Hoa chuối có tác dụng gì? Hoa chuối nào ăn được, dùng như thế nào?
Hoa chuối rất được ưa chuộng để làm món gỏi và một số món canh như canh sụn heo hoa chuối, canh chua tôm bắp chuối và canh chua cơm mẻ ếch hoa chuối. Vậy hoa chuối nào ăn được, dùng như thế nào và có tác dụng gì đối với sức khỏe? Tất cả sẽ được bật mí qua chuyên mục Sức khỏe dinh dưỡng ngay sau đây!
Tác dụng của hoa chuối là gì?
Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của hoa chuối mà bạn cần biết trước khi sử dụng trong chế độ ăn uống để có được nhiều lợi ích về mặt sức khỏe như:
Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng
Nhờ chứa chất ethanol, hoa chuối có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng và chữa lành vết thương do ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa, người ta còn phát hiện chiết xuất từ hoa chuối còn ức chế được sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét.
Khắc phục bệnh tiểu đường và thiếu máu
Hàm lượng carbs trong hoa chuối có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường vào cơ thể, nhờ đó giảm tốc độ hấp thụ đường vào máu cũng như trở thành thực phẩm tốt cho những bệnh nhân tiểu đường.
Ngoài ra, hoa chuối còn làm tăng hemoglobin – chính là các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các cơ quan, mô và cơ thể nhờ giàu chất sắt, từ đó phòng ngừa được bệnh thiếu máu.
Vì thế, nếu bạn bị thiếu máu thì hãy bổ sung hoa chuối vào chế độ ăn uống, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn để vừa thay đổi khẩu vị mỗi ngày, lại vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và thiếu máu.
Hỗ trợ thúc đẩy tuyến sữa
Với những phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú, thường gặp triệu chứng tắt tuyến sữa thì cũng đừng quá lo lắng vì có thể sử dụng hoa chuối để khắc phục tình trạng này.
Cải thiện được tình trạng máu ra nhiều, duy trì tử cung khỏe mạnh và hạn chế táo bón trong suốt thời gian mang thai, đồng thời cũng khắc phục được tình trạng tiết sữa đối với những phụ nữ đang cho con bú.
Hỗ trợ điều hòa huyết áp
Huyết áp thường gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như đột quỵ, bệnh thận và suy tim, vì có thể khiến cho các động mạch bị xơ cứng và làm ảnh hưởng đến chức năng vốn có của nó.
Trong khi đó, hoa chuối chứa nhiều kali, khoáng chất này sẽ cân bằng với lượng natri trong cơ thể để tránh được tình trạng tăng huyết áp. Vì nếu tích tụ quá nhiều natri thường sẽ có xu hướng giữ muối và nước trong cơ thể, từ đó gây ra bệnh tăng huyết áp.
Hỗ trợ cải thiện chức năng của thận
Nếu cơ thể không cân bằng hoặc kiểm soát tốt lượng natri và kali, thì hai chất này dễ ảnh hưởng đến sự hoạt động của thận khiến cho thận gặp phải nhiều vấn đề và ảnh hưởng đến tổng thể sức khỏe.
Do hoa chuối chứa lượng kali đáng kể, sẽ giúp trung hòa natri trong cơ thể, nhờ đó giảm thiểu các vấn đề liên quan đến sức khỏe thận.
Vì thế, trong dân gian, người dân thường dùng hoa chuối non để chữa sỏi thận bằng cách nấu phần hoa và thân chuối để lấy nước uống, dùng trong suốt 2 tuần để khắc phục tình trạnh bệnh.
Có lợi cho hệ tiêu hóa
Hoa chuối chứa hai loại chất xơ: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, đều có lợi cho hệ tiêu hóa.
Trong khi đó, chất xơ không hòa tan sẽ đi qua hệ tiêu hóa và làm tăng khối lượng phân để đẩy chúng ra ngoài dễ dàng hơn, nhờ đó duy trì sức khỏe lành mạnh cho hệ thống đường ruột và phòng ngừa được nhiều bệnh tật, như bệnh trĩ và viêm túi thừa.
Giảm tình trạng táo bón
Táo bón là hiện tượng do nhu động ruột hoạt động không ổn định, khiến cho phân không di chuyển được, đồng thời lượng nước từ phân lại có xu hướng bị đại tràng hấp thụ làm cho phân bị mất nước và cứng đi.
Để cải thiện tình trạng này, cần phải bổ sung đầy đủ chất xơ và nước từ việc dùng hoa chuối chẳng hạn vì hoa chuối rất giàu chất xơ hòa tan lẫn chất xơ không hòa tan.
Hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa
Hoa chuối chứa nhiều chất chống oxy hóa và các loại vitamin như vitamin C, vitamin D, vitamin E và vitamin K đều có lợi cho sức khỏe làn da. Chẳng hạn:
- Trong Vitamin C có đặc tính chống oxy hóa mạnh, giữ vai trò trong việc sản xuất collagen để ngăn ngừa nếp nhăn xuất hiện.
- Vitamin E có đặc tính chống oxy hóa như vitamin C, giúp bảo vệ làn da khi tiếp xúc với ánh sáng gây hại như nắng mặt trời và sự tác động của tia UV. Vitamin này còn giúp sẹo mau lành và giữ ẩm cho da.
- Ngoài ra còn vitamin K hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như quầng thâm dưới mắt, sẹo, đổi màu trên da và vết rạn.
Giúp duy trì cân nặng
Hoa chuối nằm trong nhóm thực phẩm có chỉ số đường GI thấp nên nó được tiêu hóa với tốc độ chậm và không hề gây tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.
Lượng carbs trong hoa chuối sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, đồng thời chất xơ gây cảm giác no giúp cho bạn tránh được sự thèm ăn và hỗ trợ duy trì cân nặng lý tưởng.
Loại hoa chuối nào ăn được?
Hoa chuối là bộ phận được mọc ra từ nải chuối và chúng ta thường ăn được hoa chuối của loại cây chuối hột, chuối xiêm và chuối tiêu. Trong khi đó, đối với hoa chuối được mọc từ chuối cau và chuối già thì ít khi được ăn, vì hoa chuối của chúng thường có nhiều mủ và vị đắng.
Hoa chuối dùng để làm gì?
Từ lâu, hoa chuối được sử dụng trong các món ăn dân gian của người miền Tây bởi giá trị dinh dưỡng cao, có độ giòn nhẹ đặc trưng và giúp hương vị món ăn trở nên đặc biệt hơn. Cụ thể, hoa chuối dùng để:
Chế biến thành các món ăn
Gỏi hoa chuối
Hoa chuối được bào sợi sau đó ngâm trong nước muối hoặc nước cốt chanh pha loãng giúp cho hoa chuối không bị thâm và có độ giòn đặc trưng.
Sau đó, nguyên liệu này sẽ được dùng làm ra nhiều món gỏi quen thuộc như gỏi gà hoa chuối, nộm hoa chuối với tép,…
Hoa chuối xào
Nếu không thích món gỏi, bạn vẫn có thể sử dụng hoa chuối (bào sợi) để xào chung với tỏi, mẻ chua hoặc với một số loại thịt ốc đều rất hấp dẫn. Sợi hoa chuối giòn và có vị bùi, ăn rất ngon. Bạn có thể ăn không hoặc dùng kèm với bánh đa nướng, cơm trắng đều được.
Canh hoa chuối
Thay vì bào sợi, bạn có thể cắt hoa chuối với độ dày hơn để nấu thành món canh yêu thích, ví dụ như canh hoa chuối nấu móng giò, canh hoa chuối nấu với lươn hoặc om với ốc bưu.
Hoa chuối dùng làm cảnh
Hoa chuối không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn ngon mà còn được thưởng thức vẻ đẹp chẳng hạn như hoa chuối mỏ két, hoa chuối vàng,…
Xem thêm:
- Ăn chuối có tác dụng gì? Tổng hợp 13 tác dụng của chuối bạn đã biết chưa?
- Hướng dẫn chi tiết cách trồng chuối yoga cho người mới bắt đầu
- Chán nản, mệt mỏi nên ăn gì? Thực phẩm nên ăn khi chán nản để làm việc tốt
Như vậy, bạn đã biết hoa chuối có tác dụng gì? Hoa chuối nào ăn được và cách dùng như thế nào rồi nhé. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn.