Củ riềng là một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe. Vậy củ riềng là gì, nó có tác dụng gì và khác biệt thế nào với các loại gia vị khác? Cùng chuyên mục sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H khám phá qua bài viết này để hiểu rõ hơn về củ riềng nhé!
Củ riềng là gì?
Củ riềng có tên khoa học là Alpinia docinarum, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) và được gọi bằng nhiều tên khác nhau như riềng gió, riềng thuốc, cao lương khương, phong phương hay kìm sung.
Củ riềng có nguồn gốc từ các khu vực phía Nam châu Á và nó thường được sử dụng trong y học cổ truyền của người Trung Quốc và người Ấn Độ trong suốt nhiều thế kỷ.
Củ riềng thuộc cây thân thảo, sống nhiều năm và có chiều cao phát triển đến 2m. Lá hình mũi mác, nhọn ở phần đầu và có màu xanh. Hoa riềng thường mọc trên đỉnh cây, tạo hình trông như chiếc dùi và có màu trắng xanh, nở vào tháng 5 – 8. Quả dạng hạch, hình tròn, khi chín có màu nâu và thường xuất hiện vào tháng 9 – 11. Rễ mọc bò ngang và phát triển, phình to thành củ riềng.
Khi còn non, củ riềng có màu đỏ nâu và chuyển sang màu vàng nhạt lúc già. Thân củ riềng có thể chia thành nhiều đốt với kích thước không đều nhau, có vảy bao phủ ở phía ngoài và hương thơm nhẹ. Phần ruột củ riềng có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, rất đặc và chứa nhiều sợi xơ.
Củ riềng là một loại gia vị giống như gừng và nghệ, sử dụng cho nhiều món ăn ở Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Malaysia. Ngoài ra, củ riềng có thể dùng để ăn tươi hoặc nấu chín.
Củ riềng hay củ giềng?
Vì phát âm khá giống nhau, nhiều người hay gọi củ riềng thành củ giềng. Tuy nhiên, cách gọi đúng chính tả là củ riềng, bạn nhé. Ngoài ra, củ riềng còn được biết đến qua những tên gọi khác như riềng thuốc, riềng gió, phong phương, cao lương khương hoặc kìm sung.
Củ riềng có mấy loại?
Củ riềng có 2 loại là riềng thường và riềng nếp. Dưới đây là một số đặc điểm mà bạn có thể phân biệt giữa 2 loại củ riềng này:
Riềng thường | Riềng nếp | |
Tên khoa học | Alpinia officinarum Hance | Alpinia galanga (L.) Willd |
Thuộc họ | Gừng (Zingiberaceae) | Gừng (Zingiberaceae) |
Tên gọi khác | Tiểu lương khương, cao lương khương hoặc phong khương. | Sơn khương tử, hồng đậu khấu, sơn nại hoặc riềng ấm. |
Thân cây | Thân cỏ, cao từ 0.7 – 1.2m | Thân thảo, to và cao hơn 2m. |
Rễ củ | Mọc bò ngang, màu vàng nâu, phình to thành nhiều củ và có phủ nhiều rễ con. | Màu hồng nhạt, kích thước to dao động từ 2 – 3cm. |
Lá | Không có cuống nhưng có bẹ, hình mác dài và nhẵn. Chiều dài lá từ 22 – 40cm, rộng khoảng 24mm. | Hình mác, nhọn và mép lá có viền trắng. Không cuống. Chiều dài lá khoảng 40cm, rộng 7cm. |
Hoa | Mọc cụm hình chùy, thường mọc ở đầu cành và có lông măng dài khoảng 10cm. Lớp mặt trong của hoa có màu trắng và mép lá hơi mỏng. | Mọc cụm hình chùy dài từ 15 – 3cm. Hoa trắng, điểm hồng và dài khoảng 20 – 25cm. |
Quả | Quả hình tròn thuôn. | Quả hình trứng hoặc hình cầu, màu đỏ nâu. |
Củ riềng có tác dụng gì theo y học hiện đại?
Phòng ngừa ung thư
Củ riềng có khả năng chống oxy hóa và kháng viêm nên đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảm DNA do các gốc tự do và các yếu tố khác gây nên. Trong củ riềng có một loại flavonoid được gọi là galanin đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự tấn công của ung thư bằng cách điều chỉnh hoạt động enzym và loại bỏ các gen có độc tính.
Củ riềng có khả năng ngăn ngừa tới 7 loại bệnh ung thư, bao gồm ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư vú, bạch cầu, ung thư gan và ung thư đường mật.
Tăng cường tuần hoàn máu
Củ riềng không chỉ giúp loại bỏ các chất độc và cải thiện tuần hoàn máu mà còn có khả năng chống oxi hóa để ngăn ngừa sự gây hại của các gốc tự do đối với da và duy trì độ mềm mại của da.
Ngoài ra, củ riềng cũng thúc đẩy việc phát triển tóc hiệu quả bằng cách tăng cường tuần hoàn máu. Đối với những người có tóc mỏng, việc sử dụng nước củ riềng phối hợp với dầu jojoba tạo ra một hỗn hợp kích thích mọc tóc đạt hiệu quả cao.
Ngăn ngừa đau bụng kinh
Khi phụ nữ đến tháng, một số người có thể trải qua đau bụng kinh hoặc tiêu chảy. Củ riềng có thể giúp giảm đi các triệu chứng này. Hơn nữa, riềng cũng là một lựa chọn hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiêu chảy.
Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể
Việc dùng củ riềng đều đặn giúp cải thiện sức đề kháng trong cơ thể. Các chiết xuất từ củ riềng có khả năng ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể. Do đó, hệ thống miễn dịch sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi đối mặt với tình trạng đói hoặc nhịn ăn.
Hỗ trợ tiêu hóa
Công dụng từ lâu mà người Việt đã tin tưởng và sử dụng củ riềng chính là để chữa bệnh đau bụng. Ngoài ra, củ riềng cũng có khả năng giảm các triệu chứng như ói mửa, tiêu chảy và nấc cụt.
Hỗ trợ đối phó với bệnh trầm cảm
Củ riềng chứa các dưỡng giúp cơ thể ức chế hoạt động của TNF-alpha, từ đó hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh trầm cảm. Chính vì thế trong nhiều bài thuốc chữa trầm cảm tường có sự góp mặt của củ riềng.
Công dụng của củ riềng theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, riềng có tính ấm và vị cay thơm, giúp kích thích tiêu hóa, trừ hàn, giảm đau, và tiêu viêm. Vì vậy, riềng thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng như đau dạ dày, đau bụng, tiêu chảy, và đau nhức xương khớp.
Bên cạnh đó, riềng còn có tác dụng làm ấm cơ thể, tán hàn và giảm đau, thường được dùng trong các trường hợp đau vùng thượng vị, khó tiêu, buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, và tiêu hóa kém.
Bài thuốc dân gian từ củ riềng
Bài thuốc chữa phong thấp, cước khí và buồn nôn
Bạn có thể sử dụng các vị dược liệu với lượng bằng nhau bao gồm củ riềng, vỏ quýt, và hạt tử tô. Sau đó, tán nhuyễn và làm viên với mật ong. Mỗi lần uống 5g, ngày uống 2 lần cùng với rượu.
Bài thuốc chữa cảm sốt, sốt rét, và kém ăn
Để chữa các triệu chứng như cảm sốt, sốt rét, hay kém ăn, hãy sử dụng 40g củ riềng sao cùng dầu vừng, và 40g can khương nướng tán nhỏ. Sau đó, trộn hỗn hợp với mật ong và vo thành viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 15-20 viên. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng quả riềng tán nhỏ và uống 6-10g mỗi ngày.
Bài thuốc chữa đau tức ngực, nhói tim, mồ hôi lạnh và suyễn
Chuẩn bị củ riềng và ô dược ngâm với rượu qua đêm, kết hợp với thanh bì và hồi hương, mỗi vị với lượng bằng nhau. Sau đó sao và tán nhuyễn, uống 4g mỗi lần, ngày uống 2 lần với rượu đun nóng.
Bài thuốc chữa đau dạ dày
Củ riềng rửa với rượu 7 lần và hương phụ rửa với giấm 7 lần, mỗi loại sử dụng lượng bằng nhau. Sấy khô, tán nhỏ và vo viên. Mỗi khi đau dạ dày, uống khoảng 5g.
Bài thuốc chữa hắc lào
Theo “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, bạn có thể sử dụng 100g củ riềng già tán nhỏ, ngâm cùng 100ml cồn 90 độ. Ngâm càng lâu càng tốt. Sau đó dùng dung dịch ngâm để bôi lên vùng da bị hắc lào ngày vài lần.
Ngoài ra, củ riềng có thể được giã nhỏ trộn cùng nhựa chuối và một ít vôi bột, làm thành thuốc bôi để chữa trị các vết hắc lào.
Bài thuốc chữa tiêu hóa kém, đau bụng sau khi ăn, tiêu chảy
Để chữa các vấn đề tiêu hóa như đau bụng hoặc tiêu chảy, hãy sử dụng củ riềng bào mỏng, phơi khô và tán thành bột. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g trước bữa ăn.
Bài thuốc điều trị đau bụng do nhiễm lạnh
Củ riềng có thể được sử dụng để điều trị đau bụng do nhiễm lạnh với các bài thuốc sau:
- Bài 1: Dùng 200g củ riềng, 120g quế, và 80g hậu phác đen đã sấy khô. Mỗi ngày sắc 12g hỗn hợp với 200ml nước đến khi còn 50ml, uống liên tục từ 2-4 ngày.
- Bài 2: Tán nhỏ 20g củ riềng, 8g nụ sim, và 60g búp ổi. Mỗi lần uống 5g hỗn hợp bột, pha với nước đun sôi để nguội, uống sau mỗi bữa ăn chính.
- Bài 3: Sắc 8g củ riềng và 5g đại táo đen với 300ml nước đến khi còn 100ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa đau bụng kinh
Khi bị đau bụng kinh, bạn có thể nhai một lát củ riềng tươi và nuốt từ từ nước. Phương pháp này giúp làm ấm bụng, điều hòa kinh nguyệt và giảm cơn đau.
Bài thuốc chữa sốt rét
Để trị sốt rét, sử dụng 300g củ riềng khô, 100g thảo quả khô, và 100g vỏ quế khô. Tất cả nguyên liệu đều được tán bột và trộn cùng mật ong, vo thành viên to cỡ hạt ngô. Uống 15 viên/ngày trước khi lên cơn sốt.
Bạn cũng có thể dùng 40g củ riềng đã tẩm dầu vừng, sao khô, và 35g gừng nướng. Tán nhuyễn, trộn cùng mật lợn và vo viên, uống 15-20 viên/ngày.
Bài thuốc chữa đầy hơi, khó tiêu, viêm họng và ho
Củ riềng tươi thái mỏng và ngâm muối chua trong hũ thủy tinh. Khi mắc các triệu chứng đầy hơi, viêm họng hoặc ho, hãy nhai vài lát riềng ngâm cùng vài hạt muối, nuốt cả nước và bã, thực hiện 2-3 lần/ngày để giảm các triệu chứng.
Bài thuốc chữa lang ben
Sử dụng củ riềng kết hợp với chút chít (lá và củ) và 1 quả chanh tươi. Giã nát hai vị thuốc, sau đó đun nóng với nước cốt chanh. Sau khi để nguội, bảo quản trong hũ kín và dùng tăm bông thoa lên vùng da bị lang ben 2 lần/ngày trong khoảng 1 tuần để thấy kết quả.
Tác hại của củ riềng như thế nào?
Gây dị ứng
Củ riềng chứa tinh dầu nên tạo ra hương vị cay đặc trưng. Một số người sẽ dị ứng với tinh dầu riềng, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc biểu hiện không bình thường sau khi dùng củ riềng thì rất có thể bạn đang bị dị ứng đấy.
Làm tăng lượng axit trong dạ dày
Củ riềng có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày nhưng nên kết hợp với các loại thuốc khác. Nếu chỉ sử dụng củ riềng mà không kết hợp với các phương pháp khác, có thể dẫn đến việc kích thích sản xuất quá mức axit dạ dày, gây khó chịu cho những người mắc bệnh đau dạ dày và đại tràng.
Khiến bệnh trầm trọng hơn
Củ riềng là thực phẩm có tính ấm và thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan đến tình trạng thể hàn. Tuy nhiên, những người có thể hàn sử dụng củ riềng mà không kết hợp với các biện pháp điều trị khác, có thể gây ra tình trạng trầm trọng hơn.
Ví dụ, nếu bạn cảm thấy đau bụng do cơ thể lạnh, có thể sử dụng củ riềng để điều trị. Tuy nhiên. Nếu bạn cảm thấy đau bụng do cơ thể quá nóng, không nên sử dụng củ riềng vì điều này có thể làm gia tăng đau và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý.
Hạn chế ăn củ riềng khi mang thai
Hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu nào ghi nhận các tác hại của củ riềng đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các bác sĩ thường khuyên rằng phụ nữ đang mang thai nên hạn chế sử dụng củ riềng để điều trị bệnh. Nếu muốn sử dụng củ riềng thì bạn cần có tham khảo của bác sĩ.
Các tác dụng phụ khác
Mặc dù được nhiều người coi là một loại phương pháp để cải thiện sức khỏe nhưng củ riềng cũng có thể gây hại nếu sử dụng vượt quá mức. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng sử dụng củ riềng như một loại thực phẩm chức năng với liều lượng 2.000mg/kg có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Một số hậu quả như: giảm năng lượng, mất khẩu vị, tiểu nhiều, tiêu chảy, hôn mê hoặc thậm chí tử vong. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này không xảy ra khi sử dụng củ riềng với liều lượng thấp hơn 300mg/kg.
Cách dùng củ riềng đúng cách, an toàn và hiệu quả
Tất cả các bộ phận của cây riềng đều có thể được tận dụng làm nguyên liệu và gia vị trong ẩm thực, không chỉ riêng phần thân rễ. Hoa riềng thường được dùng trong các món súp, salad, hoặc đồ uống, và cũng có thể làm gia vị cho các món thịt. Rễ riềng, khi được ủ, có thể sử dụng để pha trà.
Đặc biệt, củ riềng có nhiều công dụng y học như bôi ngoài da, ngâm rượu, hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để sắc uống. Liều dùng củ riềng thường từ 8 – 16g mỗi ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng củ riềng thường xuyên.
Những lưu ý cần nhớ khi sử dụng củ riềng
Cách tốt nhất là bạn nên dùng củ riềng như một loại gia vị trong ẩm thực. Nếu bạn muốn dùng củ riềng làm thuốc, hãy tìm lời khuyên từ bác sĩ để được đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, không nên tự ý sử dụng củ riềng cho phụ nữ mang thai. Bởi vì củ riềng có thể không thích hợp cho sức khỏe của phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Trong thời kỳ nhạy cảm này, cần cân nhắc kỹ lưỡng về việc sử dụng thực phẩm này.
Bà bầu có nên ăn củ riềng không?
Theo Đông y, củ riềng được coi là có tính ấm, vị cay, mùi thơm và có nhiều tác dụng cho sức khỏe con người. Loại củ này thường được sử dụng làm gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn như cá kho, ướp thịt, hoặc để khử mùi tanh. Bộ phận thân và củ của củ riềng được sử dụng để làm thuốc.
Về việc liệu bà bầu có nên ăn củ riềng hay không, câu trả lời là có. Nhưng nên dùng như gia vị trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn thường xuyên vì điều này có thể gây ra một số tác động không mong muốn, không có lợi cho sức khỏe.
Củ riềng thường được coi là một loại thuốc nên nếu sử dụng củ riềng với mục đích chữa bệnh, có thể gây ra tác dụng phụ không tốt cho bà bầu. Vì vậy, bà bầu nên ăn củ riềng như một loại gia vị để thêm hương vị vào các món ăn.
Cách phân biệt củ riềng và củ gừng
Khi sử dụng, không ít người vẫn còn hay nhầm lẫn giữa củ riềng và củ gừng. Vậy thì bạn có thể phân biệt dễ dàng 2 loại củ này qua một số đặc điểm cơ bản như sau:
Dựa vào hình dáng
- Với củ riềng: Củ thường có kích thước trung bình từ 3 – 5cm, có màu đỏ nâu (khi còn non) rồi chuyển sang màu vàng nhạt (khi già). Trên củ riềng có nhiều đốt với kích thước không đều nhau, vỏ bóng và có lớp vảy bao phủ. Thân củ cứng hơn so với củ gừng.
- Với củ gừng: Củ có kích thước trung bình từ 3 – 7cm. Thân củ phân thành nhiều nhánh với lớp vỏ ngoài mỏng, có màu vàng nhạt. Phần ruột bên trong có màu vàng đậm. Khi còn non, gừng sẽ có nhiều bột, nhưng về già thì củ gừng xuất hiện nhiều xơ hơn.
Dựa vào mùi vị
- Với củ riềng: Hương thơm nhẹ khi ngửi ngoài củ, vị hắc và cay nhẹ.
- Với củ gừng: Vị hắc, quyện lẫn vị cay và vị hơi ngọt.
Củ riềng trong ẩm thực
Sử dụng củ riềng trong món ăn truyền thống
Trong ẩm thực Việt Nam, củ riềng là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống như chả cá Lã Vọng, lẩu mắm hay thịt bò kho riềng. Hương vị cay nồng nhẹ của riềng giúp tạo sự cân bằng giữa vị ngọt, mặn, và chua trong các món ăn.
Gia vị trong các món ăn Đông Nam Á
Không chỉ phổ biến ở Việt Nam, củ riềng còn được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, và Malaysia. Đặc biệt, trong món Tom Yum của Thái, riềng là nguyên liệu chủ đạo, tạo nên hương vị đặc trưng không thể thay thế.
Củ riềng không chỉ là một loại gia vị tuyệt vời trong các món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến khả năng kháng viêm. Với những công dụng đa dạng, củ riềng xứng đáng có mặt trong mỗi căn bếp gia đình. Hãy thử thêm củ riềng vào bữa ăn để cảm nhận lợi ích ngay hôm nay!