Vitamin B9 – axit folic là gì? Tác dụng của axit folic, cách uống đúng cách

0
(0)

Axit folic là gì? Đây là loại axit thuộc nhóm vitamin B9 tan trong nước. Vậy tác dụng của chúng thế nào, cách dùng ra sao để vừa hiệu quả, an toàn. Mời bạn cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu nhé!

Vitamin B9 – axit folic là gì?

Đặc điểm và vai trò của axit folic

Axit folic là vitamin B9 hay Folacin (hoặc Folate dạng anion) có thể hòa tan trong nước, loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh tế bào mới trong cơ thể.

Axit folic có thể được tìm thấy trong nhiều thực phẩm tự nhiên và một số sản phẩm nhân tạo khác. Trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng có nhu cầu hấp thụ axit folic cao.

Đặc điểm và vai trò của axit folic
Đặc điểm và vai trò của axit folic

Axit folic có phải là sắt không?

Sắt và axit folic là hai chất hoàn toàn khác biệt. Đặc điểm chung của hai chất này là có khả năng tạo hồng cầu và máu, thường được kết hợp cùng vitamin B12 để hỗ trợ phòng ngừa thiếu máu.

Tuy nhiên, axit folic là một loại vitamin tan trong nước và không thể dự trữ được, ngược lại thì sắt là một khoáng chất, có khả năng dự trữ trong gan, tủy xương,…

Và cũng chính vì đây là hai loại chất khác nhau, nên cũng sẽ có những tác dụng khác nhau. Vậy tác dụng của axit folic là gì? Mời bạn theo dõi ngay phần tiếp theo nhé!

Sắt và axit folic là hai chất hoàn toàn khác biệt
Sắt và axit folic là hai chất hoàn toàn khác biệt

Tác dụng của axit folic

Phòng ngừa dị tật bẩm sinh và các biến chứng thai kỳ

Axit folic có khả năng phòng ngừa dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ống thần kinh bao gồm tật nứt đốt sống, chứng thiếu não (một loại tật mà khi trẻ sinh ra không có bộ phận não hoặc hộp sọ).

Phụ nữ mang thai thường được cho bổ sung loại vitamin này để phòng ngừa các nguy cơ dị tật nói trên, giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến thai kỳ, bao gồm cả tiền sản giật.

Theo báo cáo, tất cả phụ nữ đang có kế hoạch mang thai, có khả năng mang thai nên bổ sung 400 – 800mcg axit folic mỗi ngày trước 1 tháng xác định mang thai và tiếp tục sử dụng khoảng 2 – 3 tháng đầu của thai kỳ.

Phòng ngừa dị tật bẩm sinh và các biến chứng thai kỳ
Phòng ngừa dị tật bẩm sinh và các biến chứng thai kỳ

Điều trị bệnh thiếu folate

Việc ăn uống không đủ chất, bệnh nhân phẫu thuật, mang thai, nghiện rượu và những người kém hấp thụ dinh dưỡng là những trường hợp dễ thiếu hụt folate.

Thiếu hụt folate dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe như thiếu máu, dị tật bẩm sinh, suy giảm chức năng miễn dịch và trầm cảm,… Vì thế, axit folic sẽ cần được bổ sung để cải thiện bệnh thiếu folate.

Điều trị bệnh thiếu folate
Điều trị bệnh thiếu folate

Tốt cho não

Nghiên cứu cho thấy, khi nồng độ folate trong máu thấp có thể dẫn đến việc làm cho chức năng não hoạt động kém, dần dần trở nên sa sút.

Bổ sung axit folic đủ cho cơ thể có thể cải thiện chức năng não cho những người bị suy giảm trí nhớ, hỗ trợ đáng kể cho bệnh nhân mắc chứng Alzheimer.

Trong một nghiên cứu khác vào năm 2019, việc bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày trong 2 năm đã giúp cải thiện đáng kể các chỉ số chức năng não cho những người lớn tuổi.

Hay trong kết quả báo cáo từ một nghiên cứu ở người mắc bệnh Alzheimer cho thấy, những người dùng 1.250mcg axit folic mỗi ngày trong 6 tháng đã có những cải thiện về nhận thức cũng như giảm các dấu hiệu viêm khi kết hợp dùng thuốc donepezil.

Tốt cho não
Tốt cho não

Giảm triệu chứng trầm cảm

Những người mắc chứng trầm cảm có xu hướng giảm nồng độ folate trong máu.

Trong một nghiên cứu cho kết quả rằng, việc bổ sung folate bao gồm axit folic và methylfolate cùng với thuốc chống trầm cảm đã giúp giảm đáng kể tình trạng trầm cảm cho những bệnh nhân mắc chứng bệnh tâm lý này.

Ngoài ra, với 7 nghiên cứu khác cũng đã chứng minh, các đối tượng tâm thần phân liệt khi được sử dụng kết hợp thuốc đặc trị cùng với các chất bổ sung folate đã mang lại kết quả tích cực.

Giảm triệu chứng trầm cảm
Giảm triệu chứng trầm cảm

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Folate có khả năng làm giảm mức homocysteine – đây là loại axit amin có thể gây các vấn đề về tim mạch khi chúng ở nồng độ cao trong máu.

Có 30 nghiên cứu từ hơn 80.000 người đã chứng minh rằng, bổ sung axit folic giúp giảm 4% nguy cơ mắc bệnh tim và giảm 10% nguy cơ đột quỵ.

Ngoài ra, axit folic còn có khả năng giúp ổn định huyết áp cho những người bị huyết áp cao, cải thiện lưu lượng máu cũng như tăng cường chức năng hoạt động của tim mạch.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Tác dụng phụ của axit folic

Axit folic không chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ tự kỷ

Việc sử dụng axit folic có khả năng giảm trầm cảm, tuy nhiên nếu đó là axit folic không chuyển hóa trong máu cao lại có tác dụng ngược lại.

Trong một nghiên cứu dựa trên 200 người mẹ cho thấy, nồng độ folate trong máu của họ cao ở tuần thứ 14 mang thai làm tăng khả năng thai nhi mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

Lượng axit folic không chuyển hóa được tìm thấy khá lớn ở những người mẹ có con bị ASD.

Axit folic không chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ tự kỷ
Axit folic không chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ tự kỷ

Ăn nhiều axit folic gây khó nhận ra bệnh thiếu vitamin B12

Axit folic có khả năng giúp sản sinh số lượng hồng cầu lớn, tuy nhiên việc sản sinh số lượng bất thường này cũng là dấu hiệu cho việc thiếu vitamin B12, vì thế việc cung cấp nguồn axit folic có thể làm bỏ quên tình trạng thiếu vitamin B12 trong cơ thể, dẫn đến thiếu hụt loại vitamin này.

Vitamin B12 giúp hạn chế các tổn thương thần kinh – điều mà axit folic không làm được, vì thế việc phát hiện thiếu vitamin B12 trong khi bổ sung axit folic có thể chỉ được chú ý khi những dấu hiệu của chúng bắt đầu xuất hiện.

Ăn nhiều axit folic gây khó nhận ra bệnh thiếu vitamin B12
Ăn nhiều axit folic gây khó nhận ra bệnh thiếu vitamin B12

Tương tác thuốc

Axit folic có thể tương tác với các chất khác, dẫn đến những tác dụng khó kiểm soát. Vì thế hãy đảm bảo bạn đã tham vấn ý kiến bác sĩ khi dùng kết hợp axit folic với những chất sau đây:

  • Methotrexate: đây là chất được sử dụng cho bệnh ung thư và bệnh tự miễn dịch.
  • Thuốc trị động kinh: các loại như Dilantin, Carbatrol và Depacon khi kết hợp với axit folic sẽ làm giảm tác dụng của chúng.
  • Sulfasalazine: đây là chất được sử dụng trong các loại thuốc cho người bị viêm loét đại tràng.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc

Uống axit folic đúng cách

Sử dụng axit folic thích hợp nhất là vào giữa hai bữa ăn. Ngoài ra, khi sử dụng kết hợp với vitamin C cũng góp phần làm tăng hiệu quả hấp thụ sắt, axit folic trong cơ thể.

Vitamin C có thể được bổ sung qua nước cam hay các loại nước trái cây khác giàu loại vitamin này.

Bạn cần tránh sử dụng rượu, cà phê hay nước trà khi uống axit folic vì sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất, từ đó làm giảm tác dụng đáng kể.

Uống axit folic đúng cách
Uống axit folic đúng cách

XEM THÊM:

Trên đây là những thông tin về axit folic là gì, tác dụng và cách dùng hiệu quả. Hy vọng bạn đã có thêm cho mình những kiến thức hữu ích và có cách sử dụng phù hợp cho bản thân nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Đào Huy Đông
Đào Huy Đông
Chào mọi người, mình là Huy Đông. Mình đam mê sáng tạo nội dung và tìm hiểu về sức khỏe. Cùng mình khám phá những kiến thức hữu ích để sống khỏe mạnh hơn nhé!

Bài viết liên quan