Tinh dầu tỏi có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tiêu biểu có thể kể đến như hỗ trợ điều trị cảm cúm, giúp hạ huyết áp, tăng cường hệ thống miễn dịch,… Vì vậy việc biết được tinh dầu tỏi có tác dụng gì và lưu ý khi dùng sẽ giúp bạn sử dụng được hiệu quả hơn. Cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tinh dầu tỏi là gì?
Tinh dầu hỏi là loại tinh dầu được làm ra từ tỏi. Thường được sản xuất theo 2 phương pháp, cụ thể là:
- Toi tươi được nghiền nhỏ mang đi chưng cất hơi nước. Thành phẩm sẽ tinh khiết, cô đặc và giá cũng sẽ cao hơn so với phương pháp ngâm trong dầu thực vật.
- Ngâm tỏi đã được băm nhỏ trong dầu thực vật. Thành phẩm thu được nhẹ hơn, không cô đặc như phương pháp chưng cất hơi nước.
Tác dụng của tinh dầu tỏi
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Tinh dầu tỏi chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, nhất là tăng cường hệ thống miễn dịch để phòng ngừa được bệnh tật như các loại vitamin B, vitamin C, carbohydrate, các khoáng chất (phốt pho, magie, canxi, sắt,…) và protein.
Những hợp chất này sẽ góp phần thúc đẩy loại bỏ các tác nhân gây hại từ việc hoạt động của gốc tự do và giảm bớt sự lây lan của vi khuẩn, mầm bệnh gây hại.
Bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tỏi vào máy khuếch tán và thư giãn để hỗ trợ sự hoạt động của các tế bào bạch cầu cũng như cải thiện hệ thống miễn dịch cơ thể.
Hỗ trợ sức khỏe cho da
Nhờ chứa một số hợp chất có lợi và đặc tính kháng khuẩn, việc sử dụng tinh dầu tỏi giúp bạn khắc phục được một số bệnh về da như ngứa ngáy, nấm ngoài da và mụn cóc.
Hơn nữa, bệnh vẩy nến cũng có thể sử dụng loại tinh dầu này nhờ đặc tính chống viêm hiệu quả. Hoặc giảm bớt vết thâm và vết sẹo do mụn gây ra nhờ đặc tính chống oxy hóa.
Giúp nuôi dưỡng tóc
Tinh dầu tỏi chứa nhiều loại vitamin như vitamin B1, vitamin B6, vitamin C và vitamin E cùng hợp chất lưu huỳnh có tác dụng tích cực đến da đầu.
Cụ thể, những chất này sẽ ngăn ngừa việc gãy sợi tóc, thúc đẩy tóc phát triển, góp phần thay đổi cấu trúc và làm cho tóc chắc khỏe hơn.
Vì thế, bạn hãy dùng lượng tinh dầu tỏi, thoa và xoa bóp đều trên da đầu vào buổi tối, rồi nẳm ngủ qua đêm sẽ kích thích được tình trạng máu lưu thông phía trên đầu và làm cho tóc phát triển chắc khỏe.
Bạn có thể sử dụng tinh dầu tỏi liên tục mỗi ngày cho đến khi tình trạng da đầu được ổn định thì ngưng nhé!
Hỗ trợ điều trị đau nhức
Việc sử dụng tinh dầu tỏi giúp khắc phục được chứng co thắt cơ bắp. Nhờ đó trở thành thực phẩm được các huấn luyện viên hay dùng – uống khoảng 2 viên mỗi ngày.
Ngoài ra, những chị em hay đau bụng kinh hoặc bị thiếu máu thì cũng có thể giảm bớt chứng đau nhờ sử dụng tinh dầu tỏi.
Giúp giảm lượng cholesterol
Khi nồng độ cholesterol LDL xấu tăng và triglycerides trong huyết thanh thấp hơn bình thường, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại.
Trong khi đó, việc sử dụng tỏi hoặc tinh dầu tỏi có khả năng giảm mức cholesterol và triglycerides. Đồng thời ức chế sự hình thành mảng bám động mạch, nhờ đó có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Hợp chất trong tinh dầu tỏi còn hỗ trợ loại bỏ các chất dư thừa của nước, muối, chất béo và chất độc hại khác trong cơ thể. Từ đó, kiểm soát mô hình tế bào mỡ và ngăn ngừa tình trạng béo phì diễn ra.
Vì thế, bạn hãy thử pha trộn 5 giọt tinh dầu tỏi và 2 giọt dầu mè. Rồi dùng hỗn hợp này xoa bóp trên cơ thể sẽ hỗ trợ đào thải độc tố qua con đường tiết mồ hôi và tiểu tiện để làm tan mỡ.
Hỗ trị điều trị cảm cúm
Tinh dầu tỏi có đặc tính ấm, kháng khuẩn nên giúp ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật và nhiễm trùng diễn ra ở đường hô hấp (như long đờm, thông mũi).
Do đó, bạn có thể nghĩ đến việc xông hơi bằng tinh dầu tỏi kèm với việc thoa hỗn hợp tinh dầu tỏi (1 giọt) và thuốc mỡ (1 ít) lên ngực để hỗ trợ điều trị cảm cúm thông thường, kể cả viêm phế quản mãn tính, hen suyễn và khó thở.
Xua đuổi côn trùng
Với hương thơm đặc trưng của tinh dầu tỏi, nó sẽ trở thành nguyên liệu giúp bạn xua đuổi muỗi và những côn trùng gây hại ở nơi bạn đang sinh hoạt.
Hỗ trợ điều trị đau răng
Tinh dầu tỏi có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm như hợp chất allicin và thiosulfinates. Vì thế, bạn có thể dùng bông gòn để thấm một ít tinh dầu tỏi và đặt nó vào chân răng trong vòng 10 – 20 phút để giảm bớt được cơn đau răng.
Điều trị mụn trứng cá
Chất kháng sinh trong tỏi allicin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và giảm tình trạng sưng viêm do mụn gây ra. Ngoài ra, trong tinh dầu tỏi còn chứa kẽm và đồng có tác dụng kiểm soát bã nhờn – một trong những nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.
Hơn nữa, các vitamin và khoáng chất như vitamin B6, vitamin C, selen hỗ trợ sáng da, giúp da hết mụn và khỏe mạnh hơn.
Hỗ trợ điều trị viêm họng
Như đã nói, tinh dầu tỏi có chứa allicin, hợp chất có đặc tính kháng nấm và virus. Do đó, loại tinh dầu này có thể hỗ trợ phần nào đó trong việc điều trị bệnh viêm họng.
Hạ huyết áp
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu tỏi có khả năng tác động đáng kể đến việc giảm huyết áp ở những người bị huyết áp cao. Liều dùng tương đương với khoảng bốn tép tỏi mỗi ngày.
Chống oxy hóa, ngăn ngừa Alzheimer và sa sút trí tuệ
Lượng lớn tinh dầu tỏi có khả năng làm tăng enzym chống oxy hóa cho cơ thể, đồng thời có tác dụng làm giảm đáng kể căng thẳng oxy hóa ở những người bị huyết áp cao.
Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa chứa bên trong tinh dầu tỏi bảo vệ cơ thể chống lại sự lão hóa và tổn thương tế bào. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ.
Giảm nhiễm trùng tai
Một cách hiệu quả để giảm nhiễm trùng tai đó chính là sử dụng tinh dầu tỏi. Nhờ vào đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của hoạt chất allicin có trong tinh dầu tỏi để giúp giảm viêm và giảm cơn đau hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng tinh dầu tỏi để làm giảm nhiễm trùng tai nhé!
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tỏi
Tinh dầu tỏi mang lại nhiều tác dụng tốt cho cơ thể cũng như sức khỏe và được xem như một phương thuốc chữa bệnh lâu đời. Tuy nhiên, cần sử dụng tinh dầu tỏi đúng liều lượng và phù hợp với các đối tượng cần thiết.
Dưới đây là những trường hợp mà bạn cần lưu ý khi dùng tinh dầu tỏi:
- Nên dùng tinh dầu tỏi trong và sau bữa ăn, không dùng tinh dầu tỏi khi đang đói bụng.
- Dùng tinh dầu tỏi với các loại thuốc khác cách nhau 1 – 2 giờ.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng tinh dầu tỏi cho trẻ nhỏ.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng tinh dầu tỏi cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Gọi hỗ trợ từ nhân viên y tế nếu xảy ra trường hợp dị ứng tinh dầu tỏi.
- Đối tượng bị loãng máu, bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng tinh dầu tỏi.
- Lưu ý sử dụng liều lượng phù hợp với những người bị trào ngược dạ dày.
- Không bôi tinh dầu tỏi nguyên chất trên da khi chưa được pha loãng.
Giá tinh dầu tỏi là bao nhiêu?
Không quá khó để bạn có thể tìm mua tinh dầu tỏi trên thị trường như tại các nhà thuốc tây, cửa hàng thực phẩm, siêu thị và một số trang mạng điện tử uy tín.
Tại thời điểm tháng 11/2023 như KHOEPLUS24H tham khảo thì giá tinh dầu tỏi khoảng 150.000 – 250.000 VND/lọ 30ml, còn viên nang tinh dầu tỏi chừng 220.000 nghìn đồng/lọ 100 viên.
Cách làm tinh dầu từ tỏi
Cách làm tinh dầu tỏi bằng cách đun nóng
Nguyên liệu:
- 4 tép tỏi tươi
- 120ml dầu ô liu
Cách thực hiện:
- Bước 1: Băm nhuyễn tỏi rồi cho toàn bộ vào chảo. Dùng dụng cụ ép tỏi để ép nhuyễn lần nữa. Nên ép trực tiếp vào trong chảo để tránh hao hụt tinh dầu trong tỏi.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn đổ vào chảo 120ml dầu ô liu và khuấy đều hỗn hợp trên trong khoảng 3 – 5 phút ở lửa nhỏ. Khuấy đều đến khi tỏi chuyển sang màu nâu nhạt thì tắt bếp.
- Bước 3: Cho hỗn hợp trên vào một lọ thủy tinh. Bạn nhớ đóng nắp lọ thật chặt để tránh không khí lọt vào và làm hỏng lọ tinh dầu tỏi.
Cách làm tinh dầu tỏi không dùng nhiệt
Nguyên liệu:
- 8 tép tỏi tươi
- 470ml dầu ô liu
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đập dập 8 tép tỏi, băm thành những miếng nhỏ và cho vào lọ thủy tinh.
- Bước 2: Tiếp theo, đổ 470ml dầu ô liu vào lọ và đậy nắp lại. Sau đó hãy lắc cho thật đều tay.
- Bước 3: Bảo quản lọ trong tủ lạnh từ 2 – 5 ngày để tinh dầu tỏi ngấm vào dầu nền là có thể sử dụng.
Xem thêm:
- Tinh dầu sả có tác dụng gì? 14 tác dụng tinh dầu sả tốt sức khỏe
- Tinh dầu quế có tác dụng gì? 9 Lợi ích tuyệt vời đối với sức khoẻ
- Tinh dầu bạc hà có tác dụng gì? Cách dùng tinh dầu hiệu quả
Hy vọng bài viết tinh dầu tỏi có tác dụng gì vừa rồi đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Hẹn gặp lại bạn ở những chủ đề thú vị khác trên KHOEPLUS24H nhé!