Chế độ ăn nhiều cá được xem là thói quen tốt cho sức khỏe so với việc dùng thịt đỏ hoặc các loại thịt nói chung, liệu đây có phải là quan niệm đúng hay không? Hãy để chuyên mục KHOEPLUS24H bật mí thông tin thú vị về việc ăn cá có béo không, ăn cá nhiều có tốt không, ăn cá có tác dụng gì. Xem ngay nhé!
Ăn cá có tác dụng gì?
Từ lâu, thói quen ăn cá được đánh giá cao về mặt sức khỏe để phòng ngừa bệnh tật, vì có lẽ việc ăn cá mang lại những tác dụng nổi bật như sau:
Cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng
Thực tế, các loại cá đều chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, như protein (có chất lượng cao), các loại vitamin, khoáng chất,i-ốt và nhất là axit béo omega 3.
Đặc biệt nhóm cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi, chứa lượng lớn omega 3 có lợi cho sức khỏe trong việc hỗ trợ hoạt động các chức năng của não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, cá được xem là nguồn cung cấp vitamin D, vốn là một loại vitamin hòa tan trong chất béo mà hầu như ai cũng đều bị thiếu hụt từ chế độ ăn uống hằng ngày.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ
Đột quỵ và đau tim được xem là hai nguyên nhân gây tử vong phổ biến trên thế giới, trong khi chế độ ăn cá ít nhất một lần mỗi tuần thường có liên quan đến việc giảm nguy cơ hai bệnh lý này như các nhà nghiên cứu đã phát hiện.
Cụ thể, trong một nghiên cứu diễn ra hơn 40.000 người đàn ông ở Hoa Kỳ cho thấy: những người thường xuyên dùng cá mỗi tuần đều giảm khoảng 15% nguy cơ mắc bệnh tim.
Thậm chí, các nhà nghiên cứu phát hiện thêm: chính nhờ lượng omega 3 cao trong cá (nhất là nhóm cá béo) còn tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch.
Cung cấp omega 3
Như Khoeplus24h.vn chia sẻ phía trên, hàm lượng axit béo omega 3 được đánh giá cao trong nhóm thực phẩm cá, nhất là cá béo.
Hơn nữa, axit béo này còn chứa một loại gọi là axit docosahexaenoic (viết tắt là DHA), có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của não và sức khỏe đôi mắt.
Vì thế, các đối tượng như phụ nữ mang thai và trong giai đoạn cho con bú, trẻ nhỏ đều được khuyến nghị nên bổ sung đầy đủ omega 3 từ thực phẩm cá hoặc dầu cá.
Tuy nhiên, đối với một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao thì phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cần hạn chế, đồng thời tránh ăn cá còn sống (hoặc chưa nấu chín) vì có thể chứa vi sinh vật gây hại cho sức khỏe.
Tốt cho não bộ
Chế độ ăn cá cũng có lợi cho sức khỏe của những người lớn tuổi, bằng chứng là những người thường xuyên sử dụng cá sẽ làm tăng chất xám và giúp cho trung tâm não bộ hoạt động tốt hơn, nhờ đó kiểm soát được trí nhớ và cảm xúc.
Điều này cũng có nghĩa, việc ăn cá có khả năng làm giảm nguy cơ và hỗ trợ điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer.
Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị trầm cảm
Hàm lượng omega 3 trong cá có tác dụng chống lại bệnh trầm cảm, thậm chí có thể sử dụng chung với thuốc chống trầm cảm trong quá trình điều trị bệnh.
Thực tế, các nhà nghiên cứu phát hiện: thói quen ăn cá hoặc sử dụng omega 3 thường xuyên vô cùng có lợi.
Nó giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm như cải thiện tâm trạng buồn bã, mất sức sống hoặc lười vận động, thậm chí còn hỗ trợ điều trị một số bệnh thần kinh khác như rối loạn lưỡng cực.
Cung cấp vitamin D
Các loại cá và nhất là cá béo được xem là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời cho cơ thể, nó hoạt động như hormone steroid. Cụ thể, trong mỗi khẩu phần (113gr) cá hồi nấu chín cung cấp đến 100% RDI vitamin D được khuyến nghị mỗi ngày.
Nếu không bổ sung cá vào thực đơn mỗi ngày thì bạn có thể chọn dùng dầu cá, vì cũng mang lại lợi ích tương tự, như trong mỗi muỗng canh (15ml) cung cấp đến 200% DV vitamin D giá trị mỗi ngày.
Giảm nguy cơ bị bệnh tự miễn dịch
Bệnh tự miễn dịch xảy ra là khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tự nhiên có xu hướng tấn công nhầm và phá hủy các mô khỏe mạnh, như bệnh tiểu đường loại 1 xảy ra vậy!
Theo một số nghiên cứu cho thấy: mối liên hệ giữa omega 3 từ việc ăn cá (hoặc sử dụng dầu cá) có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em.
Không những thế, hàm lượng vitamin D trong cá và dầu cá cũng góp phần hỗ trợ sức khỏe để giảm nguy cơ mắc bệnh tự miễn dịch khác như bệnh đa xơ xứng và viêm khớp dạng thấp.
Ngăn ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ
Một số nghiên cứu đã chỉ ra thêm: thói quen ăn cá ở trẻ em sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hiệu quả đến 24%. Đây là căn bệnh phổ biến do tình trạng viêm mãn tính của đường hô hấp gây ra.
Cải thiện thị lực
Thoái hóa điểm vàng (gọi là AMD) thường xảy ra ở người lớn tuổi sẽ khiến cho thị lực bị suy giảm, dẫn đến khả năng bị mù lòa.
Trong một nghiên cứu đã chứng minh: thói quen ăn cá, hoặc bổ sung omega 3 thường xuyên có khả năng giảm được 42% nguy cơ mắc bệnh AMD ở phụ nữ.
Hơn nữa, nhiều bằng chứng khác cho thấy: việc sử dụng chế độ ăn cá mỗi ngày có thể ngăn ngừa được bệnh AMD xảy ra khi về già.
Cải thiện giấc ngủ
Sự thiếu hụt vitamin D là một trong những nguyên nhân khiến cho cơ thể bị rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, thói quen ăn cá sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng này vì cá vốn giàu vitamin D.
Chẳng hạn, trong một nghiên cứu diễn ra trên 95 người đàn ông trung niên, khi bổ sung cá hồi trong 1 bữa ăn với 3 lần/tuần, suốt 6 tháng.
Kết quả cho thấy: đã cải thiện được giấc ngủ và năng lượng hoạt động hằng ngày nhờ hàm lượng vitamin D vốn có trong cá.
Ăn cá nhiều có tốt không?
Tuy thực phẩm có đặc điểm tốt đến mấy thì việc cân đối lại khẩu phần ăn mỗi ngày là điều rất quan trọng để không gây ra tác dụng ngược. Việc ăn cá cũng vậy, ăn nhiều cá thực sự tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta cần tiêu thụ có khoa học.
Giống như vị giáo sư dịch tễ học và dinh dưỡng học, ông Eric Rimm đã chia sẻ rằng: chúng ta chỉ nên ăn cá khoảng 2 lần/tuần và hạn chế việc tiêu thụ cá có nồng độ thủy ngân cao (như cá ngừ, cá kiếm) đối với phụ nữ mang thai và trẻ em.
Bên cạnh đó các loại cá nuôi dường như an toàn và bổ dưỡng hơn so với một số loại cá đánh bắt từ môi trường tự nhiên hiện nay.
Ngoài ra, theo chế độ ăn uống của Mỹ (từ năm 2015 – 2020), còn khuyến nghị: với phụ nữ mang thai và cho con bú có thể tiêu thụ từ 227gr – 340gr hải sản (gồm cá) mỗi tuần.
Đối với trẻ em thì khoảng 28gr (đối với trẻ 1 tuổi) và khoảng 113gr (đối với trẻ 11 tuổi), đồng thời chỉ nên tiêu thụ các loại hải sản (kể cả cá) có nồng độ thủy ngân thấp, để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ăn cá có béo không?
Hầu hết, chế độ ăn cá thường không gây béo cho cơ thể so với việc bạn dùng thịt và các loại thực phẩm chế biến sẵn. Hơn nữa, hàm lượng dinh dưỡng trong cá đều được đánh giá là thân thiện đối với sức khỏe, nhằm phòng chống được nhiều bệnh tật.
Tuy nhiên, bạn nên cân đối khẩu phần ăn cá mỗi ngày, cùng với việc bổ sung thêm các loại thực phẩm khác như rau xanh, các loại củ quả và trái cây để tăng cường hàm lượng chất dinh dưỡng hấp thụ.
Đồng thời, bạn nên ưu tiên chọn các phương pháp chế biến cá lành mạnh như: hấp và áp chảo, miễn sao hạn chế tối đa việc sử dụng dầu mỡ để làm chín thức ăn, sẽ giúp bạn ngăn ngừa được việc tăng cân ngoài ý muốn.
Ngoài ra, bạn đừng quên tập thể dục thường xuyên để duy trì được sức khỏe tim mạch tốt hơn nhé!
Như vậy, bạn đã biết được việc ăn cá có tác dụng gì, sự thật về thói quen ăn nhiều cá có tốt và gây béo không rồi nhé. Hy vọng những thông tin này sẽ bổ sung kiến thức hữu ích cho bạn về thực phẩm hằng ngày.