Vitamin B3 có đặc tính hòa tan trong nước và dễ bị đào thải ra bên ngoài nhưng nó lại giữ vai trò quan trọng và nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm cả làm đẹp mà ít ai biết. Vậy hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu rõ hơn về vitamin B3 – niacin là gì và nó thực sự có tác dụng ra sao đối với sức khỏe chúng ta nhé!
Vitamin B3 – niacin là gì?
Vitamin B3 – niacin là gì?
Vitamin B3, còn gọi là niacin, là một trong tám loại vitamin B có khả năng hòa tan trong nước nên cơ thể chúng ta không thể lưu trữ nó được lâu. Điều này cũng có nghĩa là, nếu cơ thể bị dư thừa vitamin B3 thì nó sẽ có xu hướng được loại bỏ dễ dàng qua con đường bài tiết.
Vitamin B3 có 2 dạng là: Axit nicotinic và niacinamide (còn gọi là nicotinamide) với chức năng khác nhau:
- Axit nicotinic: Có khả năng làm giảm mức cholesterol, nhờ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Niacinamide (còn gọi là nicotinamide): Không làm giảm được cholesterol nhưng nó hỗ trợ được việc điều trị bệnh vẩy nến và giảm nguy cơ bị ung thư da.
Vai trò của vitamin B3
Giống như các loại vitamin khác trong nhóm B, thì vitamin B3 hoạt động như một chất chống oxy hóa nên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Cùng một số enzym khác để thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể.
- Hỗ trợ truyền tải tín hiệu tế bào.
- Góp phần trong quá trình hình thành và tái tạo DNA.
Vitamin B3 có phải là vitamin PP?
Thực chất vitamin B3 không chính xác là vitamin PP, mà vitamin PP (niacinamide) là 1 dạng của vitamin B, phụ trách nhiều chức năng để giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật.
Vitamin B3 (niacin) có tác dụng gì?
Dưới đây là một số tác dụng nổi bật mà vitamin B3 mang lại cho sức khỏe, bạn nên biết rõ trước khi chọn dùng thực phẩm chức năng để bổ sung loại vitamin này. Cụ thể:
Giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt
Vitamin B3 tác động nhiều đến hàm lượng cholesterol trong cơ thể bạn, như:
- Làm giảm cholesterol LDL xấu và triglyceride: Vitamin B3 được dùng để điều trị chủ yếu cho những người không dung nạp statin trong việc làm giảm cholesterol. Vitamin B3 có khả năng ức chế sự hoạt động của một loại enzym liên quan đến quá trình tổng hợp triglyceride nên làm giảm được từ 20 – 50% nồng độ triglyceride trong cơ thể. Điều này cũng dẫn đến việc làm giảm cả cholesterol LDL xấu và lipoprotein.
- Làm tăng cholesterol HDL tốt: Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra việc dùng vitamin B3 giúp tăng nồng độ cholesterol HDL tốt từ 15 – 35%.
Ngăn ngừa bệnh tim
Vitamin B3 giúp giảm viêm và stress oxy hóa, nhờ đó có lợi cho bệnh tim mạch, nhất là phòng ngừa được chứng xơ vữa động mạch.
Không những thế, trong một số nghiên cứu còn cho thấy: Liệu pháp kết hợp giữa vitamin B3 và statin còn hỗ trợ tốt trong việc ngăn ngừa những vấn đề liên quan đến tim mạch.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường loại 1
Một số nghiên cứu cho thấy: Vitamin B3 có thể giúp bảo vệ các tế bào (tạo ra insulin trong tuyến tụy) và góp phần làm giảm nồng độ cholesterol, nhờ đó cải thiện và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1.
Tuy nhiên, việc dùng vitamin B3 để điều trị bệnh tiểu đường loại 1 cần được theo dõi thường xuyên, vì thực tế cho thấy vitamin này cũng có khả năng làm tăng lượng đường trong máu.
Cải thiện chức năng não
Bộ não chúng ta rất cần có vitamin B3, vì đây là loại vitamin góp phần trong việc hình thành co-enzyme NAD và NADP. Nói một cách khác, nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin B3 thì dễ xuất hiện các triệu chứng tâm thần.
Vì thế, trong phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt, người ta có thể sử dụng vitamin B3 để giúp phục hồi các tế bào não bị tổn thương. Hay trong nhiều nghiên cứu sơ bộ cho thấy: Vitamin B3 còn giúp cho não được khỏe mạnh để phòng ngừa bệnh Alzheimer.
Vitamin B3 làm trắng da, trị mụn
Vitamin B3 còn giúp bảo vệ các tế bào da tránh khỏi sự tác động của ánh nắng mặt trời gây hại, dù bạn sử dụng thực phẩm bổ sung hay bôi kem có chứa vitamin B3.
Không những thế, vitamin B3 còn ngăn ngừa được một số loại ung thư da. Chẳng hạn, theo kết quả nghiên cứu cho thấy: Việc dùng 500mg vitamin B3 (dạng nicotinamide) 2 lần/ngày sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư da ở những người có nguy cơ bị ung thư da cao.
Giảm các triệu chứng viêm khớp
Theo kết quả từ một số nghiên cứu sơ bộ, vitamin B3 có khả năng làm giảm một số triệu chứng của bệnh viêm xương khớp, nhờ đó cải thiện khả năng vận động của khớp cũng như giảm bớt việc dùng thuốc chống viêm không không steroid (NSAID).
Trị bệnh Pellagra – bệnh thiếu vitamin
Khi bị thiếu vitamin B3 (còn gọi là bệnh Pellagra), cơ thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như mệt mỏi, hay phiền muộn, đau đầu, mất trí nhớ, rối loạn tâm thần, tiêu chảy và thậm chí là các vấn đề liên quan đến da.
Do đó, việc bổ sung đầy đủ vitamin B3 trở thành phương pháp điều trị bệnh Pellagra. Hơn nữa, bệnh này cũng thường hay đi kèm với một số căn bệnh khác mà bạn cần lưu ý như chứng biếng ăn, nghiện rượu hoặc bệnh Hartnup.
Tác dụng phụ của vitamin B3 (niacin)
Giống như các loại vitamin khác, vitamin B3 cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu như cơ thể bạn hấp thu nhiều, như:
- Mất vị giác
- Buồn nôn, nôn ói kèm với đau ở vùng bụng trên
- Ho, khàn giọng, khó thở, khó nuốt
- Hay choáng mặt, ngất xỉu
- Nhìn thiếu năng lượng, mệt mỏi
- Nổi mận ngứa, ban
- Đau cơ, yếu cơ không rõ nguyên nhân, bầm tím thất thường
- Các triệu chứng giống cảm cúm
- Nước tiểu hoặc phân có màu sậm
- Tim đập nhanh
Khi gặp các triệu chứng này cũng như một số dấu hiệu bất thường liên quan đến sức khỏe sau khi dùng thực phẩm bổ sung vitamin B3, thì bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có phương pháp khắc phục kịp thời.
Liều lượng sử dụng thuốc vitamin B3 (niacin)
Tùy theo độ tuổi và giới tính, vitamin B3 cần được bổ sung với liều lượng khác nhau, như:
Đối với người lớn
- Nam giới (từ 14 tuổi trở lên): 16mg/ngày.
- Nữ giới (từ 14 tuổi trở lên): 14mg/ngày. Trong đó, đối với phụ nữ mang thai thì cần bổ sung 18mg vitamin B3 mỗi ngày, còn phụ nữ đang cho con bú thì chỉ khoảng 17mg vitamin B3 mỗi ngày.
Đối với trẻ em
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 6mg/ngày.
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 8mg/ngày.
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 12mg/ngày.
Đối với trẻ sơ sinh
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2mg/ngày.
- Trẻ từ 7 – 12 tháng: 4mg/ngày.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về vitamin B3 – niacin là gì? Vitamin B3 có tác dụng gì đối với sức khỏe rồi nhé. Chúc bạn có thêm sức khỏe trong việc bổ sung vitamin B3 sao cho đúng cách.