Cùng với rau cải cúc, cải xoăn,… lá bồ công anh cũng được xem là một loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Hôm nay, chuyên mục Mẹo vào bếp của Khoeplus24h sẽ giúp cung cấp đến bạn 12 tác dụng của lá bồ công anh mang lại cho cơ thể con người nhé!
Lá bồ công anh có tác dụng gì?
Lá bồ công anh có hình mũi mác, dáng thuôn dài, màu xanh hơi đậm, mọc từ phần gốc của cây bồ công anh. Chúng có các tác dụng như sau:
Cung cấp chất dinh dưỡng
So với các loại rau xanh, bồ công anh cũng chẳng hề kém cạnh về hàm lượng dinh dưỡng mang lại cho cơ thể con người, đặc biệt là ở phần lá.
Lá của loài cây này chứa đựng hàm lượng dinh dưỡng rất cao, gồm: Chất xơ, vitamin A, C, K cùng các loại khoáng chất như: sắt, canxi, magie và kali.
Giàu các chất chống oxy hoá
Không những chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, lá bồ công anh còn là một nguồn cung cấp chất chống oxy hoá dồi dào.
Beta-carotene và polyphenol có trong loại lá này, có khả năng ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do gây hại cho cơ thể. Từ đó, làm chậm quá trình lão hoá và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như: ung thư, Alzheimer, lão hoá não,…
Kiểm soát lượng đường trong máu
Các chuyên gia sức khoẻ nói rằng: trong lá bồ công anh có chứa axit chicoric và chlorogenic, đây là 2 hợp chất đóng vai trò kiểm soát lượng đường trong máu vô cùng hiệu quả.
Các cuộc nghiên cứu ở ống nghiệm và trên cơ thể động vật cũng cho thấy: những hợp chất này giúp cải thiện khả năng bài tiết insulin ở tuyến tụy, hạn chế tiêu hoá tinh bột, cải thiện sự hấp thụ glucose ở các mô cơ.
Từ đó, giữ cho lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức cân bằng.
Giảm cholesterol
Trong lá bồ công anh có chứa những hoạt chất sinh học làm giảm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể. Từ đó, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh liên quan đến tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đau tim, cao huyết áp,…
Giúp hạ huyết áp
Đối với những người bị cao huyết áp, lá bồ công anh thực sự là một thực phẩm tuyệt vời dành cho cơ thể họ bởi: chúng có khả năng hạ huyết áp cao nhờ vào cơ chế loại bỏ chất độc qua đường tiểu.
Lượng kali dồi dào có trong loại lá này giúp điều hoà huyết áp, ngăn ngừa hiệu quả bệnh cao huyết áp. Từ đó, làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Cải thiện sức khoẻ gan
Các nhà khoa học cho biết: chiết xuất từ lá bồ công anh có chứa rất nhiều chất chống oxy hoá, bảo vệ gan của bạn trước sự gây hại của chất độc và stress oxy hoá.
Một cuộc nghiên cứu thực hiện trên cơ thể của những con chuột sống trong môi trường có chứa khí độc acetaminophen (Tylenol) cho thấy: lá bồ công anh có khả năng bảo vệ gan của chúng trước sự xâm nhập của chất độc hại.
Hỗ trợ giảm cân
Một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng: axit chlorogenic có trong lá bồ công anh khi được dung nạp vào cơ thể, sẽ tham gia vào quá trình phân giải, chuyển hoá carbohydrate và chất béo có trong thực phẩm.
Từ đó, giúp bạn tiêu thụ ít chất béo hơn và giảm cân hiệu quả.
Chống lại ung thư
Một trong những lợi ích vượt bậc nhất mà lá bồ công anh đem lại cho sức khoẻ của con người là khả năng chống ung thư cực kỳ tốt.
Được biết, các hợp chất chống oxy hoá có trong lá, có thể ngăn chặn nguy cơ hình thành và phát triển các tế bào ung thư ở nhiều cơ quan khác nhau.
Để ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị ung thư, bạn chỉ cần đem 20gr lá, 20gr rễ bồ công anh trộn với 40gr xạ đen, rồi nấu với 1 lít nước, uống dần trong 5 ngày. Duy trì thói quen này khoảng 2 – 3 tháng.
Tốt cho hệ tiêu hoá
Trong Đông y, lá bồ công thường được dùng để điều chế thuốc, chữa trị các loại bệnh liên quan đến đường tiêu hoá như: táo bón, đầy hơi, đau dạ dày, rối loạn tiêu hoá, kém hấp thu…
Nghiên cứu trên cơ thể động vật cho thấy: chiết xuất từ lá bồ công anh đóng vai trò tham gia vào quá trình thúc đẩy nhu động ruột, tăng cường khả năng làm việc của hệ tiêu hoá. Từ đó, phòng ngừa hiệu quả bệnh đường ruột.
Nếu đầy bụng, khó tiêu: bạn nên lấy 15gr lá bồ công anh nấu với 1 lít nước. Nấu cho đến khi phần nước cạn lại, chỉ còn khoảng 400ml thì để nguội, uống 2 lần trong ngày.
Nếu bị đau dạ dày: bạn trộn 20gr lá bồ công anh với 15gr lá tía tô, 10gr khổ sâm khô rồi nấu cùng 1 lít nước trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó để nguội, dùng trong ngày. Duy trì thói quen này từ 10 – 15 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Cải thiện hệ miễn dịch
Nhờ có đặc tính chống vi khuẩn và virus, mà lá bồ công anh có khả năng tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch của bạn. Từ đó, bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của những vi khuẩn gây bệnh, chống nhiễm trùng hiệu quả.
Các cuộc nghiên cứu trên ống nghiệm đã cho thấy: lá bồ công có chứa hoạt tính làm chậm sự tái tạo của virus, vi khuẩn gây ra những mầm bệnh tiềm ẩn trong cơ thể chúng ta. Vì thế, bạn nên bổ sung loại lá này như một cách bảo vệ sức khoẻ của bản thân nhé!
Tốt cho da
Bên cạnh việc đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, lá bồ công anh còn rất tốt cho da của chúng ta.
Các sản phẩm có chiết xuất từ lá bồ công anh không những giúp bảo vệ làn da trước tác hại của ánh nắng mặt trời, mà còn ngăn chặn quá trình lão hoá gây ra nếp nhăn, sạm da hay các vấn đề khác như: mụn trứng cá, dị ứng,…
Ngoài ra, các chuyên gia sắc đẹp cũng nói rằng: lá bồ công anh có thể giúp tăng sinh collagen, đem lại cho bạn 1 làn da bóng mịn, căng tràn sức sống.
Tốt cho xương
Lá bồ công anh là một nguồn cung cấp dồi dào vitamin K và Canxi – giúp xương chắc khoẻ, dẻo dai. Bổ sung hai hợp chất này đầy đủ sẽ giúp cơ thể phòng ngừa tối đa tình trạng đau nhức, viêm khớp, loãng xương hay mất xương thường gặp ở người già.
Tác dụng phụ của bồ công anh
Mặc dù rất có lợi cho sức khoẻ, nhưng nếu dùng không đúng mục đích và đối tượng, lá bồ công anh cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:
Gây dị ứng
Đối với những người có tiền sử dị ứng với các chất hoá học có trong các loại cây cỏ, thì nên tránh hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá bồ công anh. Bởi nếu dùng loại lá này, nó có thể gây ra một số phản ứng nhẹ trên da.
Lưu ý: Nếu có những dấu hiệu như: da xuất hiện những vết mẫn đỏ, ngứa rát, phồng rộp… sau khi sử dụng thì có thể bạn đã dị ứng với lá bồ công anh.
Gây tương tác thuốc
Nếu bạn đang trong quá trình trị bệnh bằng thuốc, thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá bồ công anh. Vì loại lá này chứa một số đặc tính, có thể gây tương tác bất lợi với một số loại thuốc điều trị bệnh, nhất là thuốc lợi tiểu và kháng sinh.
Buồn nôn, chán ăn
Ngoài 2 tác dụng phụ trên, lá bồ công anh có thể gây ra chứng: buồn nôn, chóng mặt, chán ăn nếu được dung nạp vào cơ địa không phù hợp. Vì thế, nếu bạn là một người hay dị ứng với thực phẩm, thì nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng nhé!
Những người không nên dùng lá bồ công anh
Các chuyên gia sức khoẻ khuyến cáo: nếu bạn là một trong những đối tượng sau đây thì tuyệt đối không nên sử dụng lá bồ công anh, vì sẽ gây hại cho sức khoẻ:
- Trẻ em dưới 10 tuổi.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Người bị bệnh tiểu đường, suy tim sung huyết.
- Người mắc hội chứng đường ruột kích thích, tắc ruột và dị ứng nhựa cao su.
Xem thêm:
- Rễ bồ công anh có tác dụng gì? 8 tác dụng của rễ bồ công anh
- Trà bồ công anh là gì, mua ở đâu? Trà bồ công anh có tác dụng gì?
- Bình bát có mấy loại? Công dụng của trái bình bát, cách ăn và nơi bán
Vậy là Khoeplus24h đã cung cấp xong thông tin về những tác dụng của lá bồ công anh. Hy vọng bài viết trên sẽ đem đến cho bạn nhiều hiểu biết về loại lá này nhé!