Mận bắc là loại quả thường vào mùa ở khoảng tháng 5 – tháng 7 hàng năm. Hơn nữa, loại mận này còn cung cấp nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể nên được nhiều người ưa thích. Trong bài viết này, hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu xem ăn mận bắc có tốt không và tác dụng của loại quả này nhé!
Tác dụng của mận bắc đối với sức khỏe
Mận bắc không chỉ là một loại trái cây nhiệt đới với hương vị ngọt thanh mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng của bận bắc mà bạn không nên bỏ qua:
Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Mận bắc có mức GI khoảng 24 nên có khả năng kiểm soát sự tăng giảm insulin sau bữa ăn. Vì thế loại quả này rất phù hợp cho những người bị tiểu đường. Ngoài ra, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất từ mận có thể giúp giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bị tiểu đường.
Hỗ trợ điều trị táo bón
Mận bắc rất giàu chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ giảm táo bón. Ngoài ra, trong loại quả này còn chứa một số chất như isatin, sorbitol, giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhu động ruột, đặc biệt phù hợp với người mắc hội chứng ruột kích thích.
Khả năng chống viêm
Chất chống oxy hóa có trong cả phần thịt, vỏ và hạt của mận bắc. Đặc biệt, polyphenol – một chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh, được tìm thấy trong mận bắc (theo Tạp chí Food & Function). Hoạt chất này đóng vai trò trong việc chống lại sự phát triển của các gốc tự do, giảm stress oxy hóa và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Duy trì sức khỏe xương
Đây không chỉ là một trái cây ngon, bổ dưỡng mà còn có tác động tích cực đến sức khỏe xương. Đặc biệt, mận bắc giúp bổ sung lượng vitamin K dồi dào cho cơ thể. Loại vitamin này giữ vai trò giúp cơ thể hấp thu canxi nên rất quan trọng đối với sức khỏe xương.
Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng mận có thể có tác dụng tích cực đối với việc cải thiện tình trạng loãng xương. Việc sử dụng bột mận đã được chứng minh giúp tăng mật độ khoáng xương và phục hồi đốt sống của chuột.
Tăng cường trí nhớ
Như đã đề cập ở trên, mận bắc rất giàu chất chống oxy hóa. Điều này rất tốt cho hoạt động của hệ thần kinh nói chung và não bộ nói riêng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất chống oxy hóa có trong mận có thể giúp phục hồi tế bào não và cải thiện chức năng của não bộ. Việc tiêu thụ 3 – 4 quả mận bắc mỗi ngày có thể hỗ trợ tăng cường trí nhớ.
Bảo vệ tim mạch
Lượng kali trong mỗi quả mận là khoảng 113 mg. Kali là khoáng chất quan trọng tham gia vào các quá trình trao đổi chất của cơ thể và cân bằng điện giải. Đồng thời, dưỡng chất này còn hỗ trợ kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ bị đột quỵ cũng như các vấn đề về tim mạch.
Hỗ trợ giảm cân
Một tác dụng đặc biệt của mận bắc chính là hỗ trợ quá trình giảm cân. Đó là nhờ vào hoạt chất polyphenol và các hợp chất sinh học có trong mận tham gia vào việc điều hòa năng lượng trong cơ thể, đặc biệt là ở những người béo phì.
Ngoài ra, nước mận cũng chứa lượng calo rất thấp. Do đó uống nước mận có thể giúp bạn giảm cân một cách lành mạnh.
Ăn mận bắc nhiều có tốt không?
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe đã đề cập ở phần trên thì việc ăn quá nhiều mận bắc có thể dẫn đến những tác động tiêu cực. Dưới đây là những ảnh hưởng cụ thể:
Gây nóng trong, nổi mụn
Mận bắc là loại quả có tính nóng và việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra tình trạng nóng trong người. Những biểu hiện bao gồm: Nhiệt miệng, nổi mụn, phát ban,… Phụ nữ mang thai cần đặc biệt lưu ý không ăn quá nhiều mận, vì có thể tăng nguy cơ gây nóng trong, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Tăng nguy cơ sỏi thận
Mận chứa nhiều oxalate có thể gây kết tủa trong thận, dẫn đến sỏi. Việc tiêu thụ mận quá mức có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận, đặc biệt đối với những người đang có vấn đề về thận.
Gây hại cho dạ dày và men răng
Tương tự các loại trái cây khác, mận bắc cũng giàu vitamin C. Nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng tăng axit dạ dày, gây viêm dạ dày. Ngoài ra, lượng axit tăng cao cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, đặc biệt là gây hại cho men răng.
Giảm tác dụng của một số loại thuốc
Vitamin C có trong mận bắc là thành phần rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nó gây khó khăn trong việc hấp thụ một số thành phần trong thuốc, ảnh hưởng đến tác dụng điều trị bệnh. Vậy nên nếu bạn đang điều trị hoặc chuẩn bị phẫu thuật, thì nên cân nhắc việc ăn mận.
Những lưu ý khi ăn mận bắc để không gây nóng
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm đã khuyên rằng, để hạn chế ảnh hưởng từ tính nóng của mận bắc, bạn không nên ăn quá 10 quả một ngày. Bên cạnh đó còn có một số lưu ý sau:
- Bạn nên ngâm mận trong nước muối pha loãng khoảng 15 – 20 phút trước khi ăn, nhằm loại bỏ bụi bẩn và hóa chất trên bề mặt một cách hiệu quả.
- Khi chọn mua, bạn nên ưu tiên những quả có lớp trắng bao phủ phía ngoài, vỏ nhẵn, căng mọng, phần cuống còn tươi và thịt quả không bị mềm.
- Bên cạnh việc chọn ăn những trái mận tươi thì bạn cũng nên hạn chế dùng quá nhiều muối.
- Ngâm mận để lấy nước ép pha uống cũng là một cách để giảm tính nóng của loại quả này. Ngoài ra, lượng axit trong nước ép cũng ít hơn nên có thể tránh tình trạng nổi mụn.
- Khi chế biến hoặc sử dụng nước ép mận, bạn cũng nên cân nhắc về lượng đường trong sản phẩm. Bởi vì tiêu thụ các loại nước ép trái cây chứa nhiều đường có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Xem thêm:
- 10 loại trái cây hỗ trợ trị bệnh và tốt cho sức khỏe mà bạn phải bất ngờ
- 9 tác dụng bất ngờ của cherry, cách chọn mua và bảo quản cherry
- Mận bao nhiêu calo? Ăn mận có béo (mập) không?
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc ăn mận bắc có tốt không, cũng như những tác dụng và một số lưu ý khi ăn loại quả này. Đừng quên theo dõi KHOEPLUS24H để cập nhật thêm những thông tin hữu ích bạn nhé!