Khoai mỡ là nguyên liệu khá quen thuộc của các chị em khi vào bếp. Cùng mục Sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H tìm hiểu thêm về những công dụng của loại khoai này đối với sức khỏe nhé!
Khoai mỡ là khoai gì?
Đặc điểm của khoai mỡ
Khoai mỡ là một loại cây có thân leo và ăn củ. Củ khoai mỡ to hơn khoai lang, thân hình to, xù xì đôi khi còn nhiều rễ do bám chặt với lòng đất. Khoai mỡ bên ngoài thường có màu đen, dính nhiều bùn đất bên ngoài. Phần ruột có màu tím đặc trưng và đẹp mắt, đôi khi có màu trắng tím nhạt hơn – tùy vào giống.
Khoai mỡ là loại củ có vị ngọt tự nhiên với hương thơm nhẹ, được sử dụng nhiều trong chế biến các món ăn như món bánh, món canh,… Khi cắt khoai thường có độ nhớt nhất định và một độ xốp đặc trưng.
Tại Việt Nam khoai mỡ có nhiều tên gọi khác nhau như: khoai vạc, khoai tím, củ mỡ, khoai ngọt,…Trong điều kiện tự nhiên, khoai có thể thu hoạch khi trồng được 2 – 3 tháng và chúng được trồng làm lương thực từ rất lâu đời.
Cách phân biệt khoai mỡ và khoai môn
Nhiều người rất hay nhầm lẫn giữa khoai môn và khoai mỡ, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm dưới đây để phân biệt chúng một cách dễ dàng
Khoai môn | Khoai mỡ | |
Hình dáng | Củ khoai dạng hình bầu dục cho đến hình tròn. Phần vỏ cũ thường chia thành từng đường vân ngang thân củ. | Củ khoai thường có hình thuôn dài, đôi khi không cân xứng. Phần vỏ thường xù xì, có nhiều râu. |
Màu sắc củ | Phần vỏ có thể chia thành từng lớp màu theo từng đường vân của vỏ. Thường có màu nâu nhạt cho đến nâu đen. | Phần vỏ củ có màu đen đặc trưng. |
Màu sắc thịt củ (lõi củ) | Màu sắc thịt củ biến động từ trắng, vàng nhạt, vàng đậm, da cam cho đến hồng, đỏ và đỏ tía. | Thịt khoai tím thường có màu trắng tím nhạt, đến trắng tím và tím đậm. Thịt củ thường có những đốm trắng. |
Hương vị | Khoai môn có phần thịt chắc hơn khi ăn sẽ có vị bùi và béo hơn | Khoai mỡ có phần thịt xốp hơn, vị ngọt và ít béo hơn. |
Khoai mỡ có tác dụng gì?
Giá trị dinh dưỡng của khoai mỡ
Khoai mỡ là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào. Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, cứ 100gr khoai mỡ (đã nấu chín) chứa các chất dinh dưỡng sau:
- 120 kcal Năng lượng
- 27gr Carbohydat
- 4gr chất xơ
- 20mg Canxi
- 0.36mg Sắt
- 100 IU Viatmin A
Bên cạnh đó, khoai mỡ còn chứa một số chất khác như: chất đạm, natri, axit béo và không chứa cholesterol.
Tác dụng của khoai mỡ
Giàu chất chống oxy hóa
Khoai mỡ là một nguồn cung cấp vitamin C và anthocyanins vô cùng dồi dào, do vậy khoai mỡ giúp bảo vệ tế bào của cơ thể không bị ảnh hưởng bởi các tác hại của gốc tự do.
Chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể bạn tránh được một số bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường hay các dạng thoái hóa thần kinh. Đây là một trong những hệ lụy của việc tổn thương các gốc tự do.
Ngoài ra, chất anthocyanins có trong khoai mỡ có thể hỗ trợ giảm huyết áp và khả năng chống viêm hiệu quả cũng như hỗ trợ chống lại bệnh tiểu đường loại 2. Thường xuyên dùng thực phẩm giàu anthocyanis có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Không những có khả năng chống viêm hiệu quả mà chất flavonoid trong khoai mỡ còn có thể giúp bạn quản lý lượng đường trong máu đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Một nghiên cứu trong ống nghiệm đã cho thấy rằng, chiết xuất flavonoid trong khoai mỡ có thể bảo vệ các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Do đó, khoai mỡ có khả năng giảm tình trạng kháng isulin, nhờ vậy có thể cải thiện lượng đường trong máu.
Giúp ổn định huyết áp
Khoai mỡ chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có tác dụng trong việc giảm huyết áp. Một nghiên cứu cho thấy rằng tinh chất trong khoai mỡ có thể ngăn chặn sự chuyển đổi angiotensin 1 thành engiotensin 2 – đây là hợp chất làm tăng huyết áp.
Cải thiện các triệu chứng của bệnh hen suyễn
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin A và vitamin C có thể giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Trên thực tế, những người bị bệnh hen suyễn chỉ tiêu thụ khoảng 50% lượng vitamin A được khuyến cáo.
Tăng cường sức khỏe đường ruột
Khoai mỡ chứa rất nhiều carbs, hoạt chất này có khả năng hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Tinh bột kháng trong khoai mỡ có thể làm tăng các lợi khuẩn trong đường ruột.
Hơn thế nữa, chúng còn có khả năng giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư thực tràng, hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột.
Cách chọn mua khoai mỡ ngon
Chọn mua những củ khoai có màu càng tối càng tốt vì đây là những củ đã già, đảm bảo thịt chắc và ít bị xốp.
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn mua những củ khoai có hình thuôn dài, kích thước cân xứng, không bị méo mó hay có tình trạng bị dập nát và không nguyên vẹn. Bạn có thể bấm thử vào củ khoai, nếu cảm thấy cứng thì đó là khoai dẻo, ngon.
Tránh mua những củ khoai bị mềm nhũn, kích thước quá to, có mùi hay bị chảy dịch lạ.
Một số món ăn hấp dẫn từ khoai mỡ
Canh khoai mỡ
Đây là món ăn vô cùng hấp dẫn với cách chế biến cực kỳ đơn giản. Nước canh có độ sệt đặc trưng với vị thơm và ngọt tự nhiên của khoai mỡ. Bạn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau như tôm, cá, thịt băm… để có ngay món canh hấp dẫn cho gia đình.
Bánh canh khoai mỡ
Từng sợi bánh canh có màu tím đẹp mắt, dai ngon sừn sựt hòa cùng nước dùng đậm đà thơm ngon. Thịt tôm giòn ngon, giữ được vị ngọt tự nhiên. Giò heo vừa dai vừa béo, tất cả tạo nên một món ăn tuyệt vời.
Bánh khoai mỡ chiên
Đây là món ăn vặt vô cùng quen thuộc với lớp ngoài vàng giòn, bên trong màu tím đẹp mắt. Bánh ngon hơn khi ăn nóng, bạn sẽ cảm nhận được tất cả vì thơm ngon của loại bánh này.
Cháo thịt bằm khoai mỡ
Đây là món ăn rất thích hợp cho các em bé nhà bạn. Với thịt bằm bổ dưỡng và khoai mỡ mềm mịn. Chắc chắn sẽ khiến cho bé nhà bạn mê mẩn và mau ăn chóng lớn.
Xem thêm:
- 15 bài tập yoga giảm mỡ toàn thân nhanh chóng, hiệu quả
- Tăng cân thuần chay – 14 thực phẩm giúp tăng cân cho người ăn chay
- 21 thực phẩm giàu kali giúp bạn bổ sung cho cơ thể tự nhiên, an toàn
Trên đây là những thông tin giúp bạn có thể biết được đặc điểm và tác dụng của khoai mỡ. Hy vọng bài viết mang cho bạn những thông tin thú vị. Chúc bạn luôn vui vẻ!