Khoáng chất là gì? Tầm quan trọng của nó đối với cơ thể

0
(0)

Khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống. Đồng thời, duy trì các chức năng của hệ thần kinh, cơ bắp và quá trình diễn biến bên trong cơ thể. Sự thiếu hụt hay dư thừa khoáng chất gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Vậy khoáng chất là gì? Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Khoáng chất là gì?

Khoáng chất hay chất khoáng là nhóm các chất không cung cấp năng lượng nhưng rất cần thiết cho sự vận hành chức năng trong cơ thể. Khoáng chất Bao gồm 60 nguyên tố và được chia làm 2 nhóm:

  • Khoáng chất đa lượng (macroelements): Do cơ thể cần lượng lớn (trên 250mg/ngày). Gồm: canxi, phốt pho, lưu huỳnh, magiê và 3 chất điện phân natri, clo và kali…
  • Khoáng chất vi lượng (microelements): Do cơ thể cần lượng ít (dưới 20mg/ngày). Gồm: Sắt, đồng, kẽm, nhôm, crom, mangan,…

Khoáng chất có trong nhiều loại thực phẩm, tiêu biểu như sau:

Khoáng chấtNguồn cung cấp
CanxiSữa và các chế phẩm sữa như: sữa chua, phô mai,…

Các loại hạt và đậu: đậu nành, đậu Hà Lan,…

PhotphoThịt, cá, sữa và các chế phẩm sữa
MagieTrái cây, rau xanh, bơ,…
KẽmHải sản: cua, hến, sò,..

Thịt, trứng, sữa,..

SắtGan và các loại nội tạng khác

Thịt, trứng, sữa…

IotTảo biển, rau chân vịt, hải sản

Muối Iot

SelenCác loại cá biển: cá ngừ, cá trích, cá hồi..

Động vật có vỏ: hàu, sò, tôm..

Ngũ cốc nguyên hạt, mầm lúa,..

Vai trò của khoáng chất đối với cơ thể

Khoáng chất có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể, là một phần không nhỏ quyết định tới sự sống, sức khỏe của con người. Thiếu khoáng chất có thể dẫn tới tình trạng mệt mỏi, chán ăn, các bệnh về đường ruột, xương khớp. Đối với trẻ em, thiếu khoáng chất sẽ dẫn tới nguy cơ còi xương, chậm phát triển.

Người lớn

Đối với người lớn, khoáng chất có vai trò trong việc:

  • Phát triển và củng cố cấu trúc xương: Xương và răng được cấu tạo bởi Canxi, Magie, Phospho. Bên cạnh đó, Canxi giúp thúc đẩy quá trình chuyển hoá Phospho. Đây là chất tạo nên cơ của não bộ.
  • Là chất xúc tác cho quá trình chuyển hoá trong cơ thể con người.
  • Điều hoà cơ quan tiêu hoá, lưu thông máu và hệ tim mạch.
  • Đóng góp cho sự phản ứng hoá học bên trong cơ thể: Sắt giúp tổng hợp hemoglobin và nguyên nhân thiếu máu là do thiếu sắt. Iot tham gia vào quá trình tạo hóc-môn cho tuyến giáp trạng. Nguyên nhân gây bướu cổ là do thiếu chất Iot. Ngoài ra, Cu tham gia vào quá trình tạo máu.
vai-tro-cua-khoang-chat-doi-voi-co-the
Khoáng chất là chất xúc tác của các quá trình bên trong
  • Góp phần quá trình tổng hợp chất đạm và chất béo. Phospho là một trong những loại men thiết yếu. Giúp chuyển hoá các chất như: Protid, Lipid, Glucid và hô hấp tế bào mô. Tất cả các phần tử hữu cơ phải liên kết với Phospho để có thể đốt cháy.
  • Cân bằng thể dịch lỏng trong cơ thể: Các khoáng chất giúp cân bằng áp suất thẩm thấu giữa bên trong và bên ngoài tế bào. Đặc biệt là Natri, giúp điều hoà nước. Nhờ vậy, cơ thể tích trữ và cân bằng lượng nước.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bổ sung đầy đủ khoáng chất cho thai nhi và trẻ nhỏ giúp:

  • Chất sắt giúp tăng trưởng não bộ.
  • Canxi định hình cấu trúc xương và răng. Sự thiếu hụt canxi: khiến xương và răng bị mềm hoặc còi xương.
  • Selenium tăng cường hệ miễn dịch, đảm bảo sức khỏe và đề phòng bệnh tật.
vai-tro-cua-khoang-chat-voi-tre-em
Hỗ trợ sự phát triển của hệ thống miễn dịch

Phụ nữ mang thai

Đối với phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi mang thai, khoáng chất cực kỳ quan trọng. Thai phụ cần bổ sung các dưỡng chất để nuôi trẻ sơ sinh.

Nhiều chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên lưu ý các khoáng chất sau: Calci, crom, đồng, flo, iot, sắt, magie, mangan, phospho, kali, selenium, natri và kẽm.

vai-tro-cua-khoang-chat-voi-phu-nu-mang-thai
Mẹ bầu cần hấp thu nhiều khoáng chất để nuôi thai nhi và cơ thể

Hậu quả của việc bổ sung thiếu, dư khoáng chất

Thiếu khoáng chất

Sự thiếu hụt lượng khoáng chất trong cơ thể có thể dẫn đến:

  • Hệ miễn dịch suy giảm: Bệnh vặt, cúm hoặc nhiễm trùng.
  • Bệnh về xương khớp: Thoái hoá khớp, loãng xương và còi xương.
  • Ngất xỉu, choáng váng hoặc nhức đầu do thiếu máu.
  • Trầm cảm, lo âu, rối loạn tiêu hoá.
  • Cơ thể không hấp thụ vitamin.
hau-qua-thieu-hut-khoang-chat
Thiếu hụt khoáng chất làm sức khỏe suy yếu

Dư khoáng chất

Khi cơ thể nạp đủ khoáng chất sẽ tự động đào thải qua hệ bài tiết. Tuy nhiên, lượng khoáng chất quá cao và giữ lại lâu sẽ gây hại đến sức khoẻ. Nhiều loại bệnh có thể kể đến như: rụng tóc, Alzheimer, Parkinson, đái tháo đường, trầm cảm,..

Trên thực tế, cơ thể không cần khoáng chất dưới dạng thực phẩm bổ sung (chất bổ hoặc thực phẩm chức năng). Vì trong bữa ăn hằng ngày đã cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Việc bổ sung liều lượng quá lớn gây cản trở sự hấp thu.

hau-qua-cua-viec-du-thua-khoang-chat
Hấp thu dư thừa khoáng chất dễ mắc các bệnh mãn tính

Xem thêm:

Bài viết đã cung cấp những thông tin tổng quan nhất cho câu hỏi khoáng chất là gì. Tuy mỗi chất chỉ cần một lượng nhỏ nhưng lại đóng góp rất lớn vào quá trình phát triển, duy trì sức khỏe. Bằng cách ăn uống khoa học, bạn đã hạn chế tình trạng suy nhược cơ thể. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Bài viết nổi bật

Đinh Thị Bích Thảo
Đinh Thị Bích Thảo
Xin chào, mình là Đinh Thị Bích Thảo. Mình là một cô gái cá tính, đam mê thiết kế ảnh và viết content. Mình cũng yêu thích tập thể thao, đặc biệt là yoga và gym, và luôn tìm kiếm những kiến thức mới về dinh dưỡng và sức khỏe. Cùng mình khám phá những bí quyết để sống khỏe mạnh và năng động hơn nhé!

Bài viết liên quan