Lá sen từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền nhờ vào những lợi ích sức khỏe đáng kể như giúp giảm cân, cải thiện tiêu hóa, và an thần. Uống nước lá sen là cách tự nhiên giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên sử dụng lá sen. Vậy cùng chuyên mục Sức khỏe dinh dưỡng của KHOEPLUS24H khám phá lá sen có tác dụng gì và ai không nên uống nước lá sen?
Tác dụng của các bộ phận cây sen:
- Tâm sen: Tâm sen có khả năng an thần, giúp trị mất ngủ, hạ sốt, và làm dịu căng thẳng.
- Hạt sen: Hạt sen cung cấp protein, kali; giúp cải thiện giấc ngủ, giảm viêm, và hỗ trợ phục hồi cơ thể.
- Vỏ hạt sen: Vỏ hạt sen có tác dụng giúp tiêu hóa tốt hơn, hạ cholesterol, làm mát và giải nhiệt.
- Gương sen: Gương sen có thể hỗ trợ làm đẹp da và tăng cường sức khỏe nhờ chứa protein, vitamin C.
- Nhị sen: Nhị sen có khả năng giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Hoa sen: Trong hoa sen có tác dụng giảm cholesterol, thư giãn và hạ huyết áp.
- Ngó sen: Trong ngó sen rất giàu vitamin C và chất xơ; hỗ trợ giảm cân và điều hòa kinh nguyệt.
- Củ sen: Củ sen có thể cung cấp vitamin C, kali, và chất xơ; giúp kiểm soát cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa.
Lá sen là gì?
Lá sen là lá của cây sen (Nelumbo nucifera), một loài thực vật thủy sinh phổ biến ở các khu vực đầm lầy, ao hồ tại nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ. Lá sen không chỉ được sử dụng trong ẩm thực mà còn có giá trị y học và làm đẹp nhờ các thành phần dưỡng chất quý giá.
Mua lá sen ở đâu?
- Chợ dân sinh: Lá sen khô hoặc tươi thường được bán tại các chợ truyền thống hoặc cửa hàng chuyên cung cấp thảo dược, dược liệu.
- Cửa hàng online: Nhiều trang web thương mại điện tử, cửa hàng bán hàng online chuyên cung cấp các loại thảo mộc cũng bán lá sen dưới dạng khô hoặc bột.
- Hiệu thuốc đông y: Lá sen cũng được bán tại các hiệu thuốc đông y hoặc tiệm thuốc bắc.
Giá của lá sen:
- Lá sen tươi: Giá dao động từ 20.000 – 50.000 VNĐ/bó (3 – 5 lá), tùy thuộc vào chất lượng và nơi bán.
- Lá sen khô: Dao động từ 100.000 – 150.000 VNĐ/kg, có thể mua với số lượng ít hơn tùy nhu cầu.
- Bột lá sen: Bán theo dạng bột mịn với giá khoảng 150.000 – 250.000 VNĐ/kg.
Thành phần dinh dưỡng của lá sen
Lá sen là một loại thảo dược quý trong y học cổ truyền và chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Một số thành phần dinh dưỡng nổi bật của lá sen bao gồm:
Sen chứa nhiều chất có tác dụng tốt với cơ thể:
- Flavonoid: Là hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, flavonoid giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bao gồm cả ung thư. Đồng thời, flavonoid cũng giúp làm chậm quá trình lão hóa, duy trì sự tươi trẻ của làn da.
- Tanin: Tanin kết hợp từ protein cao phân tử có khả năng thu nhỏ lỗ chân lông và làm săn chắc da, được ứng dụng trong việc chăm sóc sắc đẹp. Ngoài ra, chất này còn giúp kháng khuẩn, bảo vệ da khỏi viêm nhiễm.
- Chất xơ: Lá sen chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, và hỗ trợ quá trình giảm cân bằng cách tạo cảm giác no lâu và giảm cảm giác thèm ăn.
- Alkaloid: Alkaloid trong lá sen có tác dụng an thần nhẹ, giúp giảm căng thẳng, lo âu và hỗ trợ giấc ngủ. Đây là một trong những lý do khiến lá sen thường được dùng trong các bài thuốc chữa mất ngủ, lo âu.
- Axít amin: Các axít amin trong lá sen đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein và cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời tham gia vào các quá trình trao đổi chất.
Thành phần sinh dưỡng quan trọng:
- Calo: 70kcal.
- Kali: 30g.
- Natri: 28.5g.
- Chất béo: 2g.
- Vitamin A: 10.5% DV.
- Vitamin C: 18.8% DV.
- Canxi: 22.3% DV.
- Sắt: 16.5% DV.
- Vitamin B6
Nhờ các thành phần dinh dưỡng này, lá sen không chỉ được sử dụng để hỗ trợ sức khỏe tổng thể mà còn có vai trò quan trọng trong việc làm đẹp và duy trì sức khỏe tim mạch, hệ thần kinh.
Uống lá sen có tác dụng gì?
Giàu chất chống oxy hoá
Xem thêm: 29 cách chống lão hoá da mặt sớm hiệu quả cho chị em một làn da khỏe đẹp
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lá sen có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ như: tannin, flavonoid và vitamin C. Các hợp chất này có tác dụng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ gây hại của gốc tự do. Từ đó, phòng chống hiệu quả bệnh tim mạch, lão hoá, ung thư.
Hỗ trợ giảm cân
Xem thêm: 1 ngày cần bao nhiêu calo giảm cân? Công thức tính calo mỗi ngày
Từ lâu, lá sen đã được nhiều người tin dùng trong việc hỗ trợ giảm cân. Thật vậy, loại lá này có chứa 2 hợp chất nổi trội: Taurine và L – Carnitine giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Trong đó, Taurine – 1 loại axit amin có vai trò ngăn chặn khả năng hấp thu chất béo và carbs. L – Carnitine giúp tăng cường khả năng trao đổi chất, thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể. Từ đó, giúp bạn giữ gìn vóc dáng hoàn hảo.
Chống xuất huyết
Lá sen có chứa hợp chất quercetin và flavonoids, giúp tái tạo thành mao mạch, có tác dụng cầm máu hiệu quả. Chính vì thế mà loại lá này thường được dùng trong các bài thuốc chữa trị tình trạng chảy máu bên trong cơ thể như: Nôn ra máu, chảy máu đường ruột, tiểu ra máu và rong kinh.
Ngoài ra, khi bị chảy máu ngoài da, bạn cũng có thể giã nát lá sen rồi đắp lên chỗ bị thương ấy. Nó sẽ giúp cầm máu nhanh chóng và làm lành vết thương hiệu quả.
Cải thiện tuần hoàn máu
Suy giảm tuần hoàn máu có thể gây ra tình trạng thiếu máu tại một số cơ quan, dẫn đến suy giảm chức năng hoạt động và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Trong lá sen có chứa rất nhiều hàm lượng khoáng chất sắt và đồng.
Các hợp chất này đóng vai trò thúc đẩy sản sinh tế bào hồng cầu và cải thiện tình trạng lưu thông máu trong cơ thể. Từ đó, giúp bạn phòng chống hiệu quả triệu chứng: chóng mặt, hoa mắt, đau đầu và chuột rút,…
Hỗ trợ tiêu hóa
Nhờ có lượng chất xơ, chất chống oxy hóa dồi dào mà lá sen có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa của bạn cực kỳ hiệu quả. 2 hợp chất này có vai trò tăng sinh lợi khuẩn, thúc đẩy quá trình lưu thông thức ăn trong đường ruột, tiêu diệt hại khuẩn gây bệnh, làm tăng khối lượng phân. Từ đó, phòng chống các vấn đề tiêu hóa như: táo bón, tiêu chảy, viêm loét dạ dày,..
Thải độc cho cơ thể
Xem thêm: Thanh nhiệt giải độc với những thực phẩm quen thuộc
Lá sen được xem là một sản phẩm thiên nhiên giúp giải độc cơ thể hiệu quả, nhanh chóng và an toàn nhất! Với đặc tính thải độc cao cùng các hoạt chất nổi trội, loại lá này đã được nhiều nhà khoa học chứng minh là có tác dụng kích thích quá trình đào thải độc tố, mỡ thừa.
Từ đó, phòng chống hiệu quả bệnh gan nhiễm mỡ, rối loạn mỡ trong máu,… Đồng thời, việc giải độc này còn đem đến cho bạn 1 làn da khỏe mạnh nữa đấy!
Giảm tình trạng mất nước
Cơ thể dễ rơi vào tình trạng mất nước và điện giải khi bạn mắc tiêu chảy. Lá sen với thành phần kali và natri dồi dào, là loại nước giúp bổ sung điện giải nhanh chóng và hiệu quả, an toàn với sức khỏe. Vì vậy, đây là lựa chọn đáng cân nhắc cho các bệnh nhân tiêu chảy.
Giải nhiệt hạn chế cảm nắng
Lá sen có tính mát nên giúp trung hòa lượng nhiệt trong cơ thể khi trời nắng nóng. Nhờ vậy, cơ thể hạn chế bị các triệu chứng của cảm nắng. Ngoài ra, thành phần natri và kali còn giúp cơ thể bổ sung nhanh các chất điện giải bị thất thoát do mồ hôi. Nhờ vậy, giúp cơ thể luôn tỉnh táo.
Cải thiện chứng mất ngủ
Xem thêm: Ăn, uống gì dễ ngủ? Gợi ý thực phẩm giúp ngủ ngon, để bạn ngon giấc hơn
Vitamin B6 có trong lá sen sẽ giúp cơ thể sản sinh ra serotonin, một chất rất có lợi trong việc điều hòa giấc ngủ, giúp cải thiện tâm trạng, nhờ vậy, cơ thể dễ dàng thả lỏng và đi vào giấc ngủ. Mặt khác, vitamin B6 còn hỗ trợ làm giảm nồng độ axit amin homocysteine trong máu, một chất gây stress và trầm cảm, giúp người bệnh không ngủ ngon.
Chữa biến chứng do tăng huyết áp
Xem thêm: Bệnh cao huyết áp nên ăn gì? Tổng hợp các món ăn cho người cao huyết áp
Lá sen chứa flavonoid giúp chống oxy hóa, hỗ trợ làm bền vững thành mạch, nhờ vậy, máu có thể lưu thông tốt hơn, giúp giảm các vấn đề về tim mạch. Bên cạnh đó, lá sen cũng có tác dụng giảm mỡ máu hiệu quả, hạn chế một số nguy cơ tăng huyết áp.
Giảm bệnh đau mắt
Xem thêm: 6 thực phẩm bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn để nhanh hết bệnh
Trong lá sen có chứa khá nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và tanin, có tác dụng sát khuẩn, chống viêm nên làm giảm nhanh bệnh đỏ, nhức ở mắt. Hơn thế nữa, thành phần vitamin C trong lá sen cũng giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, tăng đề kháng cho cơ thể.
Đắp nhọt mau lành vết thương
Cuối cùng, nhờ tác dụng sát khuẩn, chống viêm của lá sen, nên bạn có thể sử dụng loại lá này để khử khuẩn, giảm đỏ, giảm sưng ở một số vùng viêm, vùng bị mụn nhọt do vi khuẩn gây nên. Đặc biệt, thành phần vitamin A trong lá sen giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình sản sinh tế bào da mới, làm vết thương mau lành.
Cách nấu nước lá sen thanh mát đơn giản
Vậy làm sao để sơ chế và nấu nước lá sen đúng cách, cùng tham khảo ngay 2 cách nấu nước lá sen khô và nước lá sen tươi vô cùng đơn giản và hiệu quả nhé!
Cách nấu nước lá sen khô
- Bước 1: Sơ chế và rửa sạch lá sen khô rồi dùng kéo cắt sợi. Sau đó, bạn phơi nắng hoặc sấy bằng lò vi sóng với nhiệt độ 50 – 100 độ C trong 15 – 20 phút.
- Bước 2: Sau khi lá sen đã héo và khô thì bạn đem rửa sơ với nước cho sạch. Trong khi đó, chuẩn bị một nồi nước sôi khoảng 3 lít. Đợi nước sôi thì cho lá sen vào, hạ nhỏ lửa và nấu khoảng 10 phút.
- Bước 3: Rót ra ly và thưởng thức. Trà lá sen khô vẫn giữ được mùi thơm đặc trưng của lá sen, khi uống bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và thanh nhẹ, thanh lọc mọi giác quan trong cơ thể.
Cách nấu nước lá sen tươi
- Bước 1: Bạn cắt bỏ phần cuống lá, rửa sạch rồi cắt sợi.
- Bước 2: Cho lá sen cắt sợi vào ấm trà, chuẩn bị khoảng 300ml nước sôi. Sau khi xếp lá sen vào ấm thì đổ nước sôi từ từ vào. Để nước lá sen tươi ngon và sạch hơn, bạn chắt bỏ nước đầu, chỉ lấy nước thứ 2 rồi ủ trong 5 phút.
- Bước 3: Rót ra ly và thưởng thức ngay. Nước lá sen tươi có màu vàng nhạt đẹp mắt, mùi thơm đặc trưng của sen, vị nhạt thanh và rất dễ uống.
Hướng dẫn uống nước lá sen đúng cách
Mặc dù lá sen có nhiều ưu điểm nhưng nếu sử dụng sai cách, chúng vẫn có thể gây hại đến cơ thể. Sau đây là một số lưu ý để uống nước lá sen đúng cách:
- Bạn nên chọn lá sen ta để làm nước uống, không nên dùng sen quỳ vì chúng không mang đến nhiều dưỡng chất như loại sen ta khi phơi khô.
- Để đảm bảo chất lượng và an toàn với sức khỏe, bạn nên tự làm lá sen khô tại nhà, hạn chế mua ngoài chợ, những nơi bán không rõ nguồn gốc hoặc bảo quản không đúng quy cách.
- Nên uống nước lá sen trước bữa ăn chính hoặc sau bữa ăn chính 30 phút để không làm ảnh hưởng đến tiêu hóa.
- Muốn ngủ ngon, an thần thì bạn nên uống nước lá sen trước khi đi ngủ 30 phút.
- Không nên uống nước lá sen thay nước lọc mà chỉ nên uống với tần suất 3 – 4 lần/ngày.
- Tuyệt đối không được uống nước lá sen để qua đêm.
Lưu ý khi dùng nước lá sen
Để nước lá sen có thể phát huy hết công hiệu thì thời điểm sử dụng cũng là một yếu tố quan trọng. Sau khi phơi khô lá sen xong, bạn lấy dao cắt nhỏ rồi cho vào ấm pha như trà. Buổi sáng và buổi trưa là thời điểm tốt nhất để uống trà lá sen.
Không nên dùng vào thời điểm chuẩn bị ngủ, thay vào đó, bạn nên uống trước khi ngủ khoảng 30 phút nhé! Bên cạnh đó, phụ nữ cũng không nên uống nước lá sen khi đang trong kỳ kinh nguyệt vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai và những người đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp cao,… nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của bản thân nhé!
Các bài thuốc từ lá sen
Lưu ý: Các bài thuốc sau chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia Y tế.
Chữa mất nước
Cách dùng: Dùng lá sen non, thái nhỏ và ép lấy nước. Uống nước lá sen khi cần, đặc biệt sau mỗi lần tiêu chảy.
Chữa máu hôi sau sinh
- Nguyên liệu: 20 – 30g lá sen.
- Cách dùng: Lá sen được tán mịn và pha với nước hoặc sắc với 200ml nước, uống 1 lần mỗi ngày.
Giải nhiệt và trị cảm nắng
- Nguyên liệu: 10g lá sen, 6g kim ngân hoa.
- Cách dùng: Sắc nước uống như trà mỗi khi khát.
Điều trị rối loạn mỡ máu
- Nguyên liệu: 20g lá sen, 20g hạ khô thảo, 20g mạn kinh tử, 5 quả ô mai.
- Cách dùng: Sắc tất cả với 200ml nước, uống mỗi ngày 1 lần.
Chữa băng huyết
- Nguyên liệu: 40g lá sen tươi, 12g rau má đã sao vàng.
- Cách dùng: Sắc với 400ml nước và chia ra uống hai lần trong ngày.
Chữa đau mắt và tăng huyết áp
- Nguyên liệu: 20g lá sen, 12g đỗ trọng, 12g cam thảo, 10g sinh địa, mạch môn, tang ký sinh và bạch thược.
- Cách dùng: Sắc với 1 lít nước và uống mỗi ngày 1 lần.
Chữa mụn nhọt
Cách dùng: Dùng lá sen giã nát và đắp lên vùng da bị nhọt để giảm viêm sưng.
Chữa váng đầu, ù tai, hoa mắt
- Nguyên liệu: 10g lá sen, 10g đỗ trọng tươi, 6g hạch đào nhân sao và giã nát.
- Cách dùng: Sắc với 400ml nước, lọc bỏ bã, chia đều uống nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc giảm cân
- Nguyên liệu: 60g lá sen, 10g sơn tra tươi, 10g hạt ý dĩ, 5g vỏ quất.
- Cách dùng: Sắc nước uống thay trà liên tục trong 100 ngày.
Những người không nên uống nước lá sen
Tương tự như nhiều món nước khác, dù nước lá sen có nhiều công dụng nhưng vẫn có một số bạn không nên sử dụng món nước này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Bởi vì lá sen có tính hàn nên không tốt với cơ địa phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Bởi vì, uống nước lá sen sẽ làm kích thích tăng nhu động ruột, dễ gây tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, nước lá sen còn khiến dạ con bị kích thích và làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Người đang trong thời kỳ hành kinh
Tương tự như trên, tính hàn của lá sen khiến cơ thể của những người hành kinh trở nên đau, mệt mỏi hơn. Vì vậy, những bạn này tuyệt đối không nên uống nước lá sen, thay vào đó, nên tham khảo những loại nước có tính ấm như trà gừng, trà quế,…
Người ở thể hàn
Những người có cơ địa hàn không nên uống nước lá sen vì sẽ dễ bị tim đập nhanh và khó ngủ. Đặc biệt, nếu uống trong một thời gian dài có thể làm suy giảm ham muốn tình dục. Vì vậy, bạn không nên hoặc nếu được thì tuyệt đối không nên uống nước trà lá sen nhé!
Người suy dinh dưỡng
Với những người thể trạng gầy yếu, suy dinh dưỡng hoặc người mới ốm dậy cũng không nên uống loại nước này vì sẽ tạo cảm giác no giả, khiến họ không muốn ăn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng cũng như bình phục lại sau khi bị bệnh.
Người bị tụt huyết áp
Xem thêm: Bị tụt huyết áp nên ăn gì? Các loại thực phẩm cho người huyết áp thấp
Cuối cùng, những người bị huyết áp thấp tuyệt đối không nên uống nước lá sen bởi nước lá sen có tác dụng hạ huyết áp. Vì vậy, chúng sẽ khiến bệnh huyết áp thấp càng trở nên trầm trọng và khiến tim đập bất thường, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Một số món ăn làm từ lá sen
Bên cạnh làm nước uống, bạn có thể sử dụng lá sen như một nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon và tốt cho sức khỏe. Từ món xào, hấp đến nấu canh, lá sen đều có thể kết hợp hài hòa với các nguyên liệu khác để mang đến cho bạn một món ăn ấn tượng. Một số món ăn trong số đó là: Cơm cá hồi bọc lá sen, cơm hấp lá sen ngũ sắc, gà hấp lá sen, chè ướp lá sen, chả đùm lá sen,..
Câu hỏi liên quan đến uống lá sen có tác dụng gì
Uống nước lá sen có tác dụng gì cho sức khỏe?
Uống nước lá sen giúp thanh nhiệt, giải độc, cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân và giúp giảm căng thẳng. Nó cũng có thể làm giảm mỡ máu và hỗ trợ tuần hoàn máu, giúp tim mạch khỏe mạnh.
Uống nước lá sen giúp giảm cân như thế nào?
Nước lá sen chứa nhiều chất xơ và các hợp chất hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp đốt cháy mỡ thừa, giảm cảm giác thèm ăn và ngăn ngừa tích tụ chất béo. Điều này làm cho lá sen trở thành một lựa chọn hữu ích trong chế độ ăn kiêng giảm cân.
Uống nước lá sen hàng ngày có tốt không?
Uống nước lá sen hàng ngày có thể tốt cho sức khỏe nếu sử dụng đúng liều lượng. Nó giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và giảm căng thẳng. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu dùng dài hạn để tránh các tác dụng phụ tiềm ẩn.
Uống nước lá sen có tác hại gì không nếu sử dụng quá nhiều?
Nếu sử dụng quá nhiều nước lá sen, có thể dẫn đến các tác dụng phụ như hạ huyết áp, suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa. Người có tiền sử huyết áp thấp hoặc phụ nữ mang thai nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Xem thêm:
- Uống nước lá vối có tác dụng gì? Một số lưu ý cần biết khi sử dụng
- Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Cách nấu nước lá tía tô để uống đẹp da, tốt cho sức khỏe
- Lá lốt có tác dụng gì? Uống nước lá lốt hàng ngày có tốt không?
Lá sen mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, nhưng cần cẩn trọng khi sử dụng, đặc biệt với những người có bệnh lý đặc biệt như huyết áp thấp hay đang mang thai. Để đạt hiệu quả tốt nhất từ lá sen, hãy tìm hiểu kỹ về cách sử dụng và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi dùng thường xuyên.
Nguồn tham khảo: