Hạt sen là loại thực phẩm không chỉ thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng, được sử dụng trong nhiều bài thuốc và món ăn bổ dưỡng. Vậy ăn hạt sen có tác dụng gì? Hãy cùng chuyên mục Sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H tìm hiểu các lợi ích của hạt sen trong việc hỗ trợ sức khỏe như an thần, chống viêm, cải thiện trí nhớ và nhiều hơn nữa.
Tác dụng của các bộ phận cây sen:
- Tâm sen: Tâm sen có khả năng an thần, giúp điều trị mất ngủ, hạ sốt, làm dịu căng thẳng, từ đó mang lại giấc ngủ sâu và thư thái hơn.
- Vỏ hạt sen: Vỏ hạt sen có tác dụng giúp cải thiện tiêu hóa, hạ cholesterol, làm mát cơ thể và giải nhiệt hiệu quả, đồng thời tăng cường sức khỏe đường ruột.
- Gương sen: Trong gương sen chứa nhiều protein và vitamin C, gương sen hỗ trợ làm đẹp da, tăng cường sức khỏe tổng thể, và giúp da mịn màng hơn.
- Nhị sen: Nhị sen có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, giúp phòng ngừa một số bệnh liên quan đến đường ruột, đồng thời tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Lá sen: Uống nước lá sen có tác dụng hạ mỡ máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa và làm dịu các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
- Ngó sen: Bên trong ngó sen rất giàu vitamin C và chất xơ, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân, điều hòa kinh nguyệt, và thúc đẩy chức năng tiêu hóa.
- Củ sen: Củ sen cung cấp vitamin C, kali và chất xơ, giúp kiểm soát mức cholesterol, tăng cường chức năng tiêu hóa, và giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch.
Hạt sen là gì?
Hạt sen là các hạt nằm trong đài của hoa sen. Sen là một loài thực vật sống dưới nước, thân thảo, có hoa. Màu của hoa sen rất đa dạng, từ màu trắng tinh như tuyết cho đến màu đỏ, hồng nhạt, vàng, tím hay xanh.
Sau khi hoa sen tàn, người ta thu hoạch đài sen về để lấy quả, bóc lớp vỏ xanh sẽ thu được các hạt màu trắng, gọi là hạt sen hay liên nhục. Lõi giữa các hạt sen có các chồi xanh rất mềm gọi là tâm sen hoặc liên tử tâm.
Hạt sen có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon như: chè hạt sen, sữa hạt sen, gà hầm hạt sen, cháo hạt sen, xôi hạt sen,… vô cùng hấp dẫn và bổ dưỡng.
Phân loại hạt sen:
Dựa vào phương pháp thu hoạch, hạt sen được chia thành hạt sen nâu và hạt sen trắng.
- Hạt sen nâu: Được thu hoạch khi đài sen đã héo hoặc gần chín héo, do vậy các màng lụa bám vào hạt làm cho hạt có màu nâu. Tâm hạt sen nâu chỉ được lấy ra bằng cách bẻ đôi hạt.
- Hạt sen trắng: Ngược lại, khi lấy các đài sen xanh, bên trong có chứa các hạt sen phát triển gần như hoàn chỉnh thì sẽ người ta sẽ thu được hạt sen trắng. Hạt sen trắng có thể lấy được tâm sen bằng cách bóc vỏ, tách lớp màng lụa rồi dùng tăm hoặc vật nhọn khều tâm sen ra.
- Hạt sen khô: Ngoài ra, trên thị trường còn phân loại thành hạt sen tươi và hạt sen khô. Hạt sen tươi sẽ được sấy khô sao cho độ ẩm đạt dưới 10% để dễ dàng bảo quản và vận chuyển.
Hạt sen tươi, khô mua ở đâu, bao nhiêu tiền?
Bạn có thể dễ dàng tìm mua hạt sen tươi và hạt sen khô mua ở chợ, các cửa hàng tạp hoá, hệ thống siêu thị và các trang thương mại điện tử.
Hạt sen tươi có giá bán dao động trong khoảng 120.000 – 300.000 đồng/ kg, còn hạt sen khô nằm trong mức 200.000 – 600.000 đồng/ kg tuỳ thuộc vào mùa vụ và địa phương trồng sen.
Thông thường, từ tháng 4 đến tháng 9 là thời điểm thu hoạch sen mùa vụ Hè Thu nên hạt sen có giá thành phải chăng mà chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, hạt sen Huế, Đồng Tháp, Hưng Yên,… sẽ cho hạt bùi thơm hơn các loại thông thường.
Thành phần dinh dưỡng của 100gr hạt sen
Theo USDA, trong 100gr hạt sen khô có chứa nhiếu chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm các vitamin và khoáng chất sau:
- Calo: 332 kcal – cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Protein (chất đạm): 15.41 gr – hỗ trợ phát triển cơ bắp và tế bào.
- Carbohydrate (tinh bột): 64.47 gr – cung cấp năng lượng nhanh cho hoạt động hàng ngày.
- Chất béo: 1.97 gr – giúp hấp thụ các vitamin tan trong dầu và bảo vệ tế bào.
- Kali: 1368 mg – hỗ trợ chức năng tim mạch và kiểm soát huyết áp.
- Canxi: 163 mg – giúp xương và răng chắc khỏe.
- Phốt pho: 626 mg – tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng.
- Magie: 210 mg – giúp cơ và thần kinh hoạt động hiệu quả.
- Sắt: 3.53 mg – cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu.
- Vitamin B3 (Niacin): 1.60 mg – hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate.
- Vitamin B5 (Pantothenic acid): 0.851 mg – hỗ trợ sản xuất năng lượng và tổng hợp hormone.
- Vitamin B6: 0.629 mg – cần thiết cho chức năng não và chuyển hóa protein.
Cùng các khoáng chất và vitamin khác như: Vitamin A, Vitamin B1, Đồng, Mangan, Kẽm – đều có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ chức năng não và sức khỏe tổng thể.
Tác dụng của hạt sen
Hạt sen khô là những hạt sen tươi đã trải qua quá trình sấy khô nhằm loại bớt hơi nước, giúp hạt sen bảo quản được lâu hơn. Do đó, việc sấy khô không tác động nhiều đến các dưỡng chất khác có trong hạt sen. Cả hạt sen tươi và khô đều có những tác dụng tuyệt vời dưới đây.
Cải thiện hệ tiêu hoá
Hạt sen rất giàu chất xơ nên sẽ giúp cho đường tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Chất xơ hạn chế sự thèm ăn, kiểm soát cảm giác thèm ăn không đúng lúc, do đó hỗ trợ quá trình giảm cân.
Hạt sen cũng giải độc gan và thận, giúp loại bỏ các chất thải, độc tố và ngăn ngừa sự tích tụ của chúng trong cơ thể, do đó duy trì sức khỏe đường ruột.
Tăng cường sức khoẻ tim mạch
Hạt sen có chứa hàm lượng magie dồi dào. Magie là chất chặn kênh lớn nhất có khả năng cải thiện dòng chảy của máu, oxy và các chất dinh dưỡng khác.
Bên cạnh đó, nếu cơ thể thiếu hoặc quá ít magie sẽ làm bạn dễ bị đau tim. Hàm lượng magie tuyệt vời có trong hạt sen sẽ tạo ra sự tích cực đáng kể đối với tình trạng tim mạch. Magie và folate sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và các bệnh khác liên quan đến tim.
Hỗ trợ chống lão hoá
Các enzyme tồn tại trong hạt sen được cho là có tác dụng ức chế quá trình lão hóa. Trong đó L-isoaspartyl methyltransferase là enzyme hỗ trợ sửa chữa và bảo vệ các protein bị tổn thương và tăng cường tổng hợp collagen trong cơ thể.
Nhiều loại mỹ phẩm hiện nay cũng bổ sung bột hạt sen để đảo ngược quá trình lão hóa da, đồng thời làm giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn và vết chân chim ở đuôi mắt.
Cải thiện giấc ngủ
Hạt sen được cho là có tác dụng làm dịu và trị co thắt. Điều này đồng nghĩa với việc hệ thần kinh sẽ được thư giãn tốt hơn và bạn có giấc ngủ ngon hơn.
Nhờ sự hiện diện của các isoquinoline alkaloids có trong hạt sen sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình giãn nở của các mạch máu, giúp giảm bớt lo lắng và các triệu chứng trầm cảm.
Kiểm soát triệu chứng bệnh tiểu đường
Chỉ số đường huyết có trong hạt sen ở mức khá thấp. Do đó, việc ăn hạt sen sẽ hạn chế lượng đường trong máu tăng đột biến. Hạt sen cũng kiểm soát phản ứng insulin trong cơ thể, duy trì hàm lượng glucose trong máu ở mức bình thường.
Nhâm nhi hạt sen rang hoặc sấy khô như một bữa ăn nhẹ vào buổi tối là một chế độ ăn kiêng lý tưởng của bệnh nhân tiểu đường. Vì bệnh nhân tiểu đường có huyết áp cao hoặc có nguy cơ tăng huyết áp nên việc ăn hạt sen cũng góp phần ổn định mức huyết áp trong cơ thể.
Hỗ trợ điều trị bệnh lẫn ở người già
Hạt sen từ lâu đã được sử dụng trong Đông y như một phương thuốc giúp cải thiện chức năng não bộ, đặc biệt là ở người cao tuổi. Bệnh lẫn, hay còn gọi là suy giảm trí nhớ, thường xảy ra ở người già, khiến họ gặp khó khăn trong việc nhận diện không gian, thời gian và thậm chí cả người thân. Hạt sen giúp dưỡng tâm khí, hỗ trợ phục hồi trí nhớ và giúp người bệnh cảm thấy tỉnh táo hơn. Các món ăn từ hạt sen giúp giảm triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt và hỗ trợ cải thiện trí nhớ lâu dài.
Kháng viêm
Hạt sen, đặc biệt là tâm sen, chứa chất polysaccharide, một hợp chất có khả năng kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Việc tiêu thụ hạt sen không chỉ giúp làm giảm viêm nhiễm trong cơ thể mà còn bảo vệ các tế bào khỏi sự tổn thương do quá trình oxy hóa. Điều này làm cho hạt sen trở thành một thực phẩm hữu ích trong việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh viêm nhiễm, từ viêm khớp, viêm đường tiêu hóa cho đến viêm da.
Chữa mụn trứng cá
Hạt sen, đặc biệt là khi sử dụng tươi, có tác dụng kiểm soát bã nhờn – một trong những nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá. Sự kết hợp giữa hạt sen và trà xanh, hoặc sử dụng nước ép từ hạt sen để thoa lên da, giúp làm sạch lỗ chân lông, giảm bã nhờn, và hỗ trợ sát khuẩn nhẹ nhàng. Điều này mang lại làn da mịn màng, hạn chế mụn và ngăn ngừa tái phát.
Hạn chế ung thư phổi lây lan
Một trong những hoạt chất quý giá trong tâm sen là neferine, đã được chứng minh có khả năng ức chế sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư phổi. Nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng thường xuyên tâm sen giúp ngăn ngừa sự lây lan của ung thư phổi, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị bệnh. Đây là một phát hiện có giá trị trong việc hỗ trợ điều trị và bảo vệ cơ thể trước các căn bệnh nguy hiểm.
Dưỡng thai
Trong giai đoạn mang thai, hạt sen là một nguồn cung cấp protein dồi dào, giúp hỗ trợ sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Các bác sĩ sản khoa thường khuyến nghị phụ nữ mang thai bổ sung hạt sen vào chế độ ăn hàng ngày để giúp trẻ phát triển toàn diện ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, hạt sen còn giúp bà bầu giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và tăng cường sức khỏe tổng thể trong suốt thai kỳ.
Cải thiện vị giác
Một trong những lợi ích nổi bật của hạt sen là khả năng kích thích vị giác, giúp người ăn cảm thấy ngon miệng hơn. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người bị suy nhược cơ thể, mất cảm giác thèm ăn hoặc những bệnh nhân đang phục hồi sau bệnh tật. Bên cạnh đó, hạt sen còn giúp ngăn ngừa viêm nhiễm đường tiết niệu và viêm tuyến tiền liệt, đồng thời hỗ trợ duy trì sự khỏe mạnh của thận.
Giảm mỡ máu
Với những người gặp vấn đề về mỡ máu hoặc gan nhiễm mỡ, hạt sen là một lựa chọn dinh dưỡng tuyệt vời. Hạt sen giúp hạ lipid máu, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ trong gan và các cơ quan khác. Nhờ vào hàm lượng chất xơ cao và ít cholesterol, hạt sen giúp điều hòa lượng mỡ trong cơ thể, hỗ trợ giảm cân và cải thiện chức năng gan.
Cầm máu
Hạt sen chứa flavonoid như quercetin, một chất có khả năng tăng cường sức bền của thành mao mạch, giúp ngăn ngừa chảy máu quá mức. Điều này giúp cơ thể kiểm soát và hạn chế tình trạng xuất huyết nội bộ, đồng thời tăng cường khả năng phục hồi sau các vết thương.
Điều hòa kinh nguyệt
Hạt sen và ngó sen từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Việc tiêu thụ hạt sen giúp giảm các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh, đặc biệt là tình trạng mất ngủ, căng thẳng, và mất máu. Hạt sen còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết để bù đắp lượng máu đã mất, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Điều hòa cholesterol trong máu
Hạt sen rất giàu chất xơ và ít cholesterol, giúp điều hòa và kiểm soát mức cholesterol trong máu. Điều này đặc biệt có lợi cho những người có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hoặc mỡ máu. Ngoài ra, hạt sen còn giúp kiểm soát đường huyết, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường khi sử dụng với lượng vừa phải.
Cung cấp năng lượng lành mạnh
Hạt sen không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giúp cung cấp năng lượng lành mạnh cho cơ thể mà không lo tăng cân. Với hàm lượng chất đạm và chất xơ cao, hạt sen giúp người dùng cảm thấy no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn, và duy trì mức năng lượng ổn định suốt ngày dài. Đây là một món ăn vặt lý tưởng cho những người muốn duy trì sức khỏe mà không lo nạp quá nhiều calo.
Ăn hạt sen nhiều có tốt không?
Mặc dù hạt sen là một nguồn dinh dưỡng phong phú, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều hạt sen có thể không tốt cho sức khỏe. Ăn quá nhiều hạt sen có thể gây tình trạng đầy bụng và khó tiêu do lượng tinh bột cao.
Ngoài ra, hạt sen chứa hợp chất tannin, nếu tiêu thụ quá mức có thể gây táo bón. Việc ăn nhiều hạt sen cũng có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết, đặc biệt với những người đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường.
Những người không nên ăn hạt sen
Dù hạt sen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng thích hợp để tiêu thụ. Dưới đây là những đối tượng nên hạn chế hoặc tránh ăn hạt sen:
- Người bị táo bón mãn tính: Hạt sen có tính chất làm se, vì vậy ăn quá nhiều có thể khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người bị dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với hạt sen hoặc các thành phần có trong hạt sen, gây ra các triệu chứng như phát ban, ngứa hoặc khó thở.
- Phụ nữ mang thai quá tháng: Hạt sen có tính mát, nhưng đối với những người mang thai quá tháng, việc ăn hạt sen có thể không có lợi cho sự phát triển của thai nhi, do đó cần thận trọng.
- Người bị tiểu đường hoặc đang điều trị bằng thuốc hạ đường huyết: Mặc dù hạt sen có tác dụng kiểm soát lượng đường huyết, nhưng nếu tiêu thụ quá mức, đặc biệt khi đang dùng thuốc điều trị tiểu đường, có thể gây hạ đường huyết quá mức.
Lưu ý khi ăn hạt sen
Để đảm bảo tận dụng tối đa các lợi ích của hạt sen và tránh các rủi ro không mong muốn, dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng hạt sen trong chế độ ăn uống:
- Liều lượng hợp lý: Bạn nên ăn một lượng hạt sen vừa phải, khoảng 30-50g mỗi ngày để đảm bảo nhận được đủ dưỡng chất mà không gây ảnh hưởng đến tiêu hóa hoặc sức khỏe.
- Không nên ăn hạt sen đã ẩm mốc: Hạt sen dễ bị mốc nếu bảo quản không đúng cách, vì vậy cần bảo quản nơi khô ráo và tránh để tiếp xúc với không khí ẩm. Việc ăn hạt sen mốc có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm hoặc gây hại cho sức khỏe.
- Chọn loại hạt sen phù hợp: Cả hạt sen tươi và khô đều tốt, nhưng hạt sen tươi có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao hơn, trong khi hạt sen khô lại dễ bảo quản hơn. Bạn có thể chọn loại phù hợp tùy theo nhu cầu sử dụng.
- Kết hợp với các thực phẩm khác: Hạt sen có thể được kết hợp với nhiều món ăn khác nhau như cháo, chè, súp hoặc món hầm để tăng cường giá trị dinh dưỡng. Khi kết hợp, hãy chú ý đến sự cân đối dinh dưỡng trong chế độ ăn.
Các món ăn tốt cho sức khỏe từ hạt sen
Chè hạt sen
Chè hạt sen là món ăn thanh mát, với vị ngọt thanh, mùi thơm dịu từ hạt sen và các nguyên liệu đi kèm như long nhãn, táo tàu. Chè giúp thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, và cải thiện giấc ngủ. Món chè này còn có thể làm dịu căng thẳng, giúp bạn có giấc ngủ sâu và tròn giấc hơn.
Cháo hạt sen
Cháo hạt sen là món ăn dễ tiêu, bổ dưỡng, phù hợp cho cả người già và trẻ nhỏ. Với sự kết hợp của hạt sen và thịt bằm, tôm, hoặc các loại đậu, món cháo trở nên giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và cung cấp năng lượng nhẹ nhàng cho cơ thể.
Gà hầm hạt sen
Gà hầm hạt sen là món ăn bổ dưỡng, giúp bổ khí huyết và tăng cường sức đề kháng, đặc biệt tốt cho người mới ốm dậy. Gà hầm cùng hạt sen tạo nên hương vị đậm đà, béo ngậy, đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Bồ câu hầm hạt sen
Bồ câu hầm hạt sen là món ăn có tính bổ phổi, nhuận tràng, rất tốt cho người bị ho, hen suyễn. Với thịt bồ câu mềm mịn hòa quyện cùng vị bùi của hạt sen, món ăn này vừa ngon miệng vừa có tác dụng làm dịu các triệu chứng hô hấp.
Chân giò hầm hạt sen
Món chân giò hầm hạt sen giúp bổ huyết, tăng cường sức khỏe, đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh. Hương vị đậm đà, béo ngậy từ chân giò kết hợp với vị bùi của hạt sen, món ăn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết giúp phục hồi năng lượng và sức khỏe.
Canh rong biển hạt sen
Canh rong biển hạt sen là món ăn thanh mát, giúp thanh nhiệt và giải độc, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Vị ngọt từ hạt sen kết hợp với rong biển mát lành tạo nên một món canh vừa ngon miệng, vừa cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Xôi hạt sen
Xôi hạt sen là món ăn bổ dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng, thích hợp cho người làm việc trí óc. Vị bùi bùi của hạt sen hòa quyện với gạo nếp dẻo tạo nên một món xôi thơm ngon, giàu dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe và sự tập trung trong công việc.
Câu hỏi liên quan đến tác dụng của hạt sen
Hạt sen có giúp cải thiện giấc ngủ không?
Có, hạt sen có khả năng an thần, giúp thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ nhờ chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa và hợp chất giúp làm dịu căng thẳng.
Hạt sen có giúp giảm cân không?
Hạt sen chứa ít calo nhưng lại giàu chất xơ và protein, giúp bạn cảm thấy no lâu, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Hạt sen có tốt cho da không?
Có, hạt sen chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ da khỏi các tác động của môi trường, làm chậm quá trình lão hóa và giúp da mịn màng.
Hạt sen có tác dụng chống lão hóa không?
Đúng vậy, nhờ chứa enzyme L-isoaspartyl methyltransferase, hạt sen có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, phục hồi tế bào da và giúp làn da trẻ trung hơn.
Có thể ăn hạt sen hàng ngày không?
Có, bạn có thể ăn hạt sen hàng ngày, nhưng cần đảm bảo ăn với lượng hợp lý để tránh các tác dụng phụ như đầy bụng hay táo bón.
XEM THÊM:
- Hạt mắc ca có tác dụng gì? Hướng dẫn ăn hạt mắc ca đúng cách
- Hạt bo bo là gì? Tác dụng, lưu ý và các bài thuốc từ hạt bo bo
- 8 tác dụng của hạt dẻ cười với sức khỏe, lưu ý khi ăn và cách chọn mua
Hạt sen mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho sức khỏe, từ việc hỗ trợ giấc ngủ, điều hòa huyết áp đến tăng cường sức khỏe tim mạch. Thêm hạt sen vào thực đơn hàng ngày giúp bạn không chỉ duy trì sức khỏe mà còn phòng ngừa nhiều bệnh tật. Hãy bổ sung hạt sen để tận dụng tối đa những tác dụng này!
Nguồn tham khảo: