Râu ngô là bộ phận thường hay bị vứt bỏ mỗi khi ăn ngô (bắp) nhưng nó có giá trị dinh dưỡng cao mà có thể bạn không ngờ đến. Vậy hãy để chuyên mục Mẹo vào bếp của Khoeplus24h bật mí cho bạn về tác dụng của râu ngô và những lưu ý khi uống trà râu ngô ra sao nhé!
Râu ngô là gì?
Râu ngô, còn gọi là râu bắp, là các sợi mỏng và có màu sáng, óng ánh trông giống như tơ. Chúng được phát triển và nhô ra từ chóp của trái ngô (bắp).
Râu ngô thực chất là một phần của đầu nhụy, giúp cho hạt phấn có thể bám vào trên bề mặt hoa cái. Sự hình thành của hạt bên trong lõi ngô cần sự thụ phấn của râu ngô bên ngoài.
Nói một cách khác, mỗi hạt (hay còn gọi là noãn) sẽ hình thành nên mỗi hạt ngô, và mỗi hạt ngô lại tạo ra một dải râu ngô từ đầu của chính nó.
Không phải hạt phấn nào khi tiếp xúc với đầu nhụy cũng đều được noãn thụ tinh thành công (để tạo thành hạt ngô). Khi noãn được thụ tinh thành công, râu ngô sẽ tự động tách ra khỏi noãn (hạt) sau 2 – 3 ngày.
Ngoài ra, râu ngô vẫn có thể được gắn vô thời hạn và vẫn tiếp tục thụ tinh nhưng với tỉ lệ thành công thấp hơn nhiều theo thời gian. Đó là lí do vì sao, bạn vẫn còn thấy râu ngô khi sử dụng hoặc trong quá trình thu hoạch ngô.
Tác dụng của râu ngô
Râu ngô (râu bắp) chứa các hợp chất đều có hoạt tính dược lý nên được sử dụng nhiều trong các phương thuốc dân gian. Hãy cùng Khoeplus24h điểm nhanh một số tác dụng của râu ngô như sau:
Bổ sung vitamin C
Sử dụng râu ngô hoặc uống trà râu ngô, sẽ giúp cơ thể hấp thụ được lượng lớn vitamin C, từ đó chống lại sự gây hại của các gốc tự do – là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh mãn tính cũng như bệnh tim mạch, ung thư.
Ngoài ra, thức uống từ râu ngô còn có tác dụng lưu thông máu, tạo điều kiện cho các bộ phận khác trong cơ thể hoạt động tốt hơn.
Giảm lượng đường trong máu
Trà râu ngô hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu khi tăng mức độ nhạy của insulin – là yếu tố kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Do đó, trà hỗ trợ cải thiện chứng suy tim sung huyết, hàm lượng cholesterol cao và bệnh đái tháo đường.
Hỗ trợ giảm bệnh gút
Bệnh gút (gout) là tình trạng khớp bị viêm thường thấy ở những người trung niên. Do cơ thể bị dư quá nhiều chất đạm, làm cho nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến các mối nối khớp bị sưng lên gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
Khi sử dụng râu ngô hoặc uống trà râu ngô sẽ làm giảm tiêu sưng nhờ đặc tính chống viêm, giúp người bị bệnh gút giảm bớt cảm giác đau nhức xương khớp, tê bì chân tay.
Bạn có thể uống trà râu ngô 3 lần/ngày và hãy giảm số lần và liều lượng sử dụng nếu tình trạng bệnh được cải thiện, tránh quá lạm dụng vì có thể gây ra tác dụng phụ.
Đẩy lùi chứng đái dầm
Trẻ em thường hay đái dầm và thậm chí tình trạng đái dầm còn xảy ra ở người lớn (một số trường hợp). Theo phương thuốc Đông Y, trà râu ngô có công dụng hiệu quả để khắc phục bệnh lý này.
Bạn hãy thử uống một tách trà nhỏ râu ngô trước khi đi ngủ để kiểm chứng tác dụng nhé!
Hỗ trợ cải thiện bệnh lý về thận
Trà râu ngô còn có tác dụng để cải thiện một số bệnh lý liên quan đến thận. Thận đảm nhiệm vai trò loại bỏ chất độc ra bên ngoài cơ thể qua nhiều cách khác nhau.
Vì thế, trà râu ngô có thể cải thiện tình trạng tiểu gắt, nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận hay viêm hệ thống tiết niệu.
Tăng cường hoạt động tiêu hoá
Hoạt động của hệ tiêu hóa được cải thiện tốt hơn khi bạn sử dụng trà râu ngô đúng cách. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng: loại đồ uống này có thể kích thích gan bài tiết mật, làm cho thức ăn được xử lý và tiêu hóa tốt hơn.
Kiểm soát chảy máu
Nhờ lượng vitamin K đáng kể mà trà râu ngô giúp cơ thể kiểm soát được tình trạng chảy máu, nhất là đối với những phụ nữ chuẩn bị quá trình sinh nở.
Giúp lợi tiểu
Vì có công dụng tốt đến sự hoạt động của thận nên trà râu ngô giúp lợi tiểu cũng như kích thích quá trình đi vệ sinh của người uống.
Từ đó, giúp cơ thể loại bỏ độc tố qua nước tiểu một cách dễ dàng đồng thời tránh gây ra tình trạng bệnh sỏi thận và nhiễm trùng đường nước tiểu.
Cung cấp nhiều dưỡng chất khác
Thành phần dinh dưỡng trong trà râu ngô có rất nhiều, nhất là hợp chất beta-carotene, riboflavin, thymol, selen, limonene, niacin, kể cả tinh dầu và những chất dinh dưỡng khác.
Mỗi hợp chất đều có tác dụng riêng, đảm nhận vai trò nhất định trong cơ thể, mang lại sức khỏe tốt và dẻo dai cho người uống.
Những lưu ý khi sử dụng trà râu ngô
Đặc tính của râu ngô rất mát, bạn có thể sử dụng thường xuyên nhưng cũng không nên quá lạm dụng. Hãy chú ý đến một số lưu ý khi dùng như sau:
Đối với trà râu ngô
- Tạm tránh sử dụng trà râu ngô đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú, vì chưa có bằng chứng an toàn nào cho bà mẹ, thai nhi và em bé khi uống loại trà này.
- Hạn chế uống trà râu ngô với những ai đang dùng thuốc để điều trị bệnh như bệnh đái tháo đường và bệnh lợi tiểu. Vì dược tính của trà râu bắp sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, vì có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn đối với những người có tiền sử về gan và thận.
Đối với đồ uống râu ngô khác
- Nên uống râu ngô kể cả trà râu ngô tầm 10 ngày/tháng và tránh tiêu thụ lượng quá nhiều trong mỗi khi lần uống.
- Hãy chọn mua râu ngô sạch và rửa nhiều lần với nước lạnh để loại bỏ các hợp chất hóa học trong thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng.
- Nên sử dụng râu ngô tươi hơn râu ngô khô, vì hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn.
- Có thể phối hợp việc dùng râu ngô với các loại thảo dược để điều trị bệnh nhưng cần phải có sự tư vấn của người chuyên môn, tránh gây ra tác dụng phụ và làm ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại.
- Ngưng ngay việc dùng đồ uống râu ngô nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường và tham khảo ý kiến bác sĩ, hoặc đến cơ sở y tế cần nhất để điều trị.
Xem thêm:
- Thành phần dinh dưỡng của bắp (ngô) và tác dụng của bắp đối với sức khỏe
- Bí đỏ có tác dụng gì? Tổng hợp 13 tác dụng của bí đỏ với sức khỏe
- 18 tác dụng của bắp cải đối với sức khỏe và cách chọn mua bắp cải tươi ngon
Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về tác dụng của râu ngô và những lưu ý khi uống trà râu ngô hơn nhé!