Ăn dặm là giai đoạn quan trọng, giúp bổ sung năng lượng thêm nhiều chất hơn ngoài sữa mẹ cho sự phát triển toàn diện của trẻ, tuy nhiên ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì đến trẻ không? Hãy cùng KHOEPLUS24H đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn dặm quá sớm có ảnh hưởng gì?
Ăn dặm sớm khiến trẻ dễ chán sữa mẹ
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trẻ nhỏ trong giai đoạn 6 tháng tuổi chỉ nên sử dụng sữa mẹ làm nguồn cung cấp dinh dưỡng chính. Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm dễ làm bé chán sữa mẹ.
Trong đồ ăn dặm không chứa hết các chất dinh dưỡng cần thiết như sữa mẹ. Nếu chỉ cho bé ăn dặm và giảm đi lượng sữa bé bú có thể làm giảm kháng thể, làm cho sức đề kháng của bé yếu, dẫn đến bệnh vặt nhiều hơn.
Tăng nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ
Sử dụng bột ăn dặm quá sớm, không có chế độ ăn hợp lý và dùng với một lượng thức ăn quá nhiều trong bữa ăn cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị thừa cân, béo phì hoặc những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé sau này.
Trẻ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa và bài tiết
Nhiều bậc phụ huynh có quan niệm sai lầm rằng cho trẻ ăn dặm sớm sẽ khiến trẻ nhanh lớn, cứng cáp hơn.
Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này chưa phát triển hoàn chỉnh, ăn bổ sung quá sớm sẽ khiến trẻ gặp hàng loạt những vấn đề về tiêu hóa và bài tiết như: buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón,… Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nguy cơ bị nghẹn hóc thức ăn
Đối với các bé còn quá nhỏ, các cơ trong miệng bé chưa phối hợp nhuần nguyễn, phản xạ nuốt ở trẻ còn yếu. Do đó, nếu để trẻ ăn dặm quá sớm có thể khiến trẻ bị nghẹn, hóc thức ăn, nghiêm trọng hơn là thức ăn có thể tràn vào đường thở, gây nghẹt thậm chí là tử vong.
Khiến bé ngủ không ngon giấc
Hệ tiêu quá còn quá yếu khiến bé khó hấp thu và tiêu hóa được thức ăn, dẫn đến các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, đầy hơi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, khiến bé thường xuyên quấy khóc và ngủ không yên.
Nên cho trẻ ăn dặm khi nào?
Bước sang tháng thứ 6 của giai đoạn phát triển, trung bình một ngày bé cần đến gần 700 calo để hoạt động và phát triển, trong khi sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 calo/ngày. Do đó, các mẹ nên cho bé ăn bổ sung thêm trong giai đoạn này để giúp bé nạp đủ năng lượng bị thiếu hụt.
Các nguyên tắc khi bắt đầu cho bé ăn dặm
Nguyên tắc ngọt – mặn
Ba mẹ nên áp dụng nguyên tắc “ngọt – mặn” khi bắt đầu cho bé ăn dặm. Giai đoạn đầu, trẻ nên sử dụng bột ngọt trước khoảng từ 2 – 4 tuần. Nếu không bị các vấn đề về tiêu hóa, các bạn có thể dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần chứa nhiều dinh dưỡng hơn.
Nguyên tắc ít – nhiều
Để tập cho hệ tiêu hóa của bé quen dần với thành phần và lượng đồ ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn từng chút một, sau đó tăng dần đạt 10 gram bột, thịt 10 gram, tăng dần lên 10 gram rau củ quả sau khi xay nhuyễn,… để đảm bảo khả năng tiêu hóa và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
Nguyên tắc loãng – đặc
Để quá trình ăn dặm của trẻ được suôn sẻ, các mẹ cũng cần nhớ đến nguyên tắc loãng – đặc. Lúc mới cho trẻ ăn dặm, nên chuẩn bị thực ăn lỏng, mềm rồi sau đó mới tăng độ đặc dần dần. Nguyên tắc này giúp bé không bị sốc khi dùng thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể làm quen và từ từ.
Nguyên tắc “không ép”
Một nguyên tắc cũng quan trọng không kém đó chính là “không ép” trẻ ăn quá nhiều. Mẹ nên cho bé ăn mỗi lần ăn một ít, tiếp tục luyện tập để trẻ không bị căng thẳng trong việc ăn dặm.
Lưu ý khi cho bé ăn dặm lần đầu
Lúc mới bắt đầu, các mẹ nên tập cho trẻ ăn các thức ăn từ ngũ cốc như bột gạo, yến mạch,… Các thực phẩm này có thể giúp tăng cường bổ sung sắt, giảm nguy cơ bị dị ứng của trẻ khi ăn các thực phẩm khác.
Không nên cho bé ăn nhiều bữa trong ngày, thay vào đó mẹ chỉ nên cho con ăn một lượng nhỏ để tập làm quen cũng như kịp thích ứng với thức ăn lạ. Khi bé bắt đầu quen dần, mẹ có thể tăng lượng thức ăn và số bữa lên.
Để đảm bảo sức khỏe của bé, các mẹ nên hạn chế nêm quá nhiều gia vị/nước mắm vào món ăn. Chế độ ăn quá mặn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, gây một số các bệnh về thận, gan và hệ bài tiết.
Đảm bảo thực phẩm sạch và an toàn. Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm tại cửa hàng uy tín, đảm bảo thức ăn phải an toàn,, sạch sẽ, không chứa các chất gây hại, không có sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, khi mua về mẹ cần vệ sinh thật sạch trước khi chế biến món ăn cho bé.
XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ MẸ VÀ BÉ:
- Bỏ túi các loại thực phẩm ăn dặm cho bé nên bổ sung vào thực đơn
- Lượng ăn dặm cho bé 6 tháng là bao nhiêu?
- Top 12 bột ăn dặm giúp bé tăng cân, bổ sung dinh dưỡng hiệu quả
Bài viết trên đây giải đáp các thắc mắc ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì? Hy vọng những thông tin bổ ích trên đây có thể giúp ba mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc bé khỏe mạnh.