Chuối là loại trái cây nhiệt đới, chứa nhiều chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Hãy cùng chuyên mục Sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H tìm hiểu việc ăn chuối có tác dụng gì cũng như tổng hợp 13 tác dụng của chuối mà có thể bạn chưa từng biết trước đây ra sao qua chuyên mục sức khỏe dinh dưỡng nhé!
Nguồn gốc và đặc điểm của quả chuối
Nguồn gốc
Chuối thuộc loại cây ăn trái, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á. Cho đến ngày nay vẫn còn nhiều loài chuối dại mọc lên ở một số nước như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines và New Guinea cũng như một số vùng khác tại Đông Nam Á.
Di tích về khảo cổ học tại đầm lầy Kul ở tỉnh Cao Nguyên Tây, Papua New Guinea cho thấy chuối có thể được trồng vào thời gian cuối của những năm 5000 TCN hoặc có thể bắt đầu từ những năm 8000 TCN.
Ngoài ra, chuối cũng có thể xuất hiện trước khi Hồi giáo ra đời tại một số nước thuộc khu vực Trung Đông. Thậm chí, vào thế kỷ 10, các tài liệu của Palestine và Ai Cập đã có đề cập đến chuối, rồi chuối xuất hiện ở cả Bắc Phi và Tây Ban Nha.
Đặc điểm
Điểm đặc biệt của cây chuối có thể nằm ở thân cây, vì không ít người hay nhầm lẫn giữa thân giả và thân thật của cây chuối:
- Thân thật (thân ngầm), còn được gọi là củ chuối, là bộ phận quan trọng của cây, nằm chủ yếu ở dưới đất và là nơi đế rễ, lá, mầm và cuống hoa mọc ra.
- Thân giả, là các bẹ lá được phát triển từ phần đỉnh của thân thật (củ chuối) sau khi cây chuối trưởng thành, có chiều cao đến tận 7m, hình trụ và được tạo thành từ nhiều lá bẹ xếp lồng vào nhau.
Lá chuối to, dày, màu xanh đậm và bóng đối với lá chuối phát triển, còn màu xanh nhạt và mỏng đối với lá chuối mới mọc.
Hoa chuối thuộc lưỡng tính, phần đầu hoa thường ra một hoa đực riêng (còn gọi là bắp chuối được dùng như một loại rau ở khu vực Đông Nam Á).
Mỗi thân giả chuối có thể ra một buồng chuối có màu xanh, vàng hoặc màu đỏ (tùy loại giống).
Giá trị dinh dưỡng của chuối
Chuối là một loại thực phẩm cực kì tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn lại có vị ngon và dễ ăn.
Trung bình cứ 100gr chuối gồm có các chất như:
- Năng lượng: 425kcal
- Protein: 5gr
- Chất béo: 22.5gr
- Carbohydrate: 67.5gr
- Chất xơ: 10gr
- Nhiều khoáng chất như 39mg canxi, 5.75gr sắt, 855mg kali,….
Lượng carbs trong chuối xanh (khi chưa chín) chủ yếu gồm có tinh bột và tinh bột kháng, nhưng khi chuối chín thì tinh bột chuyển sang thành đường (như glucose, fructose và sucrose). Hơn thế nữa, theo các chuyên gia của trường Đại học Sinh thái học thuộc Đại học Cornell (Mỹ) cho rằng: giá trị dinh dưỡng càng cao khi chuối càng chín.
Tác dụng của chuối đối với sức khỏe
Hàm lượng dinh dưỡng trong chuối rất cao, vậy cùng KHOEPLUS24H điểm nhanh các tác dụng nổi bật mà loại trái cây này mang lại cho sức khỏe như thế nào:
Giảm lượng đường trong máu
Theo thông tin trên tạp chí Food Chemistry (Hóa thực phẩm), người ta đã phát hiện hàm lượng pectin – là một loại chất xơ có hình dạng cấu trúc xốp, chứa rất nhiều trong chuối và cũng là nguyên nhân làm chín chuối.
Cả hai chất (pectin và kháng tinh bột) có thể làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa nên giúp cho bạn tránh được cảm giác thèm ăn.
Tuy nhiên, giá trị trung bình chỉ số đường huyết của chuối được xác định là khoảng 51 trong thang đo từ 0 – 100. Nghĩa là chuối sẽ không tác động đến sự gia tăng đột biến lớn về lượng đường trong máu ở những người khỏe mạnh.
Đối với những người bị tiểu đường loại 2, nên cân nhắc đến việc ăn chuối. Vì nếu ăn với số lượng nhiều thì vẫn có nguy cơ bị tăng đường huyết. Vì thế, dù là người bị tiểu đường hay khỏe mạnh cũng đều nên kiểm soát khẩu phần chuối dùng mỗi ngày để có chỉ số đường huyết ổn định.
Cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa
Chuối giàu chất xơ và tinh bột kháng, có thể cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột cũng như bảo vệ cơ thể chống lại ung thư ruột kết.
Trung bình với một quả chuối cỡ vừa chứa đến 3gr chất xơ nên đây là thực phẩm cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể bạn để ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh ung thư (bệnh tim động mạch vành, béo phì và cả tiểu đường).
Có 2 loại chất xơ có trong chuối là pectin (xuất hiện khi chuối chín) và tinh bột kháng (có trong chuối sống). Trong đó, tinh bột kháng dường như không được tiêu hóa ở ruột non và được tích tại ở ruột già – là nơi để các vi khuẩn có lợi trong đường ruột dùng làm thức ăn, nên giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Bên cạnh đó, kết quả của một số nghiên cứu được tiến hành trong ống nghiệm cho thấy thêm hàm lượng pectin trong chuối có thể giúp bảo vệ chống lại tình trạng ung thư ruột kết.
Giảm cân và duy trì cân nặng
Cả tinh bột kháng và pectin (có trong chuối chín) đều có tác dụng trong việc tránh gây cảm giác thèm ăn và mang lại cảm giác no lâu sau bữa ăn. Chẳng hạn, trong cuộc thử nghiệm gồm có 200 bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì đã chứng minh điều này.
Chuối chứa nhiều chất xơ nhưng lại ít calo, nên đây là thực phẩm hữu ích trong chế độ giảm cân. Cứ một trái chuối cỡ trung bình có hơn 100 calo, đủ để cung cấp năng lượng cho bạn đồng thời khiến bạn có cảm giác no lâu hơn nhờ lượng tinh bột kháng chứa nhiều trong chuối.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết luận nghiên cứu cụ thể nào về việc chứng minh chuối có tác dụng giảm cân hiệu quả cũng như duy trì cân nặng lý tưởng.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Kali là một khoáng chất có lợi cho sức khỏe tim mạch, nhất là trong việc kiểm soát huyết áp. Dù vậy, không phải ai cũng có chế độ ăn uống đầy đủ chất kali.
Và chuối được xem là nguồn cung cấp kali dồi dào cho cơ thể, vì cứ 118gr chuối (cỡ 1 quả chuối kích thước trung bình) cung cấp đến 9% RDI kali. Có thể nói, nếu bạn sở hữu chế độ ăn giàu kali thì sẽ giúp làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim thấp tới 27%.
Ngoài ra, chuối còn chứa một lượng vừa đủ magie, đây cũng là chất khoáng tác động đến sức khỏe tim mạch.
Chứa chất chống oxy hóa mạnh
Chuối cũng chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh như dopamine và catechin. Các chất chống oxy hóa này có tác dụng làm giảm sự hoạt động của các gốc tự do (nguyên nhân gây ra bệnh ung thư) và giảm nguy cơ mắc một số bệnh khác.
Bên cạnh đó, chất dopamine có trong chuối có thể làm thay đổi hormone cũng như tâm trạng cơ thể.
Cải thiện độ nhạy cảm với insulin
Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy: nếu dùng 15 – 30gr lượng kháng tinh bột mỗi ngày (diễn ra trong 4 tuần liên tiếp) thì có thể cải thiện độ nhạy insulin lên tới 33 – 50%.
Trong khi đó, insulin là yếu tố tác động nhiều đến lượng đường trong máu, và chuối chưa chín được xem là nguồn cung cấp tinh bột kháng dồi dào. Điều này có nghĩa là việc ăn chuối sẽ giúp cơ thể cải thiện được độ nhạy cảm với insulin.
Cải thiện sức khỏe của thận
Nhờ chứa hàm lượng lớn kali, chuối trở thành loại thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe của thận cũng như giảm đến 50% nguy cơ mắc bệnh thận.
Kali là khoáng chất cần thiết cho việc kiểm soát huyết áp và sự hoạt động của thận. Bằng chứng theo kết quả của một nghiên cứu kéo dài 13 năm ở phụ nữ đã cho thấy rằng: với những ai ăn chuối 2 – 3 lần mỗi tuần thì đều giảm nguy cơ mắc bệnh thận thấp hơn 33%.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác cho thấy thêm: tần suất ăn chuối kéo dài 4 – 6 lần mỗi tuần cũng cho thấy rằng khả năng bị bệnh thận giảm đến gần 50% so với những người không ăn chuối.
Hỗ trợ cho việc tập thể dục
Việc ăn chuối có thể hỗ trợ việc tập thể dục bằng cách giảm tình trạng chuột rút cơ bắp trong quá trình tập thể dục và giảm cảm giác đau nhức đến 95%.
Sở dĩ chuối là thực phẩm ưa chuộng cho các vận động viên là do nó chứa hàm lượng khoáng chất nhiều và carbs dễ tiêu hóa. Lượng carbs từ chuối sẽ được hấp thụ nhanh chóng để chuyển thành năng lượng. Đồng thời, chất khoáng như kali sẽ giúp cho người tập thể dục tránh bị mất nước.
Có thể giúp giảm đau bụng kinh
Phần lớn các chị em cảm thấy khó chịu trong suốt thời gian hành kinh, nhất là cảm giác đau bụng triền miền làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt.
Thế nhưng, trong một số nghiên cứu cho thấy: hàm lượng vitamin B6 trong quả chuối có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (viết tắt là PMS).
Có thể ngăn loét dạ dày
Thành phần trong quả chuối có thể làm tăng chất nhầy trong đường tiêu hóa, từ đó hỗ trợ chữa lành và ngăn ngừa tình trạng vết loét dạ dày.
Đây chính là kết quả nghiên cứu đã chỉ ra việc dùng chuối có khả năng làm giảm sự kích thích của hệ tiêu hóa bằng cách phủ thêm một lớp bảo vệ xung quanh thành bên trong, nhờ đó tăng cường sức khỏe đường ruột.
Đồng thời, một số chất trong quả chuối còn có thể trung hòa lượng axit trong dạ dày để giảm thiểu tình trạng ợ nóng, hoạt động tương tự như loại thuốc kháng axit tự nhiên và nhanh chóng làm dịu vết bỏng.
Có thể giúp duy trì trí nhớ và cải thiện tâm trạng
Nhờ chứa một loại axit amin gọi là tryptophan, chuối có thể hỗ trợ tăng cường và duy trì trí não. Vì thế, thói quen ăn chuối giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và điều chỉnh tâm trạng.
Ăn chuối giúp tạo cảm giác no lâu hơn
Hàm lượng tinh bột và pectin (một loại chất xơ hoà tan) nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ chín của quả chuối. Đây đều là những thành phần có thể giúp bạn giảm bớt sự thèm ăn và duy trì cảm giác no lâu hơn sau khi dùng bữa.
Cụ thể, chuối xanh (quả chuối chưa chín) có nhiều tinh bột kháng, có chức năng hoạt động như chất xơ hòa tan, trong khi quả chuối chín vàng thì có hàm lượng tinh bột kháng ít hơn nhưng lại chứa chất xơ hòa tan nhiều hơn.
Dễ bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày
Giống như các loại trái cây khác, chuối có thể được dùng như món tráng miệng hoặc bữa ăn nhẹ tuyệt vời từ việc làm sinh tố, làm kem cho đến bánh chuối.
Tác dụng phụ khi ăn chuối
Việc ăn chuối hầu như tốt cho sức khỏe mọi người nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ khi dùng có thể gây ra tác dụng phụ. Đó là những đối tượng như sau:
Đang dùng thuốc chẹn beta
Thuốc chẹn beta có tác dụng làm giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tim mạch nhưng có thể làm tăng nồng độ kali trong máu. Việc tiêu thụ nhiều kali có thể khiến cho người đang có vấn đề về thận sẽ gặp nhiều khó khăn hơn về sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
Trong khi, chuối lại chứa nhiều kali nên không thích hợp cho những ai đang sử dụng loại thuốc này.
Bị dị ứng
Ở cơ địa của một số người nhạy cảm, chuối có thể gây ra dị ứng như cảm giác ngứa, sưng tấy, thở khò khè, nổi mề đay hoặc khó thở, có thể dẫn đến sốc phản vệ nguy hiểm đến sức khỏe.
Các món ăn hấp dẫn từ chuối
Chuối có vị ngọt và mềm, không quá khó để bạn có thể chế biến thành món ăn ngon hấp dẫn cho cả gia đình thưởng thức, như làm bánh chuối hấp, bánh chuối nướng, chuối sấy, chuối nướng mật ong, chè chuối,… và sinh tố chuối kết hợp thêm một số trái cây khác để tăng thêm hương vị.
XEM THÊM CÁC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ TRÁI CÂY:
- Tổng hợp các loại trái cây tăng sức đề kháng, hỗ trợ sức khỏe miễn dịch
- Tổng hợp 15 loại trái cây tốt cho da mặt dễ dàng bổ sung nhất
- Tổng hợp những loại trái cây (hoa quả) tốt cho bà bầu
Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã biết thêm được thói quen ăn chuối có tác dụng gì? Tổng hợp 13 tác dụng của chuối mà có thể bạn chưa biết. KHOEPLUS24H chúc bạn nhiều sức khỏe