Đi xe đạp có hiệu quả sức khỏe cho người bệnh xương khớp

0
(0)

Đạp xe là bộ môn thông dụng ở mọi độ tuổi. Ngoài ra, thường xuyên đi xe đạp là thói quen tốt để tăng cường thể chất. Đồng thời, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy đi xe đạp có tốt cho xương khớp không? Cùng KHOEPLUS24H tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.

Lợi ích của việc đạp xe đối với xương khớp

Đi xe đạp thường xuyên giúp cải cải thiện sức khoẻ hiệu quả. Khi đạp xe, những nhóm cơ ở phần thân dưới được hoạt động. Cải thiện sự linh hoạt của các khớp và tăng cường mật độ xương.

Bên cạnh đó, những lợi ích nhận lại tương tự như chạy bộ. Giảm lượng chất béo trong cơ thể, tăng cường sức bền và cải thiện tư thế.

Ngoài ra, khi đi xe đạp, trọng lượng cơ thể giảm áp lực lên các khớp. Đặc biệt là khớp gối, khớp háng. Giúp cải thiện tình trạng đau mỏi khớp sau khi chạy bộ.

loi-ich-cua-viec-dap-xe-doi-voi-xuong-khop
Đi xe đạp hằng ngày tác dụng tích cực đến sức khỏe

Người bệnh xương khớp có nên đạp xe không?

Một nghiên cứu đã ghi nhận về tình trạng xương khớp của bệnh nhân khi đạp xe. Qua đó, dù vận động ở cường độ cao hoặc thấp, hiệu quả mang lại là như nhau. Người bệnh cảm thấy khoẻ mạnhcơn đau được xoa dịu.

So với việc chạy bộ, xe đạp phù hợp với những người viêm khớp. Các khớp được chuyển động trong phạm vi an toàn. Mắt cá chân, khớp gối và hông được nhiều nhóm cơ hỗ trợ.

Từ đó, góp phần phục hồi chức năng xương khớp. Trái lại, nếu đầu gối hoặc hông đang chịu quá nhiều tổn thương. Việc đi xe đạp sẽ trở nên hạn chế.

nguoi-benh-xuong-khop-co-nen-di-xe-dap-khong
Xe đạp là bộ môn thể thao phù hợp với mọi đối tượng

Những trường hợp về xương khớp không nên đạp xe

Đối với trường hợp chấn thương hoặc bệnh khớp mãn tính, một số hoạt động thông thường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Không nên tuỳ tiện vận động vì bệnh có thể trở nặng. Hãy gặp các bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn về cách luyện tập phù hợp.

Ngoài ra, nên tránh những hoạt động quá nặng có gây ảnh hưởng đến các khớp. Bao gồm: chạy, nhảy hoặc bài tập có cường độ mạnh… Đồng thời, việc lạm dụng luyện tập sẽ gây phản tác dụng.

Lời khuyên tốt nhất là luyện tập vừa phải, ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý. Từ đó, người bệnh có thể giảm những cơn đau khớp và phát triển thể chất.

truong-hop-khong-nen-di-xe-dap
Đối với người bệnh mãn tính, hãy gặp bác sĩ để có được phương pháp luyện tập tốt nhất

Lưu ý khi đạp xe để không ảnh hưởng xương khớp

Sau khi giải đáp câu hỏi đi xe đạp có tốt cho xương khớp không, bên dưới là những điều cần lưu ý khi vận động:

Chọn mua xe đạp phù hợp

Trên thị trường có nhiều kiểu dáng xe đạp khác nhau, chẳng hạn như: xe đạp đường phố, xe đạp địa hình, xe đạp đua, xe đạp biểu diễn… Bạn nên chọn mua loại xe thích hợp với nhu cầu của bản thân. Hãy lựa chọn những loại có trọng lượng phù hợp có cơ thể.

Đồng thời, chiều cao yên cũng ảnh hưởng đến khớp gối. Chính vì vậy, nên mua những chiếc xe đạp có thể điều chỉnh độ cao yên xe.

chon-mua-xe-dap-phu-hop
Độ cao của yên xe có thể tác động đến các khớp

Mặc trang phục thoải mái

Trang phục đóng góp quan trọng vào sự an toàn khi đi xe. Những bộ quần áo vừa vặn với cơ thể, chất liệu làm bằng cotton là sự lựa chọn đáng tin cậy. Vì loại quần áo này có khả năng không thấm hút và không hạn chế chuyển động cơ thể.

Bên cạnh đó, luôn sử dụng nón bảo hiểmbăng bảo vệ đầu gối, khuỷu tay. Tránh những trường hợp gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tuyệt đối không mang dép và lựa chọn giày thể thao thoải mái.

mac-trang-phuc-thoai-mai
Chọn những bộ trang phục thoáng mát và thoải mái

Khởi động kỹ trước khi đạp xe

Nhiều người cho rằng khởi động là không cần thiết. Tuy vậy, khởi động kỹ trước khi vận động là thiết yếu. Luôn đảm bảo thực hiện những bài khởi động. Giúp hạn chế chấn thương và tình trạng co thắt cơ bắp.

khoi-dong-ky-truoc-khi-dap-xe
Bài tập khởi động giúp các khớp sẵn sàng hoạt động

Thường xuyên rèn luyện sức bền của đôi chân

Ưu tiên rèn luyện đúng kỹ thuật. Ngoài ra, luyện tập chạy bền giúp đôi chân chắc khoẻ và tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, hãy tham khảo lời khuyên các bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp với tình trạng bệnh.

ren-luyen-suc-ben-doi-chan
Chạy bộ giúp tăng cường sức bền cho đôi chân

Đạp xe chậm rãi với tần suất hợp lý

Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ, người bệnh nên có phương pháp tập luyện riêng mình. Đi xe với tốc độ chậm rãi giúp nhóm cơ thích nghi với chuyển động. Tập luyện với tần suất hợp lý, thời gian 30 – 40 phút mỗi ngày.

dap-xe-voi-tan-suat-hop-ly
Nghỉ ngơi hợp lý là điều cần thiết để phục hồi sức khỏe

Ngưng hoặc giảm cường độ đạp khi có cảm giác đau

Điều chỉnh cường độ đạp xe khi cảm thấy triệu chứng tái phát. Thời giancường độ vận động vừa phải. Tránh lạm dụng, tập luyện vượt sức chịu đựng của cơ thể. Điều này gây tác hại nặng nề lên các khớp.

khi-co-cam-giac-dau-nen-ngung-dap-xe
Đau khớp là dấu hiệu cho thấy luyện tập sai cách

Xem thêm:

Xe đạp là phương tiện thân thiện với mọi độ tuổi: từ người già đến trẻ em. Với những lợi ích mà xe đạp mang lại, không thể phủ nhận được vai trò của hoạt động này. Hy vọng qua bài viết giúp bạn hiểu được đi xe đạp có tốt cho xương khớp không. Hãy kiên trì luyện tập để đạt được thành quả nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Đào Huy Đông
Đào Huy Đông
Chào mọi người, mình là Huy Đông. Mình đam mê sáng tạo nội dung và tìm hiểu về sức khỏe. Cùng mình khám phá những kiến thức hữu ích để sống khỏe mạnh hơn nhé!

Bài viết liên quan