Bí đỏ có thể được dùng làm món canh, món cháo và kể cả món chè rất hấp dẫn. Vậy bí đỏ có tác dụng gì? Tổng hợp 13 tác dụng của bí đỏ với sức khỏe như thế nào? Chần chờ gì mà không vào ngay chuyên mục sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H tìm hiểu cơ chứ!
Bí đỏ là gì?
Nhắc đến bí đỏ, bạn không thể nào bỏ qua các đặc biệt của loại rau củ này:
Nguồn gốc, đặc điểm của bí đỏ
Bí đỏ là một loại rau củ thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), còn được gọi là bí ngô, được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
Hiện tại, người ta vẫn chưa xác định được nguồn gốc của bí đỏ nhưng hầu hết các thông tin cho rằng: loại rau củ này có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và hạt bí ngô còn được tìm thấy ở Mexico từ 7000 – 5500 trước Công Nguyên.
Tùy theo điều kiện khí hậu và đất đai của mỗi vùng, bí đỏ sẽ có kích thước và hình dạng khác nhau. Nhìn chung, bí đỏ có hình cầu hoặc hình trụ cùng với lớp vỏ cứng, có màu vàng cam xen lẫn màu xanh (hoặc vàng cam toàn bộ). Phần ruột bí có màu vàng cam đậm hoặc nhạt cùng với nhiều hạt bí có hình bầu dục.
Người dân có thể dùng hoa, nụ, ngọn và lá non của cây bí ngoài việc sử dụng quả bí và hạt bí quen thuộc.
Các loại bí đỏ phổ biến
Được trồng nhiều nước trên thế giới, bạn có thể gặp một số loại bí đỏ phổ biến như: bí đỏ tròn, bí đỏ hồ lô (còn gọi là bí đỏ hạt đậu), bí đỏ mật, bí ngô bao tử (còn gọi là bí nụ), bí nếp,…
Giá trị dinh dưỡng của bí đỏ
Trong mỗi cốc (245gr) bí đỏ nấu chín (để ráo, không chứa muối) có 49 calo và một số chất dinh dưỡng nổi bật như sau:
Ngoài ra, bí đỏ còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như: vitamin A, vitamin E, vitamin C, các loại vitamin B (như vitamin B2, vitamin B1, vitamin B6, vitamin B9, vitamin B5, vitamin B3), kali, mangan, đồng, phốt pho, sắt, magie,…
Bí đỏ có tác dụng gì? Tác dụng của bí đỏ
Nhờ nổi bật về giá trị dinh dưỡng, bí đỏ có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nếu như bạn sử dụng đúng cách:
Chứa nhiều chất oxy hóa làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Xuất hiện nhiều các gốc tự do trong cơ thể dẫn đến tình trạng stress oxy hóa – đây là dấu hiệu liên quan đến các bệnh mãn tính thường gặp như tim mạch và ung thư.
Thực tế, bí đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa và các chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa mạnh như beta-carotene, beta – cryptoxanthin, alpha-carotene và nhiều loại carotenoids, đều có thể ức chế sự hoạt động của các gốc tự do để bảo vệ những tế bào khỏe mạnh bên trong cơ thể, phòng ngừa được nhiều bệnh tật.
Chứa vitamin có thể tăng cường miễn dịch
Cả beta-carotene, vitamin A và vitamin C trong quả bí đỏ, đều có thể giúp nâng cao hệ thống miễn dịch.
Cụ thể, beta-carotene có xu hướng chuyển thành vitamin A khi hấp thụ cơ thể, trong khi vitamin A được biết là một loại vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại nhiễm trùng. Vitamin C có khả năng làm tăng quá trình sản xuất bạch cầu và hỗ trợ các tế bào miễn dịch được hoạt động tốt hơn.
Vì thế, việc ăn bí đỏ là thói quen tốt để giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, loại rau củ này còn chứa nhiều vitamin B9, vitamin E và sắt đều góp phần làm tăng hệ miễn dịch.
Có thể bảo vệ và tăng cường sức khỏe thị lực
Bí đỏ chứa lượng lớn lutein và zeaxanthin cùng với vitamin A, đều có khả năng bảo vệ đôi mắt cũng như tăng cường sức khỏe thị lực. Theo nghiên cứu kết luận cho thấy: nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin A thường dẫn đến việc giảm thị lực, có thể gây mù.
Việc dùng bí đỏ hợp lý sẽ giúp cơ thể bổ sung lutein và zeaxanthin, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ mắc phải đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Đồng thời, loại rau củ này còn chứa vitamin C và vitamin E có thể ngăn cản sự tác động các gốc tự do gây hại cho mắt.
Hỗ trợ quá trình giảm cân
Nhờ chứa ít calo nhưng lại giàu chất xơ, bí đỏ cũng là thực phẩm lý tưởng trong chế độ ăn kiêng và giảm cân vì có thể giảm bớt sự thèm ăn của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp bí đỏ với các nguồn thực phẩm giàu carbs khác như khoai tây và gạo, để mang lại hiệu quả tốt hơn cho quá trình giảm cân.
Hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Trong bí ngô chứa hợp chất thực vật nhóm carotenoid có hoạt tính chống oxy hóa, nên mang lại hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như tuyến tụy, dạ dày, cổ họng và ung thư vú.
- Theo kết quả phân tích từ 13 cuộc nghiên cứu chỉ ra: những người hấp thụ nhiều beta-carotene và alpha-carotene sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày đáng kể.
- Nhiều cuộc nghiên cứu khác còn chỉ thêm: việc hấp thụ lượng lớn carotenoid có thể làm giảm nguy cơ mắc phải ung thư vú, cổ họng, tuyến tụy và một số loại ung thư khác.
Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Nhờ thành phần vitamin C, chất xơ, chất chống oxy hóa và kali, bí đỏ có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch đáng kể.
Bằng chứng, các nghiên cứu cho thấy: những người có hàm lượng kali cao trong cơ thể sẽ giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ và giảm huyết áp cao, đây là hai nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tim.
Trong khi, chất chống oxy hóa có thể bảo vệ cholesterol LDL xấu tránh bị kết tụ trên thành mạch máu từ quá trình hoạt động oxy hóa, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chứa các hợp chất giúp làn da khỏe mạnh
Thành phần beta-carotene trong bí đỏ hoạt động như chất chống nắng tự nhiên. Khi đi vào cơ thể, carotenoid sẽ được vận chuyển đến nhiều cơ quan, gồm cả làn da và tại đây chúng sẽ hỗ trợ các tế bào da chống lại tia UV gây hại.
Bên cạnh đó, vitamin C trong bí đỏ còn hỗ trợ thúc đẩy quá trình tạo ra collagen giúp da được săn chắc và khỏe mạnh. Chưa hết, loại rau củ này còn chứa vitamin E, zeaxanthin, lutein và các chất chống oxy hóa đều có khả năng tăng cường sức khỏe làn da chống lại sự gây hại của tia UV.
Dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn uống
Bí đỏ có hương vị ngọt ngào nên được dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon, từ món canh súp, bánh bí đỏ cho đến món chè.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến ra sữa bí đỏ để thưởng thức, vừa dinh dưỡng lại vừa phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng, nhất là người lớn tuổi và trẻ nhỏ. Hoặc có thể lấy hạt bí rang lên để ăn như các loại hạt khác tốt cho sức khỏe.
Giúp điều hòa huyết áp
Hạt bí chứa nhiều chất xơ, vitamin C và kali, có tác dụng hỗ trợ tốt cho sức khỏe tim mạch.
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch (CVD) và theo kết quả nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy: việc tiêu thụ đủ lượng kali mỗi ngày vào cơ thể sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị huyết áp cao, nhờ đó giảm nguy cơ bị đột quỵ và tim mạch.
Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường
Theo kết quả nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy: khi kết hợp hai loại chiết xuất thực vật – trong đó gồm có polysaccharides chiết xuất từ quả bí đỏ, mang lại hiệu quả tác dụng trong việc làm giảm đường huyết.
Vì thế, thói quen sử dụng bí đỏ trong chế độ ăn uống sẽ cải thiện được tình trạng bệnh tiểu đường hoặc những ai cần kiểm soát hàm lượng đường trong máu.
Có thể điều trị chứng bàng quang hoạt động quá mức
Dầu hạt bí đỏ có thể hỗ trợ điều trị các rối loạn tiết niệu như bàng quang hoạt động quá mức thường gặp ở những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, cần phải có nhiều nghiên cứu thêm để chứng minh về tác dụng này của hạt bí.
Có thể làm tăng khả năng sinh sản
Nhờ chứa kẽm, hạt bí ngô có thể làm tăng khả năng sinh sản ở nam giới cũng như hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến tinh trùng. Đây là kết luận nghiên cứu được công bố vào năm 2018 trên Tạp chí Sinh sản & Vô sinh.
Hỗ trợ tốt chức năng miễn dịch
Với hàm lượng vitamin A dồi dào, bí ngô có thể cải thiện hệ thống miễn dịch, giảm thiểu bệnh nhiễm trùng, vi rút và các loại bệnh truyền nhiễm khác.
Thậm chí, dầu bí đỏ có khả năng chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng do nấm và vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
Lưu ý khi ăn bí đỏ
Tuy bí đỏ tốt cho sức khỏe với hàm lượng chất dinh dưỡng đa dạng và nhiều công dụng, nhưng khi ăn bí đỏ thì bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề như sau:
Ai không nên ăn bí đỏ?
Với một số cơ địa nhạy cảm như bị dị ứng và đang dùng thuốc lợi tiểu thì nên cân nhắc trước khi chọn dùng bí đỏ.
Vì bí đỏ chứa nhiều hợp chất có tác dụng lợi tiểu, hoạt động như thuốc điều trị lợi tiểu mà bạn đang sử dụng. Nói một cách khác, nếu sử dụng bí đỏ trong thời gian uống thuốc lợi tiểu, có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dị ứng và tác dụng phụ của bí đỏ
Khi ăn bí đỏ, các dấu hiệu của chứng dị ứng bí đỏ là xuất hiện tình trạng hắt hơi, ngứa mắt, sưng mí mắt và tức ngực. Ngoài ra, tác dụng phụ của bí đỏ thường gặp khi bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh như thuốc lợi tiểu và thuốc ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ RAU CỦ:
- Romanesco broccoli – Súp lơ san hô có tác dụng gì? Chọn mua và cách nấu
- Hạt hickory là gì? Tác dụng của hạt hickory và cách sử dụng
- Nấm keo là gì? Nấm keo có tác dụng gì? Cách phân biệt nấm keo và nấm tràm
Hy vọng những chia sẻ phía trên, đã giúp bạn hiểu hơn về bí đỏ có tác dụng gì? Tổng hợp 13 tác dụng của bí đỏ với sức khỏe nếu như bạn sử đụng đúng cách trong chế độ ăn uống rồi nhé!