Vào thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, nhiều trẻ nhỏ được tiếp xúc với các thiết bị điện tử từ rất sớm như điện thoại, máy tính bảng, tivi,… Điều này dẫn đến một thực trạng đang ngày càng phổ biến đó chính là bệnh về mắt ở trẻ em ngày một tăng cao và xuất hiện ở độ tuổi nhỏ. Hôm nay, bạn hãy cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu ngay về vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé!
Bệnh viêm kết mạc
Bệnh viêm kết mạc hay đau mắt đỏ là bệnh về mắt ở trẻ em, đa số là trẻ sơ sinh do bị nhiễm vi khuẩn, virus. Bố mẹ cần chú ý quan sát và loại bỏ dịch mủ màu trắng, vàng hoặc xanh lá trên mắt cho trẻ, bằng cách giúp các bé massage nhẹ nhàng với nước ấm.
Nếu trẻ bị đau mắt đỏ do vi khuẩn, có thể sử dụng thuốc kháng sinh dạng thuốc nhỏ mắt do bác sĩ chỉ định. Trường hợp do virus, mẹ nên lau rửa mắt nhẹ nhàng bằng khăn ấm khoảng 1 tuần.
Ngoài ra, bố mẹ cần vệ sinh mắt hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối loãng, thường xuyên giặt khăn mặt, khăn trải giường, khăn tắm và hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người. Đưa trẻ đi khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi và phát hiện triệu chứng bất thường.
Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể thường xảy ra ở trẻ em do rối loạn chuyển hóa hoặc bị nhiễm khuẩn, sự kết hợp nhiều bệnh lý trên cơ thể, bao gồm cả yếu tố di truyền.
Đục thủy tinh thể nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có nguy cơ khiến mắt mù lòa.
Tắc tuyến lệ
Tắc tuyến lệ là bệnh về mắt thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh ngay từ khi mới chào đời. Bệnh này do ống dẫn lệ bị cản trở nên ngăn nước mắt chảy xuống khiến mắt không được làm sạch, khiến mắt bé bị đỏ và nhiều rỉ mắt.
Tuy nhiên, biểu hiện của tắc tuyến lệ khá mờ nhạt nên ba mẹ cần theo dõi và quan sát bé từ ngày đầu tiên đến những tháng sau.
Để thông tuyến lệ, bố mẹ có thể thường xuyên vuốt nhẹ từ sóng mũi xuống cánh mũi cho trẻ. Mặt khác, phụ huynh không được tự ý điều trị cho con mà cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được hướng dẫn cách chăm sóc.
Lác – lé mắt
Nguyên nhân mắt trẻ bị lác hay lé mắt do khi mới sinh ra, các bộ phận của trẻ chưa ổn định và chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài. Mắt trẻ sẽ dần hồi phục và trở lại bình thường theo thời gian.
Tuy nhiên, một số trường hợp không thể hồi phục mà duy trì khiến thị giác bé bị ảnh hưởng, khiến trẻ dễ mắc các tật khúc xạ về mắt như cận hay loạn thị.
Mắt lười
Mắt lười hay còn gọi là mắt nhược thị là tình trạng thị lực phát triển bất thường, không đồng đều ở cả 2 mắt.
Bệnh này khiến thị lực của trẻ bị suy giảm nên cần được phát hiện và chữa trị kịp thời. Để điều trị, trẻ phải luôn đeo kính hoặc che mắt tốt lại từ vài giờ đến vài tháng nhằm giúp “mắt lười” hoạt động.
Cách phòng tránh các bệnh cho bé
Những cách phòng tránh bệnh về mắt ở trẻ em mà phụ huynh cần chú ý:
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để giúp trẻ có đôi mắt sáng và cải thiện sức khỏe.
- Bổ sung thêm thực phẩm chức năng, vitamin cho trẻ khi được bác sĩ cho phép.
- Khám mắt định kỳ cho trẻ 6-12 tháng/lần để kịp thời phát hiện các bệnh về mắt.
- Tránh cho mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với tia UV trong thời gian dài.
- Luôn cho bé học bài, đọc sách trong điều kiện ánh sáng tốt.
- Hạn chế tối đa để trẻ sử dụng các thiết bị như tivi, điện thoại, máy tính,…
- Đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời khi mắt có dấu hiệu bất thường.
XEM THÊM CÁC CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BỆNH GẶP Ở CƠ THỂ
- 7 triệu chứng bệnh về mắt nguy hiểm thường gặp bạn nên biết
- 5 bệnh nguy hiểm về mắt thường hay gặp ở người già
- Top các bệnh về mắt có thể gây mù mà bạn cần chú ý
Qua bài viết vừa rồi, Khoeplus24h hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về bệnh về mắt ở trẻ em cũng như nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị. Bạn có thể tìm thêm nhiều bài viết hay khác bằng cách click xem ngay nhé!