Với vẻ đẹp tươi tắn và hương vị độc đáo, bạch quả không chỉ là một loại trái cây hấp dẫn mà còn được biết đến với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu kỹ hơn bạch quả có tác dụng gì và tầm quan trọng của nó trong việc duy trì một lối sống lành mạnh nhé!
Bạch quả là gì?
Bạch quả có tên gọi khác là ngân hạnh, là loài cây thân gỗ thuộc họ Bạch quả (Ginkgoaceae). Cây bắt nguồn từ Trung Quốc và thường được trồng nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Ở Việt Nam, cây bạch quả chỉ mọc rải rác ở một số tỉnh miền Bắc.
Bạch quả thuộc cây thân gỗ nên có chiều cao đạt tới 20 – 35m. Cây có tán nhọn, các cành dài, bộ rễ bám sâu xuống đất nên có khả năng chịu được gió mạnh, mưa to. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, ở giữa hơi lõm, chia phiến lá thành 2 thùy. Trong khi đó, hạt bạch quả dài khoảng 1.5 – 2cm, lớp vỏ dày, màu nâu vàng nhạt.
Thành phần hoá học của bạch quả
Bạch quả có tác dụng gì?
Chứa các chất chống oxy hoá
Bạch quả có chứa hàm lượng cao các chất flavonoid và terpenoid, là một trong những hợp chất được biết đến với tác dụng chống oxy hóa mạnh.
Nếu lượng các gốc tự do trong cơ thể quá cao sẽ dẫn đến việc tổn thương các mô khỏe mạnh, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Vì thế việc ăn bạch quả nhiều sẽ giúp các chất chống oxy hóa trong quả chống lại hoặc vô hiệu hóa tác hại của gốc tự do.
Chống lại các chứng viêm
Đối với những tình trạng viêm lâu ngày, quá mức dẫn đến việc gây tổn thương đến các mô hoặc DNA trong cơ thể. Các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm cho thấy bạch quả sẽ làm giảm tình trạng viêm trong nhiều trạng thái bệnh khác nhau như: viêm khớp, bệnh ruột kích thích, ung thư, bệnh tim, đột quỵ.
Xem thêm: Các bệnh về tim mạch và những triệu chứng điển hình để nhận biết
Cải thiện sức khỏe tuần hoàn và tim mạch
Theo y học cổ truyền của Trung Quốc, hạt bạch quả được dùng như một công cụ để khai thông các kênh năng lượng đến các hệ thống cơ quan khác nhau như thận, gan, não, phổi.
Đối với người bệnh tim khi bổ sung thêm bạch quả sẽ giúp tăng thêm lưu lượng máu bằng cách thúc đẩy sự giãn nở ở các mạch máu. Ngoài ra, trong bạch quả có chứa các chất chống viêm giúp tăng sức khỏe não bộ, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.
Xem thêm: Ăn gì tốt cho tim mạch? Tổng hợp 13 loại thực phẩm tốt cho tim mạch
Giảm triệu chứng bệnh Alzheimer và cải thiện chức năng não
Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng bạch quả kết hợp với việc sử dụng các loại thuốc thông thường giúp tăng khả năng trí nhớ ở những người mắc bệnh Alzheimer nhẹ. Bạch quả còn được đánh giá cao về khả năng giúp giảm lo lắng, căng thẳng và các triệu chứng khác của bệnh Alzheimer.
Đồng thời, thành phần trong bạch quả còn giúp tăng cường chức năng não ở những người khỏe mạnh. Vì thế, việc bổ sung bạch quả có thể làm tăng hiệu quả hoạt động trí óc và sức khỏe nhận thức, giảm tỉ lệ những người bị sa sút trí tuệ.
Xem thêm: 11 thực phẩm tốt cho não bộ, giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung
Giảm lo lắng căng thẳng, điều trị trầm cảm
Bởi trong bạch quả có chứa hàm lượng cao các chất flavonoid và terpenoid nên các chất chống oxy hóa này cũng giúp làm giảm các triệu chứng lo lắng.
Theo một nghiên cứu được tiến hành trên 170 người mắc chứng lo âu, họ đã giảm các triệu chứng này bằng cách sử dụng khoảng 240gr bạch quả. Với nhóm được điều trị bằng lượng lớn bạch quả thì đã giảm các triệu chứng lo lắng lên đến 45% so với những người chỉ dùng thuốc.
Các nghiên cứu cho thấy bạch quả không những có đặc tính chống viêm, mà các chất trong bạch quả còn có thể giúp cơ thể chống lại khi hormone gây căng thẳng tăng cao.
Xem thêm: 30 cách giảm stress hiệu quả, đánh bay căng thẳng lo âu cho cuộc sống luôn vui vẻ
Cải thiện thị giác
Một đánh giá cho rằng, những người bị bệnh tăng nhãn áp khi bổ sung bạch quả đã làm tăng lưu lượng máu đến mắt giúp cải thiện thị giác.
Cũng có một số đánh giá khác đã cho thấy sự cải thiện thị lực ở bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác có liên quan đến việc sử dụng bạch quả.
Xem thêm: Khô mắt nên ăn gì? 11 thực phẩm tốt cho mắt khô, giúp mắt sáng khỏe
Chữa đau đầu
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, bạch quả là một phương pháp điều trị rất phổ biến đối với chứng đau đầu và chứng đau nửa đầu.
Ví dụ: với những cơn đau đầu liên quan đến lưu lượng máu hoặc mạch máu co lại thì trong bạch quả có khả năng làm giãn nở các mạch máu có thể dùng để cải thiện triệu chứng này.
Hay khi bạn căng thẳng quá mức dẫn đến việc đau đầu thì các chức năng chống viêm, chống oxy hóa trong bạch quả cũng có tác dụng.
Xem thêm: Ăn gì hết đau đầu? Thực phẩm giảm đau đầu từ tự nhiên mà bạn nên dùng
Cải thiện các triệu chứng hen suyễn
Nhờ vào các hợp chất chống viêm trong bạch quả có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh hen suyễn và các bệnh viêm đường hô hấp và tăng dung tích phổi.
Một nghiên cứu ở 75 người đã cho thấy rằng, để kiểm soát các triệu chứng hen suyễn thì việc sử dụng bạch quả kết hợp với điều trị bằng thuốc theo toa của bác sĩ đã có sự thay đổi rõ rệt.
Ngoài ra, trong các thảo dược của Trung Quốc cũng có thành phần là bạch quả, và những người sử dụng thảo dược này đã giảm ho và viêm phế quản sau 3 tháng sử dụng.
Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt
Một nghiên cứu ở 85 sinh viên đại học cho thấy các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) đã giảm đến 23% khi tiêu thụ bạch quả, đồng thời cũng có các nghiên cứu kết luận rằng việc sử dụng bạch quả sẽ giảm đau được nhiều hơn, trong đó việc dùng thuốc chỉ giảm ở mức 8.8%.
Hỗ trợ rối loạn sinh lý
Bạch quả có khả năng cải thiện nồng độ oxit nitric trong máu, giúp cải thiện lưu thông thông qua sự giãn nở của các mạch máu. Điều này rất hữu ích trong việc điều trị rối loạn chức năng sinh lý ở nam giới.
Tác dụng phụ khi dùng bạch quả
Bạch quả có thể gây một số tác dụng phụ khi sử dụng, đặc biệt là khi dùng các bổ sung từ lá bạch quả. Dưới đây là một số tác dụng phụ tiềm năng của bạch quả:
- Tác dụng phụ thông thường: Một số người có thể gặp những tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn, nóng rát, và tiêu chảy khi sử dụng bạch quả từ lá.
- Dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với bạch quả, gây ra phản ứng kích ứng da hoặc có những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Nếu bạn có bất kỳ phản ứng dị ứng nào sau khi sử dụng bạch quả, nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Tương tác thuốc: Bạch quả có thể tương tác với các loại thuốc như thuốc làm loãng máu, aspirin, thuốc giảm đau NSAID, thuốc chống tiểu cầu, thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị tiểu đường, thuốc ảnh hưởng đến gan và các chất bổ sung khác.
- Đối tượng đặc biệt cần chú ý: Người có tiền sử bệnh tiểu đường, động kinh, hoặc các vấn đề về khả năng sinh sản nên thận trọng khi sử dụng bạch quả. Nếu bạn có kế hoạch phẫu thuật hoặc đang chuẩn bị cho một ca phẫu thuật, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bạch quả.
- Nguy hiểm của hạt bạch quả: Hạt bạch quả chưa nấu chín có thể gây co giật và nguy hiểm đối với sức khỏe. Do đó, không nên ăn các bộ phận chưa được xử lý của cây bạch quả, đặc biệt là hạt.
Các đối tượng không nên dùng bạch quả
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Hiện chưa có đủ thông tin về tính an toàn của việc sử dụng bạch quả trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Do đó, không nên sử dụng bạch quả khi mang thai hoặc cho con bú.
- Trẻ em: Bạch quả không được khuyến nghị cho trẻ em dưới 12 tuổi. Hiệu quả và an toàn của nó chưa được chứng minh trong nhóm đối tượng này.
- Người có rối loạn chảy máu: Bạch quả có thể làm tình trạng rối loạn chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn. Người có vấn đề về chảy máu nên tránh sử dụng bạch quả hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Người bị co giật: Có nguy cơ rằng bạch quả có thể gây co giật. Người đã từng bị co giật nên tránh sử dụng bạch quả.
- Người bị thiếu men glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD): Bạch quả có thể gây thiếu máu nghiêm trọng ở những người thiếu enzyme G6PD. Người bị thiếu G6PD nên tránh sử dụng bạch quả hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Người phẫu thuật: Bạch quả có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Người sẽ phẫu thuật nên thông báo cho bác sĩ về việc sử dụng bạch quả trước quá trình phẫu thuật.
Bạch quả có thể tương tác với thuốc gì?
Bạch quả có thể tương tác với một số loại thuốc như sau:
- Alprazolam: Sử dụng bạch quả cùng với alprazolam có thể làm giảm hiệu quả của thuốc này.
- Các loại thuốc, thảo dược và thực phẩm bổ sung chống đông máu và chống kết tập tiểu cầu: Sử dụng bạch quả cùng với các loại thuốc, thảo dược và thực phẩm bổ sung này có thể tăng nguy cơ chảy máu.
- Thuốc chống co giật và thuốc giảm ngưỡng co giật: Bạch quả chứa một lượng ginkgotoxin có thể gây co giật. Sử dụng bạch quả cùng với các thuốc chống co giật có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Thuốc chống trầm cảm: Sử dụng bạch quả cùng với một số loại thuốc chống trầm cảm như fluoxetine và imipramine có thể làm giảm hiệu quả của chúng.
- Một số statin: Sử dụng bạch quả cùng với simvastatin hoặc atorvastatin có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc này.
- Thuốc đái tháo đường: Bạch quả có thể thay đổi phản ứng của cơ thể đối với những loại thuốc đái tháo đường.
- Ibuprofen: Sử dụng bạch quả cùng với ibuprofen có thể tăng nguy cơ chảy máu.
Nên dùng bạch quả như thế nào mới đúng?
Cách làm bạch quả hết đắng
Đầu tiên bạn đập bể vỏ ngoài của bạch quả ra. Sau đó dùng dao gọt sạch lớp vỏ lụa bọc ngoài hạt.
Kế đến bạn khoét một lỗ nhỏ ở phía đầu hạt, rồi dùng tăm hoặc dao nhọn để lấy phần nhụy ra. Bởi phần nhụy sẽ làm cho bạch quả bị đắng khi nấu. Bạn cần lấy kĩ phần nhụy vì chỉ cần sót một chút thôi thì sẽ làm cho món ăn bị đắng. Với cách làm đơn giản này, món ăn của bạn sẽ thơm ngon hơn, không còn bị đắng nữa nhé.
Bạch quả bán ở đâu, giá bao nhiêu?
Bạn có thể tìm mua bạch quả tươi nguyên vỏ ở các siêu thị, các cửa hàng tạp hóa hoặc mua online ở các trang thương mại điện tử lớn và uy tín với giá dao động từ 120.000 – 150.000 đồng/kg (giá cập nhật vào tháng 11/2023).
XEM THÊM:
- Quả bách xù, juniper berry là gì? Mua ở đâu và tác dụng của quả bách xù
- Quả thanh yên là quả gì? Tác dụng của thanh yên với sức khỏe
- Quả bòn bon có tác dụng gì? Quả bòn bon nóng hay mát?
Như vậy là KHOEPLUS24H đã giúp bạn hiểu thêm về bạch quả có tác dụng gì cũng như cách làm bạch quả không bị đắng khi nấu và nơi mua. Hi vọng rằng bạn đã có nhiều thông tin. Hẹn gặp bạn tại các bài viết hữu ích sau nhé!